Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến có cơ hội điện đàm với Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau kỳ họp Quốc hội của quốc gia châu Á. (Nguồn: THX) |
Quan chức Mỹ nói rõ: “Cạnh tranh đòi hỏi đối thoại và ngoại giao. Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc triển khai các mô hình liên lạc thường xuyên ở cấp cao”.
Hồi giữa tháng 2 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden Biden đã công khai ý định trao đổi với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về vụ khinh khí cầu do thám của Bắc Kinh xâm phạm không phận, làm xấu đi mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai bên.
Tuy nhiên, đến nay, vẫn chưa có cuộc điện đàm nào như vậy được công bố. Khi được hỏi khi nào sự kiện này sẽ diễn ra, ông Sullivan trả lời: “Khi kỳ họp của Quốc hội Trung Quốc kết thúc và chính phủ, trong đó có Chủ tịch nước này trở lại làm việc, Tổng thống Mỹ dự kiến có cơ hội tiến hành cuộc điện đàm”.
Theo Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ, suốt 18 tháng qua, Washington "đã liên lạc với Bắc Kinh về AUKUS và tìm kiếm thêm thông tin về những ý đồ của họ”, ám chỉ chiến lược nâng cao sức mạnh quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả tàu ngầm hạt nhân.
Tuyên bố của ông Sullivan được đưa ra sau khi Trung Quốc bế mạc Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Nhân Đại, tức Quốc hội) Trung Quốc Khóa XIV vào ngày 13/3.
Tại kỳ họp này, ông Tập Cận Bình tiếp tục được bầu làm Chủ tịch nước và Chủ tịch quân ủy Trung ương Trung Quốc nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, trong khi các vị trí nhân sự cấp cao khác như Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội... đều thay đổi.
Trong khi đó, tại Mỹ, cùng ngày, Tổng thống Biden cùng hai Thủ tướng Rishi Sunak của Anh và Anthony Albanese của Australia công bố thỏa thuận tàu ngầm nhiều giai đoạn trong khuôn khổ Hiệp ước an ninh 3 bên AUKUS nhằm cung cấp tàu ngầm hạt nhân cho Canberra, dự kiến sẽ kéo dài hàng thập niên.
Liên quan thỏa thuận này, ngày 14/3, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles tiết lộ, Cabberra đã đề nghị thông báo cho phía Bắc Kinh bản tóm tắt, nhưng không nhận được phản hồi từ Trung Quốc.
Bên cạnh đó, theo ông Marles, Australia cũng đã thực hiện hơn 60 cuộc gọi trong tuần qua tới các nhà lãnh đạo, trong đó có khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á, để thông báo về thỏa thuận AUKUS.
Bộ trưởng Marles đánh giá, Tuyên bố AUKUS do Australia-Mỹ-Anh đưa ra tại San Diego, Mỹ, ngày 13/3 là một trong những quyết định lớn nhất của Canberra, trong đó có thương vụ mua sắm quốc phòng lớn nhất lịch sử.
Australia sẽ là quốc gia thứ 7 trên thế giới vận hành tàu ngầm năng lượng hạt nhân và đây là bước nhảy vọt lớn nhất về năng lực quân sự của Canberra.
| Tin thế giới 13/3: Nước châu Âu nhắc Ukraine hãy lo cho mình; Chủ tịch Trung Quốc sắp đến Nga? Thị trường tài chính toàn cầu rung chuyển Diễn biến xung đột ở Ukraine, rộ tin Chủ tịch Trung Quốc sắp đến Nga, hai ngân hàng Mỹ nối nhau sụp đổ, sự bùng ... |
| Australia với AUKUS và Trung Quốc: Thủ tướng Albanese khẳng định sẽ 'vẹn cả đôi đường' Ngày 10/3, tờ Financial Review đưa tin, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã đáp trả những chỉ trích của Trung Quốc đối với việc Canberra ... |
| Thủ tướng Australia đến Mỹ, thỏa thuận tàu ngầm ‘sang trang mới’? Thủ tướng Anthony Albanese đã đến San Diego vào ngày 12/3, chuẩn bị tham dự cuộc họp đặc biệt liên quan đến thỏa thuận mua ... |
| Thượng đỉnh AUKUS: Tung kế hoạch quan trọng, xác nhận thương vụ của Australia, không quên trấn an IAEA Ngày 13/3, tại California, Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng hai Thủ tướng Rishi Sunak của Anh và Anthony Albanese của Australia đã gặp nhau ... |
| Điểm tin thế giới sáng 14/3: Mỹ-Philippines tập trận lục quân chung, Nga-Trung Quốc vươn tới tầm cao, Tunisia có Chủ tịch Hạ viện mới Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 14/3. |