Hành trình làm sạch bom mìn Việt Nam không “đơn độc”

Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một đất nước không bị ảnh hưởng bởi tồn dư bom mìn do chiến tranh để lại. Để làm được điều này, bên cạnh những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam, hợp tác quốc tế cũng đóng vai trò quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hanh trinh lam sach bom min viet nam khong don doc Hướng tới mục tiêu Việt Nam không còn ảnh hưởng của bom mìn
hanh trinh lam sach bom min viet nam khong don doc Khánh thành Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam

Đó là quan điểm của phần lớn các đại biểu tham dự Cuộc họp Lần thứ nhất Nhóm Đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (MAPG) được tổ chức ngày 15/3 tại Hà Nội.

hanh trinh lam sach bom min viet nam khong don doc
Cuộc họp Lần thứ nhất Nhóm Đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (MAPG) ngày 15/3 tại Hà Nội. (Ảnh: Phạm Hằng)

Nỗ lực của Chính phủ

Tuy chiến tranh đã lùi xa vào dĩ vãng, song ở đâu đó, nông thôn hay thành phố, miền núi hay vùng biển và thậm chí ngay tại thủ đô Hà Nội, vẫn còn xảy ra tai nạn bom mìn, vật nổ thương tâm do hậu quả của chiến tranh để lại, cướp đi mạng sống con người, kể cả phụ nữ và trẻ em; gây thương tích cho hàng ngàn người lao động; ảnh hưởng đến an toàn và cuộc sống của nhân dân.

Theo thông tin Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương cho biết tại Cuộc họp, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn hậu quả bom, mìn và vật nổ tại Việt Nam. Việc thực hiện Chương trình 504 trong thời gian qua đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ nạn nhân bom mìn tái hòa nhập đời sống xã hội, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn bom mìn và bảo đảm an toàn cho người dân, tăng cường năng lực thể chế và năng lực con người, phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Việt Nam nhận thức được những khó khăn và thách thức đối với hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn ở một số quốc gia bị ô nhiễm nặng nề bom mìn, vật nổ sau chiến tranh như Việt Nam. Bởi vậy, theo Thứ trưởng Nguyễn Thế Phương, để đạt được các mục tiêu đề ra trong Chương trình 504 cần thiết phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đặc biệt từ các đối tác phát triển quốc tế. Để tạo thuận lợi cho công tác này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Nhóm đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam (MAPG). MAPG chính thức ra mắt vào tháng 10 năm ngoái nhân dịp khánh thành Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC).

“Hoạt động của Nhóm MAPG có suôn sẻ hay không tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của Ban Điều hành và Ban Thư ký. Bên cạnh đó, Nhóm MAPG phải có một Chương trình Nghị sự cho năm 2017 với định hướng và các hoạt động cụ thể gắn kết với Chương trình 504”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

MAPG có sự tham gia rộng rãi của các Bộ/ngành, địa phương, các đối tác phát triển quốc tế, các Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ… MAPG là diễn đàn rộng mở, đa dạng và cởi mở để đối thoại chính sách, thể chế quản lý, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm khắc phục hậu quả bom mìn.

“Vạn sự khởi đầu nan”

Bày tỏ lạc quan trước tương lai của MAPG, Đại sứ Mỹ Ted Osius khẳng định tại Cuộc họp: “vạn sự khởi đầu nan” - bước đầu tiên và là bước đi khó khăn nhất nhưng cũng là bước đi đáng nhớ nhất. Việt Nam đã và đang có những bước tiến quan trọng để đưa Chương trình Hành động Quốc gia Khắc phục Hậu quả Bom mìn sau chiến tranh hòa nhập cùng cộng đồng quốc tế.

Theo Đại sứ, mục tiêu của MAPG đặt ra hết sức đơn giản là làm sao để Việt Nam không còn ảnh hưởng của bom, mìn, để người dân, trẻ em được tự do hoạt động trong những vùng đất thật sự an toàn. Đây là lời nhắc nhở về bi kịch của chiến tranh. Một cuộc chiến tranh đã kết thúc hơn 40 năm về trước nhưng vẫn đang cướp đi sinh mạng và gây thương tích cho người dân, cản trở Việt Nam hưởng trọn vẹn hòa bình và thịnh vượng.

Trong suốt hơn 40 năm qua, Việt Nam đã luôn hết sức nỗ lực để làm sạch các khu vực đất đai bị ô nhiễm bởi chiến tranh. Đại sứ Ted Osius chia sẻ rằng từ năm 1993, Mỹ là đối tác đồng hành cùng Việt Nam trong các nỗ lực này với đóng góp gần 100 triệu USD. Nhưng cho đến nay, theo ước tính, vẫn còn 1/5 diện tích đất liền của Việt Nam, tương đương với diện tích của đất nước Sri-lanka còn bị ô nhiễm tồn dư bom mìn. Mỗi năm, có tới gần 50 nạn nhân bom mìn mới và vô số những người dân gián tiếp bị ảnh hưởng, lo sợ về chính mảnh đất nơi mình đang sống.

