TIN LIÊN QUAN | |
Hài hòa lợi ích là bí quyết đầu tư thành công | |
Việt Nam chưa chuẩn bị đủ cho tiến trình hội nhập |
Thông tư số 20/2011/TT-BCT do Bộ Công Thương ban hành ngày 12/5/2011 với quy định các nhà nhập khẩu phải có ủy quyền chính hãng mới được nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ ngồi, đã hết hiệu lực vào ngày 1/7/2016.
Cần thông tin chính thức
Theo Bộ Công Thương, Thông tư 20 ra đời với mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sản xuất trong nước, bảo đảm an toàn giao thông đường bộ... Qua 5 năm thực hiện, Thông tư 20 cũng không bị bất kỳ thành viên WTO nào phản đối. Không những thế, Thông tư này còn được cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước ủng hộ.
Trước khi Thông tư 20 hết hiệu lực, các liên doanh sản xuất, nhập khẩu ô tô tại Việt Nam cũng cho rằng việc bãi bỏ Thông tư 20 sẽ ảnh hưởng nhập siêu, trốn thuế, chất lượng xe cũng như làm cho xe ô tô giá rẻ ASEAN tràn ngập thị trường...
Tuy nhiên, ở góc độ thị trường và quản lý, doanh nghiệp, đại diện người tiêu dùng, các chuyên gia và thậm chí đại diện một số Bộ muốn bãi bỏ Thông tư này vì cho rằng đây là điều kiện kinh doanh trái luật và tạo ra bất bình đẳng, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Nhu cầu ô tô của người tiêu dùng Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao. (Nguồn: Autodaily). |
Tổng cục Hải quan từng có văn bản gửi Bộ Công Thương khẳng định nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 20 không phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư. Trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định tại Luật Đầu tư, việc nhập khẩu xe ô tô dưới 9 chỗ không thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Còn Bộ Tư pháp cũng đã phản đối nội dung của Thông tư 20 với nguyên do vi phạm Luật Cạnh tranh và Luật Sở hữu trí tuệ. Hàng loạt các cơ quan khác từ Văn phòng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), Bộ Kế hoạch & Đầu tư… cho tới các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối ô tô không chính hãng đều đã lên tiếng “thúc” Bộ Công Thương bãi bỏ Thông tư gây tranh cãi này.
Cuối cùng, Bộ Công Thương cũng đã đồng ý với “điều kiện” Bộ Giao Thông Vận tải ban hành quy định buộc tất cả các loại phương tiện đường bộ phải bảo đảm được bảo hành, bảo dưỡng hoặc sửa chữa theo đúng thông lệ quốc tế và đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn của Việt Nam. Tình hình đã tạm thời lắng xuống, mặc dù vậy, giới doanh nghiệp vẫn lo lắng, khi chưa có một thông tin chính thức về việc bãi bỏ Thông tư 20 hay không.
Để người tiêu dùng có quyền lựa chọn
Trên thực tế, theo báo cáo của VCCI, chi tiêu ngoại tệ cho nhập khẩu xe dưới 9 chỗ năm 2011 là 1,02 tỷ USD, năm 2015 đạt 2,98 tỷ USD (giá trị chưa tính thuế). Tỷ trọng của ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ trong tổng kim ngạch nhập khẩu toàn quốc năm 2011 là 0,94%, nhưng đến năm 2015 đã tăng gần gấp đôi lên 1,81%. Như vậy, không có căn cứ cho thấy việc duy trì Thông tư 20 có tác dụng hạn chế nhập siêu. Tác động của Thông tư 20 với tỷ lệ nội địa hóa cũng không rõ ràng. Việc duy trì đại lý ủy quyền cũng là một hình thức độc quyền.
Ông Nguyễn Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Thiên An Phú: Chính phủ phải trả ô tô về nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh từ giá cả, phương cách phục vụ, đến bảo hành để người tiêu dùng được lựa chọn sản phẩm phù hợp. Giáo sư Nguyễn Mại - Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: Nếu hội nhập mà chỉ chú ý đến lợi ích của Nhà nước và doanh nghiệp thì đó là sai lầm nghiêm trọng. Kiến nghị của VCCI gửi tới Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc: Việc bãi bỏ Thông tư 20 có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển cộng đồng doanh nghiệp tư nhân trong nước. |
Theo quy luật thị trường, khi cung giảm mà cầu giữ nguyên, giá sẽ tăng và người tiêu dùng sẽ phải trả tiền cho sự tăng giá này. Về ý kiến cho rằng các doanh nghiệp nhập khẩu có ủy quyền thường có chế độ chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tốt hơn so với các doanh nghiệp không có ủy quyền. Tuy nhiên, đi kèm với đó thường là giá cả dịch vụ cao hơn.
Vì vậy, việc bãi bỏ Thông tư 20 sẽ làm tăng cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng nào có khả năng tài chính vẫn có thể lựa chọn các doanh nghiệp có chế độ chăm sóc khách hàng, dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng tốt. Người tiêu dùng khác vẫn có sự lựa chọn các doanh nghiệp có dịch vụ vừa phải với giá cả phù hợp.
Với tư cách một doanh nghiệp vừa và nhỏ, bà Huỳnh Thị Kim Liên, Phó Giám đốc một doanh nghiệp ô tô ở Nghệ An đã gửi tâm thư tới Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc. Trong thư bà Liên nêu rõ, “Thông tư 20 như một vỏ bọc để bảo vệ cho những công ty lớn. Những công ty lớn họ còn độc quyền nhập khẩu thì không bao giờ họ lại bỏ tiền để đầu tư lắp ráp. Nếu còn ưu đãi ô tô nhập khẩu, các nhóm lợi ích sẽ khống chế thị trường ô tô, kẻ giàu sẽ càng giàu và người nghèo sẽ mãi nghèo, mà người kinh doanh ô tô như chúng tôi không có bất cứ một cơ hội nào để tồn tại”.
“Tôi kiến nghị bỏ Thông tư 20 để ô tô nhập khẩu cạnh tranh công bằng. Hãy để thị trường và khách hàng quyết định lựa chọn mua ô tô nhập khẩu hay trong nước”, bà Liên viết.
Thủ tướng: Đã đến lúc nhân dân muốn nhìn thấy kết quả cụ thể Kết luận phần thảo luận kinh tế-xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, đã ... |
Singapore - nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam Dòng vốn FDI của Singapore đã chảy vào 18/21 lĩnh vực kinh tế của Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào lĩnh vực ... |
Singapore song hành cùng nền kinh tế Việt Nam phát triển Nhắc đến Singapore, người ta ngay lập tức nghĩ đến một mô hình đầu tư rất thành công tại thị trường Việt Nam, đó là ... |