Hành động chính nghĩa, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn

Nhân kỷ niện 40 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ Biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng Nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng (07/01/1979-07/01/2019), ông Nguyễn Huy Tăng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại TW trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội kiến với Quốc vương Campuchia
hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Campuchia
hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van
Ông Nguyễn Huy Tăng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Đối ngoại Trung ương.

Năm nay, nhân dân hai nước Việt Nam và Campuchia cùng nhân loại tiến bộ kỷ niệm 40 năm chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 – 07/01/2019). Là người trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và giúp nhân dân Campuchia giải phóng, xây dựng lại đất nước, đồng thời có nhiều năm theo dõi và làm công tác đối ngoại tại địa bàn Campuchia, xin đồng chí cho biết một số suy nghĩ, đánh giá, nhìn nhận về sự kiện trên trong bối cảnh mới?

40 năm trôi qua, thế giới có biết bao đổi thay, đời sống chính trị và quan hệ quốc tế cũng có rất nhiều thay đổi. Song ở thời điểm này nhìn lại cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam của Tổ quốc với chiến thắng lịch sử 07/01/1979, cá nhân tôi thấy việc quân và dân ta thực hiện quyền tự vệ chính đáng để đánh bại lực lượng Khmer đỏ xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ta là hoàn toàn chính đáng và đúng đắn; đồng thời, việc quân tình nguyện Việt Nam đáp lại những lời kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia và lời khẩn cầu thống thiết của nhân dân Campuchia – những nạn nhân của chế độ Khmer đỏ được cho là “quái thai” của lịch sử nhân loại, đã cùng quân và dân Campuchia tiến hành phản kích, tấn công vào tận sào huyệt của Khmer đỏ, giải phóng Thủ đô Phnompenh vào ngày 07/01/1979, đập tan tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sari, cứu dân tộc Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng là hành động chính nghĩa; ngay sau đó, trong lúc đất nước còn muôn vàn khó khăn, gian khổ do hậu quả của chiến tranh kéo dài, lại bị các nước tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là đế quốc Mỹ bao vây, cấm vận, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn dành cả sức người, sức của để chi viện giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi giặc đói, khôi phục lại các thiết chế xã hội bị phá tan hoang, ngăn chặn sự quay trở lại của chế độ Khmer đỏ, từng bước hồi sinh dân tộc. Tôi đã nhiều lần tự hỏi, nếu khi đó Việt Nam không giúp giải thoát nhân dân Campuchia khỏi họa diệt chủng thì liệu có ai cứu giúp họ hay không? Và nếu để chế độ Khmer đỏ diệt chủng tồn tại thêm vài năm nữa thì điều gì sẽ xảy ra ở đất nước Chùa Tháp? Phải chăng dân tộc Khmer sẽ bị diệt vong? Tôi cho rằng nếu không bị diệt vong thì người dân Khmer còn sống sót sẽ chỉ còn là một nhóm nhỏ những người đi theo Ăng-kar (tổ chức của Khmer đỏ). Với tư cách là những người bạn láng giềng của lực lượng cách mạng và nhân dân Campuchia, nhưng người đã từng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, “hạt muối cắn đôi, cọng rau bẻ nửa” trong các cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung vì nền độc lập của hai dân tộc, với đạo lý “thương người như thể thương thân” của người Việt Nam, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không thể khoanh tay đứng nhìn những người bạn của mình bị hoạn nạn. Do vậy, cách đây 40 năm tôi đã hiểu rõ hành động của Việt Nam là hành động chính nghĩa, sáng ngời chủ nghĩa nhân văn và ở thời điểm này khi mà thế giới đã có biết bao thay đổi, tôi vẫn cho đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam. Mặc dù đâu đó vẫn còn những tiếng nói lạc lõng phản đối hành động của Việt Nam, nhưng tôi tin chắc rằng tuyệt đại đa số người dân Khmer, nhân dân tiến bộ - những người có lương tri trên thế giới đều đã, đang và sẽ ủng hộ hành động của Việt Nam, cảm ơn Việt Nam đã giúp giải thoát một dân tộc khỏi họa diệt chủng.

hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van
Quân tình nguyện Việt Nam bất chấp mọi hy sinh, gian khổ, phối hợp với LLVT Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia mở cuộc tổng tiến công giải phóng Phnom Penh (7/1/1979) và toàn bộ đất nước Campuchia (17/1/1979). (Nguồn: QĐND)

 Xin đồng chí cho biết một số đánh giá về quan hệ Việt Nam - Campuchia trong thời gian qua. Các bước phát triển mới, các thành tựu và thách thức?

Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng, có chung biên giới trên đất liền với chiều dài khoảng 1.137 km, có vùng biển liền kề, có chung dòng sông Mê-Công. Trong lịch sử, hai nước đã cùng chung chiến hào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lật đổ chế độ Khmer đỏ diệt chủng và ngày nay đang hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

- Trong bối cảnh Việt Nam và Campuchia đều thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tư chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song cả hai nước đều thấm nhuần những bài học kinh nghiệm lịch sử quý báu, đều hết sức coi trọng việc củng cố và tăng cường quan hệ theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", trên cơ sở các nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực; không cho phép bất cứ lực lượng chính trị, quân sự nào dùng lãnh thổ của mình chống lại nước kia; hợp tác bình đẳng cùng có lợi; giải quyết mọi vấn đề nảy sinh giữa hai nước bằng biện pháp hòa bình.

- Trong những năm qua, mặc dù tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; tình hình ở mỗi nước cũng có những khó khăn nhất định, song với sự nỗ lực của hai bên, quan hệ Việt Nam - Campuchia tiếp tục có những bước phát triển quan trọng cả chiều rộng lẫn chiều sâu, thực sự trở thành nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định lâu dài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm độc lập và chủ quyền quốc gia của mỗi nước. Có thể nhìn nhận một cách khái quát các bước phát triển, thành tựu của mối quan hệ Việt Nam – Campuchia trên các mặt cụ thể sau đây:

Thứ nhất, về chính trị, hai bên thường xuyên duy trì và phát huy hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương; tăng cường trao đổi các chuyến thăm, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao và các cấp; ký kết nhiều văn kiện pháp lý làm cơ sở cho việc phát triển hợp tác toàn diện giữa hai nước; tăng cường giao lưu hữu nghị nhân dân; phối hợp tuyên truyền giữ gìn và bảo vệ quan hệ đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Campuchia; đã xây dựng và khánh thành 15/17 Đài kỷ niệm quân tình nguyện Việt Nam và Đài Hữu nghị Campuchia - Việt Nam ở các tỉnh, thành Campuchia.

Thứ hai, quan hệ trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối ngoại không ngừng được thúc đẩy, ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả. Hai bên đã phối hợp triển khai thực hiện tốt các thỏa thuận hợp tác về quốc phòng, an ninh; tăng cường hợp tác trao đổi thông tin, phối hợp bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, xã hội ở mỗi nước, an ninh, an toàn biên giới trên bộ và trên biển, kịp thời phối hợp ngăn chặn và đấu tranh có hiệu quả các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; đã hoàn thành 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ; công tác giải quyết giấy tờ địa vị pháp lý cho người Campuchia gốc Việt đang được đẩy mạnh và đã có trên 70% bà con ta đã được cấp thẻ ngoại kiều; hai bên duy trì thường xuyên cơ chế Hội nghị hợp tác và phát triển các tỉnh có chung biên giới; tăng cường hợp tác tuần tra chung trên biển; chủ động, tích cực phối hợp tại các diễn đàn quốc tế, khu vực, nhất là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, ASEAN, ASEM và các diễn đàn hợp tác Tiểu vùng sông Mekong.

Thứ ba, hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục-đào tạo và khoa học - kỹ thuật đã có sự chuyển biến tích cực: Hiện Việt Nam có 206 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký 3,02 tỷ USD (đã giải ngân khoảng 1,5 tỷ USD) trong đó tập trung chủ yếu vào lĩnh vực viễn thông, ngân hàng, hàng không, nông nghiệp. Kim ngạch thương mại VN-CPC không ngừng gia tăng, năm 2017 đạt 3,8 tỷ USD và năm 2018 đạt 4,5 tỷ USD. Hằng năm ta dành cho Campuchia hàng trăm suất học bổng đào tạo dài và ngắn hạn; Bạn dành cho ta 15 suất học bổng/năm; đồng thời hai bên cũng hết sức coi trọng việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực dạy nghề thông qua việc tổ chức các hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Thứ tư, hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, Ủy ban của Quốc hội, đoàn thể và các tổ chức nhân dân luôn được coi trọng và ngày càng đi vào thực chất hơn. Hai bên thường xuyên trao đổi các đoàn nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các địa phương, nhất là các địa phương có chung biên giới, tiếp tục được mở rộng, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm sóc y tế, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn tại các khu vực biên giới hai nước.

hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van
Lễ khánh thành một Đài Hữu nghị Campuchia - Việt Nam tại Campuchia. (Nguồn: VGP)

