Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân

Thu Trang
Với tinh thần hết lòng phụng sự, Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đã và đang nỗ lực triển khai công tác bảo hộ công dân nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tiếp nối thành công của chiến dịch giải cứu đưa hơn 1.500 công dân từ vùng chiến sự phía Bắc Myanmar về nước vào những ngày cuối cùng của năm 2023, từ đầu năm 2024, công tác bảo hộ công dân được Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo dõi sát sao và thực hiện quyết liệt, công dân gặp khó khăn ở nước ngoài được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.

Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân
Các công dân Việt Nam bị lừa, cưỡng bức lao động tại Campuchia được bàn giao về Việt Nam, tháng 3/2024. (Ảnh: TTXVN phát)

Khối lượng lớn, thách thức khó lường

Theo thống kê của Bộ Công an, từ ngày 15/12/2023 đến 14/6/2024 có hơn 5,5 triệu lượt người Việt Nam xuất cảnh ra nước ngoài. Việc gia tăng số lượng công dân Việt Nam ra nước ngoài với các mục đích, hình thức khác nhau cho thấy mức độ hội nhập cao, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng khiến khối lượng và tính chất phức tạp của công tác bảo hộ công dân gia tăng.

Mặt khác, bối cảnh thế giới có nhiều điểm nóng đang hiện hữu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến việc triển khai công tác bảo hộ công dân hiện nay đối mặt nhiều khó khăn, phức tạp.

Xung đột, giao tranh kéo dài và leo thang tại nhiều nơi trên thế giới, trong đó nổi bật là hai điểm nóng thường trực là xung đột Nga-Ukraine và xung đột tại khu vực Trung Đông, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án để kịp thời bảo hộ công dân trong các diễn biến khó lường, thậm chí khủng hoảng.

Trong khi đó, tình trạng công dân làm việc bất hợp pháp tại các cơ sở cờ bạc, trò chơi trực tuyến ở một số nước Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp. Tỷ lệ công dân, người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, cư trú bất hợp pháp ở khu vực Đông Bắc Á còn ở mức cao.

Bên cạnh đó, nhiều công dân Việt Nam bất chấp nguy hiểm, di cư bất hợp pháp sang các nước châu Âu và Bắc Mỹ tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính mạng, tài sản. Đáng chú ý, tình trạng tàu cá, ngư dân vi phạm vùng biển nước ngoài còn diễn biến phức tạp, các Cơ quan đại diện cần tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ, bảo hộ ngư dân, tàu cá Việt Nam bị bắt giữ, xử lý trên biển.

Tất cả tình hình phức tạp, không ngừng biến chuyển trên toàn thế giới đặt ra những thách thức to lớn, khó lường cho công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, đòi hỏi các Cơ quan đại diện luôn ở trạng thái “trực chiến”.

Trong 6 tháng đầu năm, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại những địa bàn liên quan đã hỗ trợ đưa về nước khoảng 600 công dân bị phía nước ngoài trục xuất do lao động bất hợp pháp tại các cơ sở cờ bạc, trò chơi trực tuyến.

Lắng nghe và hành động

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ”. Trên cơ sở đó, công tác bảo hộ công dân được xác định là một trong những công tác quan trọng của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.

Thấy khó không nản, thấy gian nan không lùi, thời gian qua, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài đã được triển khai hiệu quả, đạt nhiều kết quả quan trọng, đặc biệt là đã xử lý tốt các vụ việc nghiêm trọng, xảy ra trên quy mô lớn, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn tính mạng và tài sản của công dân Việt Nam ở nước ngoài, được dư luận trong và ngoài nước công nhận, đánh giá cao, thể hiện trách nhiệm, chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước ta đối với công dân Việt Nam.

Theo Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh, những nỗ lực bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngoài được khắc họa một cách rõ nét qua một số kết quả nổi bật trong bức tranh công tác bảo hộ công dân đã triển khai từ đầu năm 2024.

Đối với các điểm nóng tại Nga-Ukraine và khu vực Trung Đông, Bộ Ngoại giao chỉ đạo các Cơ quan đại diện Việt Nam tại các khu vực này chủ động trong công tác bảo hộ công dân, theo dõi sát tình hình công dân tại sở tại, có khuyến cáo kịp thời và phù hợp với từng thời điểm, xây dựng và chuẩn bị sẵn sàng các phương án hỗ trợ sơ tán công dân ra khỏi khu vực chiến sự trong trường hợp cần thiết.

