Ngày 6/7, Lễ hành hương Hajj hằng năm đến Thánh địa Mecca, Saudi Arabia sẽ bắt đầu với sự tham gia của 1 triệu tín đồ Hồi giáo đã tiêm phòng Covid-19 từ khắp nơi trên thế giới. Trong ảnh: Những người hành hương tập trung xung quanh Kaaba và cầu nguyện tại Đại Thánh đường Hồi giáo, ngày 1/7. (Nguồn: Reuters)
Các biểu ngữ chào đón các tín đồ Hồi giáo, bao gồm cả những du khách quốc tế đầu tiên kể từ năm 2019, tràn ngập các quảng trường và con phố, trong khi lực lượng an ninh tăng cường tuần tra thành phố linh thiêng này, nơi sinh của Nhà tiên tri Mohammed. Trong ảnh: Những người hành hương Hồi giáo đến thăm Núi Al-Noor, nơi người Hồi giáo tin rằng Nhà tiên tri Mohammed đã nhận được những lời đầu tiên của Kinh Koran thông qua sứ thần Gabriel trong hang động Hira tại thánh địa Mecca. (Nguồn: Reuters)
Hồi tháng Tư vừa qua, Saudi Arabia thông báo cho phép khoảng 1 triệu tín đồ Hồi giáo, trong đó có 850.000 tín đồ nước ngoài, tham gia lễ hành hương tới Thánh địa Mecca. Những người này phải đáp ứng yêu cầu là đã tiêm chủng và dưới 65 tuổi. Đối với những người đến từ nước ngoài, họ cần phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi nhập cảnh. Trong ảnh: Những người hành hương đến thăm núi Al-Noor. (Nguồn: Reuters)
Giới chức Saudi Arabia ngày 3/7 cho biết, cho tới nay, ít nhất 650.000 tín đồ Hồi giáo từ nước ngoài đã đến nước này. Một người hành hương khóc bên cạnh tượng đài Maqam Ibrahim ở thánh địa Mecca. (Nguồn: Reuters)
Lễ hành hương tới Thánh địa Mecca là một trong năm điều quan trọng của Hồi giáo mà mỗi tín đồ theo đạo Hồi phải thực hiện ít nhất một lần trong đời. Thông thường, cuộc hành hương kéo dài trong hai tháng và diễn ra 10 ngày sau khi tháng Ramadan kết thúc. Trong ảnh: Những người hành hương cầu nguyện trên núi Al-Noor. (Nguồn: Reuters)
Năm 2019, khoảng 2,5 triệu người đã tham gia nghi lễ, bao gồm cầu nguyện trên núi Arafat và "ném đá ma quỷ" ở Mina. Năm tiếp theo, khi đại dịch bùng phát, người nước ngoài bị cấm và tín đồ trong nước bị giới hạn ở mức 10.000 người để ngăn lây nhiễm. Năm 2021, giới chức cho phép 60.000 công dân và cư dân Arab Saudi đã tiêm chủng đầy đủ tham gia. (Nguồn: Reuters)
Nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh lây lan, giới chức Saudi Arabia cho hay sẽ huy động hơn 4.000 nhân viên tham gia khử trùng và vệ sinh 10 lần/ngày tại Đại Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed Grand Mosque - vốn được xây bao quanh đền thờ Kaaba, nơi mà các tín đồ Hồi giáo coi là linh thiêng nhất. (Nguồn: Reuters)
Ước tính, hơn 130.000 lít dung dịch khử trùng sẽ được sử dụng mỗi lần tẩy rửa. Dù quy định đeo khẩu trang đã được nới lỏng tại các khu vực công cộng tại quốc gia Trung Đông này, song các tín đồ khi đến Đại thánh đường Grand Mosque sẽ phải tuân thủ biện pháp phòng dịch trên. (Nguồn: Reuters)
Nhiều người mới đến bắt đầu thực hiện nghi thức đầu tiên là đi bộ 7 vòng quanh Kaaba, công trình hình hộp chữ nhật ở trung tâm Masjid al-Haram. Kaaba được xây bằng đá granite, cao 15,2 m, rộng 10,7 m, dài 12,2 m, được phủ lụa đen kiswa thêu chỉ vàng. Đây là công trình mà tất cả tín đồ Hồi giáo hướng đến cầu nguyện, bất kể họ ở nơi nào trên thế giới. (Nguồn: Reuters)
Trong quá trình hành hương, các tín đồ sẽ tập trung về thành phố Mecca linh thiêng trong vài ngày để hồi tưởng lại chuyến hành hương cuối cùng của Nhà tiên tri Mohammed và tiến hành các nghi lễ. Trong ảnh: Tình nguyện viên Abdulrahman al Maani phân phát dưa hấu cho những người hành hương đến Mecca ở Maan, Jordan. (Nguồn: Reuters)
Trước buổi lễ, để thể hiện sự thanh kiết, nam giới đều phải mặc áo choàng trắng đơn sơ, bất kể giàu nghèo, địa vị xã hội hay quốc tịch. Phụ nữ phải mặc váy trắng rộng, chỉ để lộ mặt và tay. Những người hành hương không được phép tranh cãi, bị cấm xức nước hoa và phải cắt móng tay, cắt tóc hoặc tỉa râu trước buổi lễ. (Nguồn: Reuters)
Khi buổi lễ bắt đầu, các tín đồ sẽ đi bộ 7 lần xung quanh Kaaba. Tiếp đó, họ sẽ đi lại 7 lần giữa các ngọn đồi Al-Safa và Al-Marwah, di chuyển đến Mina, khu vực cách đó 5km, trước khi tham gia vào nghi thức chính trên Núi Arafat. (Nguồn: Reuters)
Tâm điểm của lễ hành hương là cuộc tụ họp trên Núi Arafat, tương truyền là nơi Nhà tiên tri Mohammed thuyết pháp lần cuối. Các tín đồ sẽ tập trung trên ngọn núi cao 70m này và khu vực xung quanh trong nhiều giờ để cầu nguyện, đọc kinh Koran cho đến tối. Khi hoàng hôn xuống, họ sẽ đến Muzdalifah để gom một số hòn đá, quay lại Mina thực hiện nghi lễ ném đá trừ tà. (Nguồn: Reuters)
Sau nghi lễ ném đá, những người hành hương sẽ cạo đầu hoặc cắt tóc và thực hiện nghi lễ hiến tế Eid al-Adha, đánh dấu sự kết thúc của lễ hành hương Hajj. Những người hành hương sau đó có thể mặc đồ bình thường, quay lại Kaaba và hoàn tất nghi thức ném đá trước khi trở về nhà. (Nguồn: Reuters)
Liên hoan phim Ấn Độ 2025 tại Việt Nam không chỉ mang lại những tác phẩm điện ảnh đặc sắc, mà còn tôn vinh mối quan hệ bền chặt giữa nhân dân hai nước.
Với chiều sâu lịch sử, văn hóa và triết lý sống, Võ cổ truyền Bình Định, chính là một trong những di sản phi vật thể cần được nhận diện, bảo vệ và phát huy.