Tuy nhiên, quan hệ Việt Nam - Campuchia cũng đang đứng trước một số khó khăn, thách thức, đó là:

- Các lực lượng đối lập và thù địch thường xuyên lợi dụng tâm lý mặc cảm dân tộc, tìm mọi cách kích động tư tưởng "bài Việt", phục vụ cho việc tập hợp lực lượng chống đối Đảng Nhân dân Campuchia, gây phương hại đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia;

- Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế chưa thực sự vững chắc và kém hiệu quả, một phần do môi trường đầu tư, kinh doanh ở Campuchia chưa thuận lợi, các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều băn khoăn, do dự vì cả nguyên nhân chủ quan và khách quan;

- Vấn đề phân giới, cắm mốc biên giới trên bộ, giải quyết địa vị pháp lý cho Việt kiều tuy có tiến triển tích cực, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, trở ngại, cần phải có sự quyết tâm cao hơn nữa của cả hai bên.

 Đồng chí có nhận định gì về triển vọng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới? Đâu là yếu tố gắn kết và thúc đẩy quan hệ hai bên?

Mặc dù có những khó khăn, thách thức như đã nêu trên, nhưng với vị trí là hai nước láng giềng có chung 1.137 km biên giới trên bộ và hàng trăm km biên giới trên biển, lại có truyền thống quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài”, tôi cho rằng quan hệ Việt Nam - Campuchia trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những bước phát triển mới, nhất là về chính trị, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo, thương mại, với mục tiêu cán mốc thương mại hai chiều 5 tỷ USD vào năm 2020 như kỳ vọng của lãnh đạo cấp cao hai nước.

Niềm tin đó hoàn toàn có cơ sở vì đa số lãnh đạo, cán bộ, đảng viên Đảng Nhân dân (CPP) - Đảng nắm giữ toàn bộ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Campuchia hiện nay, và nhân dân Campuchia vẫn coi trọng chiến thắng ngày 07/01/1979 với sự giúp đỡ chân thành của Việt Nam, người bạn duy nhất, có mặt đúng vào thời điểm cần thiết nhất, giải thoát nhân dân Campuchia khỏi chế độ diệt chủng, và giúp hồi sinh dân tộc Campuchia; có tình cảm gắn bó với Việt Nam, mong muốn củng cố và tăng cường quan hệ đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện với Việt Nam, không muốn quan hệ với Việt Nam bị đổ vỡ để giữ ổn định và phát triển đất nước. Đây chính là nhân tố gắn kết và thúc đẩy quan hệ giữa hai nước Campuchia và Việt Nam không ngừng phát triển.

Chắc hẳn đồng chí có nhiều kỷ niệm về đất nước và nhân dân Campuchia anh em. Đồng chí có thể chia sẻ với bạn đọc đôi điều về chủ đề này?

Tôi có hơn 10 năm sống và làm việc trên đất nước Campuchia, được đi đến nhiều tỉnh, thành và tiếp xúc với nhiều tầng lớp nhân dân, cũng như có những năm tháng được sống và trực tiếp làm việc với cán bộ Campuchia, tôi có những ấn tượng rất sâu sắc về đất nước Chùa Tháp với Đền Ăng-kor wat, Ăng-kor thom nổi tiếng, trải qua bao biến cố thăng trầm, biết bao cuộc chiến tranh và thời gian hàng ngàn năm, nhưng vẫn đứng vững, những khuôn mặt, những nụ cười vẫn thần bí như thách thức với thời gian và thách thức sự khám phá của nhân loại. Chính vì vậy nơi đây đã trở thành một điểm thu hút rất hấp dẫn đối với du khách từ khắp mọi nơi trên thế giới. Tôi đã có hàng chục lần đến với Ăng-kor wat và Ăng-kor thom được tận mắt chứng kiến số lượng khách du lịch trên khắp thế giới đổ về đây ngày một gia tăng, góp phần không nhỏ vào nguồn thu cho đất nước Chùa Tháp này.