“Tôi đề cập tới điều này không nhằm nói rằng mục tiêu của chúng ta là bất khả thi, mà để nhấn mạnh thách thức ban đầu và việc Việt Nam đã nỗ lực đến nhường nào”, Đại sứ Ted Osius nói.

Đại sứ cho rằng, Việt Nam hoàn toàn có khả năng trở thành một đất nước không bị ảnh hưởng bởi tồn dư bom mìn. Tuy nhiên, công việc này sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc, cũng như cần phải có các chuyên gia  để xác định và làm sạch bom mìn, vật nổ còn sót lại, đồng thời giáo dục người dân địa phương về những nguy hiểm của bom mìn.

Hợp tác quốc tế sẽ giúp Việt Nam không đơn độc trong hành trình làm sạch bom mìn trên dải đất hình chữ S. Đại sứ Ted Osius nhận định Việt Nam cũng không có con đường tắt để tới đích trong vấn đề này và cần mở rộng cửa để đón nhận hợp tác quốc tế, áp dụng những kinh nghiệm, bài học của nhiều quốc gia khác.

Theo Đại sứ Ted Osius, sự hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam đã tạo ra một “hệ thống sống động về bom mìn, vật nổ” cho hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, Mỹ đã cùng với Chính phủ Anh đồng tài trợ  trong các dự án xây dựng năng lực quốc gia tại Việt Nam, cùng với Nhật Bản hỗ trợ hoạt động rà phá bom mìn ở Quảng Bình.

“Có thể thấy rằng, cộng đồng quốc tế giúp tạo ra sự khác biệt ở Việt Nam theo nhiều cách khác nhau. Cộng đồng quốc tế đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai của Việt Nam, cho lợi ích của chúng ta”, Đại sứ Ted Osius nói.

Tương lai Việt Nam mà ông Ted Osius nhấn mạnh ở đây là một tương lai mà ở đó trẻ em Việt Nam có thể tự do đi đến trường mà không có bất kỳ nguy hiểm nào, ở đó nông dân Việt Nam có thể canh tác mà không phải lo sợ, Việt Nam có thể phát huy tiềm năng kinh tế lớn mạnh và đóng góp cho hòa bình, an ninh thế giới.

hanh trinh lam sach bom min viet nam khong don doc Hoa Kỳ - Việt Nam hợp tác rà phá bom mìn nhân đạo

Lực lượng Lục quân Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (USARPAC) phối hợp cùng Trung tâm hành động bom mìn Quốc gia Việt Nam ...

hanh trinh lam sach bom min viet nam khong don doc Thành lập Nhóm đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom, mìn ...

Phạm Hằng

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Mini mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Mini của các dòng như Countryman, JCW, 3 Door, 5 Door sẽ được cập nhật chi tiết bên trong bài viết dưới đây.
Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Hướng dẫn cách bật quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung

Tính năng quản lý thông báo theo danh mục trên Samsung được nhiều người dùng yêu thích nhất bởi sự thuận tiện cá nhân hóa của nó. Với tính năng ...
VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

VCK Futsal châu Á 2024: Xem trực tiếp trận Futsal Việt Nam và Futsal Trung Quốc trên kênh nào

Đội tuyển Futsal Việt Nam sẽ tiếp tục hành trình tại VCK Futsal châu Á 2024 bằng màn thi đấu với Futsal Trung Quốc ở lượt trận thứ 2 bảng ...
3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

3 cách khắc phục lỗi Snipping Tool không hoạt động đơn giản, hiệu quả

Snipping Tool là một tiện ích được tích hợp trong hệ điều hành Windows. Công cụ này cho phép người dùng chụp, chỉnh sửa và lưu ảnh chụp màn hình ...
Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Hình ảnh đáng yêu của con trai và vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng trên sân tập CLB Hoàng Anh Gia Lai

Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng là siêu mẫu Dianka Zakhidova và con trai là tâm điểm chú ý khi xuất hiện trên sân tập của CLB Hoàng Anh Gia ...
Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Iran kích hoạt hệ thống phòng không sau tiếng nổ lớn, đình chỉ các chuyến bay qua nhiều khu vực

Hai quan chức Mỹ xác nhận với CBS News rằng, một tên lửa của Israel đã bắn trúng Iran trong cuộc tấn công ngày 19/4 (giờ Hà Nội).
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động