TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận mở của HĐBA về phụ nữ, hòa bình và an ninh | |
Kinh nghiệm để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ |
Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định, Việt Nam kiên trì nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình. |
Được thảo luận mở gần nhất tại HĐBA đã 15 năm trước đây, chủ đề thu hút sự quan tâm lớn với 62 lượt phát biểu từ các nước thành viên Liên hợp quốc. Nhấn mạnh hoà giải có vai trò xây dựng hoà bình một cách bền vững, các ý kiến ủng hộ đẩy mạnh việc sử dụng hoà giải trong giải quyết tranh chấp và đưa ra nhiều giải pháp cho vấn đề này.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cho rằng, xây dựng lòng tin, tôn trọng sự thật và bảo đảm tiếng nói của các thành phần đều được lắng nghe là các nhân tố quan trọng trong tiến trình hoà giải. Các nước cũng đưa ra quan điểm, trong tiến trình này, các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và không can thiệp phải được bảo đảm; các nguyên nhân gốc rễ dẫn đến xung đột phải được xem xét một cách công bằng.
Đáng chú ý, nhiều ý kiến nêu phụ nữ và thế hệ trẻ là hai nhân tố quan trọng trong tiến trình hoà giải. Phụ nữ có vai trò hàn gắn, cầu nối trong cộng đồng và thế hệ trẻ, nếu được giáo dục để hiểu biết, tôn trọng các giá trị, văn hoá của nhau sẽ giúp ngăn chặn xung đột phát sinh trong tương lai.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc khẳng định, Việt Nam kiên trì nguyên tắc giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình và cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các cuộc xung đột lặp đi lặp lại và kéo dài là hoà giải, hoà hợp dân tộc chưa hiệu quả và chưa được quan tâm đúng mức.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, trong tiến trình hoà giải, quốc gia liên quan trực tiếp đến xung đột phải là nhân tố quyết định. Hoà giải phải được đặt trong một cách tiếp cận dài hạn và tổng thể vì giải quyết tận gốc các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, công bằng và các vấn đề liên quan sẽ giúp xung đột được đầy lùi một cách bền vững.
Trong phát biểu của mình, Đại sứ cũng đề cao vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực trong việc trở thành một bên trong tiến trình hoà giải và vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng luật lệ, nâng cao nhận thức, điều phối và hỗ trợ quốc gia có tranh chấp.
Nhiều điểm nóng trên thế giới có mâu thuẫn dai dẳng. Hơn một nửa phái bộ gìn giữ hoà bình hiện nay ở châu Phi, Trung Đông, Nam Á và cả châu Âu đã tồn tại nhiều thập kỷ. Tổ chức giám sát đình chiến Liên hợp quốc (UNTSO), phái bộ gìn giữ hoà bình đầu tiên của Liên hợp quốc được thành lập năm 1948 ở Trung Đông, hiện nay vẫn còn hoạt động. |
Việt Nam có vị trí rất đặc biệt trong trái tim cộng đồng quốc tế khi ứng cử HĐBA LHQ TGVN. Trúng cử Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục ... |
Kinh nghiệm để Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ TGVN. Việt Nam trúng cử Hội đồng Bảo an LHQ với số phiếu rất cao, đó là kết quả của cả một quá trình vận ... |
Hình ảnh ấn tượng Việt Nam tại Liên hợp quốc TGVN. Việt Nam đã được bầu làm ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ ... |