Hết lòng phụng sự bảo hộ công dân
Cán bộ lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập và ba thuyền viên an toàn trong vụ tàu True Confidence bị tấn công tại sân bay Djibouti khởi hành về Việt Nam, ngày 13/3/2024. (Nguồn: Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập)

Đáng chú ý là vụ việc đáng buồn xảy ra ngày 6/3/2024, tàu hàng M/V True Confidence bị tập kích tên lửa và bốc cháy ngoài khơi Yemen khiến ba người thiệt mạng và nhiều người bị thương, trong thủy thủ đoàn có bốn thuyền viên Việt Nam, một thuyền viên đã tử vong. Trực tiếp tham gia giải quyết vụ việc, Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng cho biết, ngay khi nhận được thông tin, Đại sứ và cán bộ lãnh sự đã họp khẩn, xây dựng chi tiết các phương án bảo hộ công dân trên tinh thần khẩn trương phục vụ, trách nhiệm cũng như tình cảm đồng bào thân thiết. Trong tình hình khu vực hết sức căng thẳng vì nội chiến, xung đột, đây là sự kiện bảo hộ công dân thứ hai mà Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Djibouti phải xử lý.

Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị, nữ cán bộ lãnh sự trẻ lập tức lên đường đi Djibouti thực hiện bảo hộ công dân tại chỗ, phối hợp với Đại sứ trực tiếp làm thủ tục từ Ai Cập cùng Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia (kiêm nhiệm Yemen) và Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan, để hỗ trợ đưa ba thuyền viên và thi hài của thuyền viên tử vong về nước, gửi lời chia buồn tới gia đình thuyền viên tử nạn.

Những nỗ lực bảo hộ công dân đã thu về kết quả xứng đáng. Cho đến nay, Việt Nam là nước duy nhất có thể bảo hộ trọn vẹn công dân trong vụ việc này, trong đó có việc hồi hương thi thể nạn nhân tử vong. Kết quả này đã được các nạn nhân và gia đình đánh giá cao và bày tỏ cảm ơn sâu sắc Bộ Ngoại giao và các Đại sứ quán.

Theo Cục trưởng Doãn Hoàng Minh, từ đầu năm đến nay, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao tiếp nhận nhiều đơn thư đề nghị hỗ trợ, giúp đỡ công dân ở nước ngoài, số lượng công dân Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại các cơ sở cờ bạc của một số nước trong khu vực vẫn còn tương đối lớn. Trước thực trạng trên, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao cùng với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài luôn theo dõi sát tình hình, tăng cường tuyên truyền, cảnh báo, triển khai ngay các công tác xác minh, giải cứu khi nhận được thông tin từ cơ quan chức năng trong nước, từ gia đình, người thân của công dân thông qua trao đổi, làm việc chặt chẽ với cơ quan chức năng nước sở tại cũng như trong nước và các tổ chức có liên quan nhằm kịp thời bảo hộ, hỗ trợ và đưa công dân về nước.

Dù thực tế gặp vô vàn khó khăn trong việc tiếp cận, xử lý nhưng thời gian qua, công tác này được triển khai hết sức tích cực và kịp thời, với tinh thần trách nhiệm rất cao và hơn hết là xuất phát từ sự đồng cảm, chia sẻ sâu sắc với những tổn thương mà công dân đã phải trải qua.

Lắng nghe và hành động hiệu quả, trong 6 tháng đầu năm, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại những địa bàn liên quan đã hỗ trợ đưa về nước khoảng 600 công dân bị phía nước ngoài trục xuất do lao động bất hợp pháp tại các cơ sở cờ bạc, trò chơi trực tuyến. Nhiều người trong số đó là nạn nhân của lừa đảo và cưỡng bức lao động. Mỗi thông tin một công dân hay một nhóm công dân an toàn trở về nước đoàn tụ cùng gia đình là niềm vui chung của các cơ quan phối hợp liên ngành, là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh để những cán bộ làm công tác bảo hộ công dân tiếp tục “trực chiến”.

Nửa đầu năm 2024, tỷ lệ công dân Việt Nam vi phạm các quy định về lao động cư trú tại một số địa bàn có đông công dân Việt Nam đi học tập, lao động theo hợp đồng, mặc dù đã giảm đáng kể so với những năm trước đây, nhưng vẫn ở mức cao so với các nước khác. Ngoài việc xử lý các vụ việc đã phát sinh, các Cơ quan đại diện Việt Nam cũng đã thông qua các Hội đoàn người Việt ở sở tại, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về chấp hành pháp luật sở tại, phát hiện sớm các vấn đề có thể trở thành điểm nóng trong cộng đồng.

Bức tranh công tác bảo hộ công dân 6 tháng đầu năm 2024 khép lại với nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng nỗ lực triển khai công tác này vẫn đang tiếp diễn. Dẫu còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước, song với sự chỉ đạo sát sao, tinh thần trách nhiệm, chủ động, kịp thời của các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và tinh thần hết lòng phụng sự của các cán bộ, tin tưởng rằng công tác bảo hộ công dân sẽ ngày càng nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả, trở thành chỗ dựa vững chãi, chở che công dân Việt Nam ở nơi đất khách quê người.

Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Công tác bảo hộ công dân: Vững tinh thần phục vụ, sẵn tấm lòng sẻ chia

Tại Hội nghị quán triệt việc nâng cao hiệu quả của công tác lãnh sự và bảo hộ công dân ở ngoài nước năm 2023, ...

Việt Nam khuyến cáo công dân trước lời mời chào ra nước ngoài làm 'việc nhẹ, lương cao'

Việt Nam khuyến cáo công dân trước lời mời chào ra nước ngoài làm 'việc nhẹ, lương cao'

Trước các vụ việc công dân Việt Nam bị lừa ra nước ngoài làm việc và bị cơ quan chức năng sở tại bắt giữ ...

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

Đại sứ Việt Nam tại Ba Lan: Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bà con cấp đổi các giấy tờ

"Cả cộng đồng người Việt Nam tại Ba Lan cũng như cộng đồng ta tại các nước trong khu vực, Đại sứ quán Việt Nam ...

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Tăng cường phối hợp bảo vệ quyền và lợi ích của lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài

Thời gian quan, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) đã tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao ...

‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam

‘Tấm khiên’ di cư an toàn bảo vệ công dân Việt Nam

Trong bối cảnh số lượng người di cư lao động ngày càng gia tăng, Việt Nam đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm ...

Đọc thêm

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Đối ngoại trong tuần: Lễ ký Công ước LHQ về chống tội phạm mạng sẽ được tổ chức tại Việt Nam; Bộ trưởng trả lời báo chí trước thềm Năm mới

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 23-30/12.
Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Việt Nam-Lào nhất trí tiếp tục tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại-đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ vĩ đại Việt Nam-Lào.
Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife là điểm nhấn trong các sự kiện thể thao của Hà Nội

Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife diễn ra sáng ngày 1/1/2025 là năm thứ 3 giải chạy quốc tế uy tín này tổ chức và đã được cộng ...
Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024: Lượng giao dịch thấp, thanh khoản chậm; top 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất của hồ tiêu Việt Nam

Giá tiêu hôm nay 31/12/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 146.000 - 147.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024: Giá vàng giảm, thị trường ‘nín thở’ chờ ông Trump trở lại Nhà Trắng, Trung Quốc sẽ tác động đến thị trường

Giá vàng hôm nay 31/12/2024, Giá vàng giảm trong phiên giao dịch thưa thớt. Giới phân tích vẫn lạc quan hướng tới mốc 3.000 USD/ounce.
Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Điện mừng Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên

Nhân dịp đồng chí Pak Thae Song được bổ nhiệm làm Thủ tướng Nội các nước CHDCND Triều Tiên, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện chúc mừng.
Trao Giấy chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự mới của Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trao Giấy chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự mới của Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 30/12,Cục trưởng Cục Lãnh sự Doãn Hoàng Minh trao Giấy Chấp nhận lãnh sự cho Tổng Lãnh sự mới của Ấn Độ tại Thành phố Hồ Chí Minh Vipra Pandey.
Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse Tạ Phương Dung trình Thư ủy nhiệm lãnh sự

Tổng lãnh sự Việt Nam tại Pakse Tạ Phương Dung trình Thư ủy nhiệm lãnh sự

Tổng lãnh sự Tạ Phương Dung khẳng định sẽ nỗ lực nhằm góp phần vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ bà con gốc Việt tại khu vực Tây Nam Campuchia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng gặp gỡ bà con gốc Việt tại khu vực Tây Nam Campuchia

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng khẳng định, người gốc Việt tại Campuchia, trong đó có tỉnh Preah Sihanouk nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước.
Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Quỹ Hợp tác Mekong-Hàn Quốc hỗ trợ các nước tiểu vùng Mekong nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu

Chiều ngày 28/12, khoá đào tạo Chương trình Lãnh đạo Mekong tại Việt Nam đã bế mạc sau 5 ngày triển khai tại thành phố Cần Thơ và tỉnh Kiên Giang.
Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Việt Nam chủ trì phiên họp lần thứ 62 của Ủy ban ASEAN tại Bangladesh

Đại sứ quán Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Đại sứ quán các nước thành viên ADC triển khai tổ chức các sự kiện có ý nghĩa thiết thực trong năm 2025.
Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Cục Lễ tân Nhà nước tiếp nhận bản sao Ủy nhiệm thư bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam

Ngày 25/12, tại Hà Nội, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Lễ tân Nhà nước Vũ Hoàng Yến đã tiếp nhận bản sao Thư ủy nhiệm bổ nhiệm Đại sứ Zimbabwe tại Việt Nam Constance ...
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Phiên bản di động