Một điều thú vị nữa ở đất nước Chùa Tháp - đất nước hình lòng chảo này là thiên nhiên đã ban tặng cho họ một hồ nước ngọt cực lớn, lớn nhất Đông Nam Á, chúng ta thường biết đến với cái tên Biển Hồ (Bâng Ton-le sap) với diện tích vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 là 10.000km², nhưng vào mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 10, thay vì hồ đổ nước ra sông Mekong thì sông lại chảy ngược dòng, tiếp nước vào Biển Hồ khiến mực nước Biển Hồ dâng cao và mở rộng diện tích mặt hồ lên tới 16.000 km², có chỗ mực nước sâu đến 9-10m, làm ngập một diện tích khá lớn đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm, Biển Hồ là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Biển Hồ có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới, Biển Hồ cung cấp tới 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia. Tôi cũng đã có hàng chục lần được ngồi tàu hoặc xuồng đi trên Biển Hồ mênh mông, được tận mắt chứng kiến sự phong phú và dồi dào của các loài thủy sản ở đây, được thưởng thức rất nhiều món ăn rất hấp dẫn được chế biến từ nguồn thủy sản Biển Hồ mà người dân vừa mới đánh bắt lên. Do vậy, cùng với Ăng-kor wat và Ăng-kor thom, Biển Hồ cũng là địa danh thực sự rất hấp dẫn đối với khách du lịch thập phương.

Còn nói về người dân Campuchia, tôi cảm nhận được một dân tộc lấy Phật giáo làm quốc giáo, tuyệt đại đa số người dân Campuchia luôn theo triết lý nhà Phật, vì vậy con người Campuchia nhìn chung là vui vẻ, thật thà, tốt bụng, họ luôn làm điều thiện và khát khao cuộc sống hòa bình, hạnh phúc, điều này có thể giúp chúng ta cắt nghĩa được ý nghĩa “từ, bi, hỉ, xả” trên gương mặt của tượng 4 mặt ở các đền đài của Campuchia chứ không phải như cách hiểu và giải thích lệch lạc của một số người.

Tôi hoàn toàn tin tưởng dân tộc này, đất nước này trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, trải qua một thời kỳ đen tối của chế độ Khmer đỏ diệt chủng 3 năm 8 tháng 20 ngày, biết rút ra cho mình những bài học sâu sắc để vươn lên, và họ sẽ xây dựng thành công một nước Campuchia “độc lập, hòa bình, tự do, dân chủ, trung lập và tiến bộ xã hội” có quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, trước hết là các nước làng giềng, trong đó có Việt Nam.

 

 

Ngày 6/1/1979, ta bắt đầu tổng công kích vào Thủ đô Phnom Penh, đến ngày 7/1/1979, Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia giải phóng Phnom Penh, đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của tập đoàn phản động Pol Pot – Ieng Sari. Trong ba năm tám tháng 20 ngày, chế độ Pol Pot đã giết hại gần ba triệu người dân Campuchia vô tội, xóa bỏ mọi cơ sở xã hội, xóa bỏ thành thị, xóa bỏ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, xóa bỏ quan hệ tiền tệ, buôn bán và đẩy Campuchia đứng trước thảm họa diệt vong.
hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van Gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Campuchia

Ngày 9/11, Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia đã tổ chức buổi gặp gỡ hữu nghị kỷ niệm 65 năm Quốc khánh Campuchia (9/11/1953 ...

hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chúc mừng 65 năm quốc khánh Campuchia

Ngày 5/11, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đã dẫn đầu đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam đến Đại sứ quán Vương quốc Campuchia tại Hà ...

hanh dong chinh nghia sang ngoi chu nghia nhan van Khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại Kep

Ngày 20/10, Campuchia đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại Kep - thành phố biển yên ...

Xuân Thông (thực hiện)

Xem nhiều

Đọc thêm

Hành động vì bình đẳng giới

Hành động vì bình đẳng giới

Cần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, tác động vào nhận thức về bình đẳng giới của mọi người.
Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Kết quả bóng đá hôm nay 25/11 (mới nhất)

Xem kết quả bóng đá đêm qua và hôm nay 25/11, Cup C1, Ngoại hạng Anh, La Liga, Serie A, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức, Italy... đều được cập ...
Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Hôm nay 25/11, Quốc hội thảo luận dự án luật sửa đổi Luật Quảng cáo và tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines

Quốc hội thảo luận về dự án Luật sửa đổi Luật Quảng cáo, nghe và thảo luận giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Tổng công ty Hàng không Việt ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; AFC Champions League - Al-Gharafa vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; AFC Champions League - Al-Gharafa vs Al Nassr

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 25/11 và sáng 26/11: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Newcastle vs West Ham; Serie A - Empoli vs Udinese...
Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Pakistan: Bạo lực giáo phái khiến hơn 80 người thiệt mạng, chính phủ nỗ lực hòa giải với lệnh ngừng bắn 7 ngày

Chính phủ Pakistan đã nỗ lực hòa giải và đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa các nhóm giáo phái đối lập ở vùng Tây Bắc.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động