Tình hình xung đột ở Sudan đang khiến tình trạng mất an ninh lương thực thêm trầm trọng. |
Cuộc họp diễn ra vài ngày sau khi Văn phòng phụ trách các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) công bố Sách trắng về tình trạng mất an ninh lương thực tại Sudan trong bối cảnh cuộc xung đột đẫm máu tại quốc gia châu Phi này bước sang tháng thứ 11.
Tin liên quan |
Xung đột Sudan cướp đi sinh mạng của 12.000 người |
UN News đưa tin, phát biểu tại cuộc họp, quan chức cấp cao OCHA Edem Wosornu đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tuyệt vọng mà nhiều người dân đang phải đối mặt ở Sudan.
Theo Phó Tổng giám đốc Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) Maurizio Martina, chiến sự đã làm đứt gãy sản xuất nông nghiệp, phá hoại hệ thống cơ sở hạ tầng trọng yếu, đẩy giá lương thực tăng cao và làm gián đoạn hoạt động thương mại tại Sudan.
Quan chức LHQ cảnh báo, xung đột đang lan rộng ra các bang miền Đông Nam, nơi được coi là vựa lúa mỳ và đóng góp tới 46% sản lượng lúa mỳ của Sudan.
Tại cuộc họp, Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas-Greenfield khẳng định, người dân Sudan "cần được tiếp cận nhân đạo đầy đủ, không bị cản trở ngay lập tức", nếu không, họ sẽ phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực thảm khốc trong những tháng tới.
Kêu gọi các bên trong cuộc nội chiến ở Sudan ngay lập tức đảm bảo quyền tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cũng như bắt đầu đàm phán trực tiếp để chấm dứt các hành động thù địch, Đại sứ Mỹ nhấn mạnh: "Chúng ta không thể hy vọng giảm bớt cuộc khủng hoảng nhân đạo mà người dân Sudan đang phải đối mặt nếu không giải quyết tận gốc rễ của nó".
Bà Thomas-Greenfield hối thúc các bên ở Sudan hơn nữa để tích cực bảo vệ dân thường trong mọi hoàn cảnh, đồng thời kêu gọi các nước bên ngoài "chấm dứt ngay việc cung cấp vũ khí cho các bên ở Sudan".
Cùng ngày, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry và người đồng cấp Pháp Stéphane Séjourné cũng đã có cuộc điện đào thảo luận về những diễn biến mới nhất trong khu vực, trong đó có tình hình Sudan.
Ahram Online đưa tin, trong cuộc điện đàm, Ngoại trưởng Pháp Séjourné đã thông báo ngắn gọn cho ông Shoukry về những nỗ lực của Paris nhằm huy động viện trợ nhân đạo để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Sudan.
Về phần mình, ông Shoukry nêu bật nỗ lực của Ai Cập trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở quốc gia láng giềng Sudan cũng như đạt được lệnh ngừng bắn càng sớm càng tốt.
Xung đột giữa Các Lực lượng vũ trang Sudan và nhóm bán quân sự Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bắt đầu nổ ra từ ngày 15/4/2023. Ước tính gần đây của OCHA cho thấy, hơn 13.000 người đã thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát.
Gần 25 triệu người dân Sudan, tương đương 50% dân số của quốc gia Đông Bắc Phi này, cần được viện trợ. Khoảng 8 triệu người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn.
| Tin thế giới 20/3: Nga tuyên bố thành lập 2 đoàn quân lớn, tố toan tính của Pháp; Đức không cần kho vũ khí hạt nhân; Nhật Bản-Canada sẽ vào AUKUS Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua. |
| Cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu dường như đã bị lãng quên, dù xung đột Nga-Ukraine đang tiếp diễn, điều trớ trêu vẫn xảy ra Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt của Nga sang châu Âu đã tạo cơ hội ngắn hạn cho tăng trưởng LNG, nhưng các ... |
| EU trừng phạt hàng loạt cá nhân và thực thể Syria, Sudan Ngày 22/1, Liên minh châu Âu (EU) đã bổ sung nhiều cá nhân và thực thể vào danh sách trừng phạt liên quan tình hình ... |
| Ngoại trưởng Đức kêu gọi tìm giải pháp cho xung đột Sudan, là nhà cung cấp viện trợ nhân đạo lớn thứ hai cho nước này Trước thềm chuyến công du châu Phi, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock kêu gọi gây áp lực bằng các lệnh trừng phạt để tìm ra ... |
| Mỹ nói 'bất an lớn' khi nghe tin Iran cung cấp vũ khí cho quân đội Sudan Ngày 21/2, Đại sứ Mỹ tại Sudan John Godfrey bày tỏ quan ngại về việc Iran vận chuyển vũ khí cho quân đội Sudan, quốc ... |