TIN LIÊN QUAN | |
Nga cáo buộc phiến quân ở Aleppo sử dụng vũ khí hóa học | |
Chính phủ Syria bác bỏ cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học |
HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết do Mỹ soạn thảo và cũng được Nga ủng hộ nhằm kéo dài cuộc điều tra chung của Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học (OPCW) thuộc LHQ tới tháng 11/2017.
Trong một tuyên bố, Đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power cho biết công việc của ủy ban trên, được biết đến là Cơ chế điều tra chung (JIM) giữa LHQ và OPCW, "vẫn chưa hoàn thành", đồng thời đề cập đến những báo cáo mới nhất về các vụ tấn công bằng khí clo tại khu vực phía Đông thành phố Aleppo của Syria. Bà Power nhấn mạnh HĐBA phải "đảm bảo những đối tượng sử dụng vũ khí kinh khủng này sẽ phải gánh chịu hậu quả".
Hội đồng bảo an Liên hợp quốc. (Nguồn: UN Photo) |
Được thành lập hồi tháng 8/2015, JIM là cơ chế điều tra chung giữa LHQ và OPCW với nhiệm vụ thực hiện điều tra các "cá nhân, thực thể, các nhóm hay các chính phủ có liên quan tới việc sử dụng vũ khí hóa học" tại Syria. |
Đại sứ Pháp tại LHQ Francois Delattre nhận định "quyết định trên của HĐBA là một bước đi quan trọng song chúng ta sẽ cần phải làm nhiều hơn nữa" bằng cách đảm bảo những kẻ thực hiện các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học sẽ bị trừng phạt.
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Giám sát nhân quyền của LHQ Louis Charbonneau cũng bày tỏ hy vọng với việc gia hạn nhiệm vụ của JIM thêm một năm, sự thật về việc sử dụng vũ khí hóa học tại Syria có thể được phơi bày.
Trong báo cáo mới nhất, JIM cho rằng lực lượng Chính phủ Syria đã sử dụng trực thăng ném bom có chứa khi clo nhằm vào các ngôi làng của Qmenas, Talmenes và Sarmin tại tỉnh Idlib, Tây Bắc Syria hồi năm 2015. Hội đồng điều hành OPCW sau đó đã tiến hành bỏ phiếu kín về một văn bản do Mỹ đưa ra, trong đó lên án Chính phủ Syria và tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng sử dụng vũ khí hóa học và các hóa chất độc hại bị cấm. Sau cuộc bỏ phiếu trên, hội đồng đã quyết định cần tiến hành kiểm tra và thu thập thêm bằng chứng về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Syria. Hôm 13/11, Bộ Ngoại giao Syria đã chỉ trích cuộc bỏ phiếu của OPCW là "thiên vị", đồng thời bác bỏ những cáo buộc của cơ quan này.
Lâu nay Damascus vẫn luôn phủ nhận những thông tin cho rằng các lực lượng chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc nội chiến tại quốc gia Trung Đông này, đồng thời nhấn mạnh Syria đã cam kết không sử dụng loại vũ khí này khi gia nhập Công ước OPCW về cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng vũ khí hóa học.
Năm 2013, Syria nhất trí tiêu hủy kho vũ khí hóa học theo một thỏa thuận do Nga và Mỹ làm trung gian. HĐBA LHQ đã ra một nghị quyết nêu rõ trong trường hợp không tuân thủ, trong đó có "việc chuyển vũ khí hóa học trái phép hoặc bất cứ bên nào sử dụng vũ khí hóa học" ở Syria, cơ quan này sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt theo Hiến chương LHQ.
Iraq: IS sử dụng vũ khí hóa học tấn công căn cứ quân sự Mỹ Ngày 21/9, giới chức Lầu Năm Góc thông báo, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã phóng một quả rocket mang đầu ... |
Nga nghi ngờ kết quả điều tra Syria sử dụng vũ khí hóa học Ngày 30/8, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc (LHQ) Vitaly Churkin bày tỏ "nhiều nghi vấn" về kết quả điều tra của LHQ cho ... |
IS tiếp tục sử dụng vũ khí hóa học tại Iraq? Theo điều tra ban đầu, đạn pháo IS nã vào làng Osija (Iraq) có chứa khí Clo, một chất gây nghẹt thở đã bị cấm ... |