Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra những thành tựu nổi bật của chính sách đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. (Nguồn: Báo điện tử ĐCS) |
Tuyển tập gồm 17 bài viết được chọn lọc từ các báo cáo tại hội thảo bàn tròn quốc tế với chủ đề “Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng đất nước và kết quả Đại hội lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt Nam” diễn ra từ ngày 19-20/5/2021.
Những bài viết của các nhà nghiên cứu có uy tín ở Nga và quốc tế đã làm rõ những bài học kinh nghiệm phong phú về lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh vai trò của Đảng trong lịch sử hiện đại của Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu khẳng định Đại hội lần thứ XIII của Đảng trở thành sự kiện chính trong đời sống chính trị của Việt Nam hiện đại và xác định đường lối chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.
Nội dung của tuyển tập bao gồm ba chương, tập trung phân tích các nhiệm vụ phát triển đối nội và đối ngoại, những thành công và tiến bộ kinh tế - xã hội của Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc thực hiện chính sách văn hóa theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Trong bài viết được chọn làm tiêu điểm của tuyển tập này, Giáo sư Đại học Tổng hợp St.Petersburg, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh Vladimir Kolotov đã đưa ra phân tích về chiến lược phát triển của Việt Nam được nêu trong các văn kiện của Đại hội lần thứ XIII của Đảng và những nét chính của hệ thống chính trị hiện đại của Việt Nam.
Tác giả nhấn mạnh sự ổn định chính trị ở Việt Nam là đặc biệt đáng chú ý trong bối cảnh bất ổn gia tăng trên thế giới và trong khu vực.
Theo nhà nghiên cứu, ban lãnh đạo Đảng luôn xem xét cẩn trọng những thay đổi mạnh mẽ của các điều kiện bên trong và bên ngoài đất nước để đưa ra các chiến thuật và chiến lược phát triển hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong mỗi thời kỳ lịch sử.
Tác giả khẳng định Báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Đại hội lần thứ XIII đã xác định đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, nhấn mạnh những định hướng đột phá chiến lược trên các lĩnh vực quan trọng then chốt: Đổi mới tư duy và tạo ra các thể chế và nguồn lực sự phát triển bền vững toàn diện; Đổi mới mô hình hiện đại hóa và phát triển nguồn lực con người chất lượng cao; Quản lý phát triển xã hội và đảm bảo công bằng xã hội; Phát triển hiệu quả các hoạt động quốc tế và bảo đảm xây dựng các lực lượng vũ trang hiện đại hóa; Tích cực xây dựng Đảng và nâng cao hiệu quả quản lý.
Báo cáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nêu rõ các mục tiêu phát triển đầy tham vọng của đất nước cho giai đoạn đến năm 2045.
Đặc biệt, báo cáo xác định rõ các chỉ số cần đạt được vào năm 2025, 2030, 2045 trùng với các mốc kỷ niệm lớn gắn liền với sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Kolotov, mục tiêu chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam là đưa “Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa với nền kinh tế thị trường”.
Nhà nghiên cứu lưu ý rằng, các văn kiện của Đại hội lần thứ XIII đều nhấn mạnh việc chủ động phòng ngừa ở giai đoạn sớm nguy cơ bùng nổ chiến tranh, đụng độ vũ trang, trấn áp âm mưu lật đổ, âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
Qua đó, xác định nhiệm vụ chính là đảm bảo an ninh cho đất nước trong mọi tình huống diễn biến của tình hình chính trị-quân sự ở khu vực và trên thế giới.
Tác giả khẳng định, việc phân tích cẩn trọng những cơ hội và thách thức đặt ra cho phép Việt Nam duy trì ổn định chính trị, đồng thời có thể gia tăng tiềm lực kinh tế và quốc phòng một cách có hệ thống và lạc quan nhìn về tương lai.
Giáo sư Kolotov nhấn mạnh các nhà lãnh đạo Việt Nam đã xây dựng một chiến lược phát triển định hướng tương lai cho phép bỏ qua hoặc giảm thiểu đáng kể các rủi ro hiện tại từ tình hình chính trị phức tạp trong và ngoài nước.
Ông khẳng định Việt Nam hiện đại có nhiều nguồn lực phát triển hơn những gì đã có trước đây và việc thực hiện thành công các nghị quyết của Đại hội lần thứ XIII mở ra tương lai tươi sáng cho đất nước trong thời kỳ lịch sử của đất nước.
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra những thành tựu nổi bật của chính sách đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm ASEAN trực thuộc Đại học Quan hệ quốc tế Moskva (MGIMO) Ekaterina Koldunova đã chỉ ra những thành tựu của chính sách cân bằng trong quá trình Việt Nam hội nhập vào hệ thống quốc tế, cũng như cách thức mà ban lãnh đạo đất nước đã hóa giải những thách thức mới nảy sinh trong chặng đường này.
Phó Giáo sư Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga Pyotr Tsvetov trình bày kết quả phân tích so sánh tư liệu của các kỳ Đại hội trước và Đại hội lần thứ XIII vừa qua của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông nhấn mạnh tới việc Việt Nam củng cố vị thế trên trường quốc tế, kiên trì chính sách đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế.
Ngoài ra, các bài viết của các nhà nghiên cứu từ Pháp và Nhật Bản cũng đánh giá cao những thành tựu của chính sách đối ngoại của Việt Nam, khẳng định chiến lược ngoại giao của Việt Nam đã giúp chống chọi lại mọi “sóng gió” trên thế giới và nâng cao uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Tuyển tập nghiên cứu “Đảng Cộng sản Việt Nam: Thời đại mới trong lịch sử” được đánh giá là một trong những tư liệu nghiên cứu có giá trị cao, tiếp nối chuỗi các ấn phẩm thường niên của Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN về các vấn đề thời sự của Việt Nam và ngành Việt Nam học.
Ấn phẩm này cung cấp cho độc giả sự hiểu biết đúng đắn và toàn diện về Việt Nam và sự lạc quan về con đường phát triển đất nước trong thời kỳ lịch sử mới.
| 'Dân là gốc' tiếp tục là tư tưởng, phương châm hành động của Đảng Trong bối cảnh đất nước đang tiếp tục phát triển và đổi mới hiện nay, “dân là gốc” tiếp tục là kim chỉ nam trong ... |
| Điện mừng nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Nhân dịp kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2022), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng ... |