Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Minh Anh
Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa. (Nguồn: kaohooninternational)

Tuần trước có lẽ thời điểm mà vấn đề phi USD hóa được thế giới bàn luận nhiều nhất, trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan, Nga từ ngày 22-24/10. Giới truyền thông quốc tế bình luận rằng, không chỉ đồng USD phải chịu áp lực trong bối cảnh khối kinh tế này ngày càng mạnh lên – mà là toàn bộ trật tự kinh tế do phương Tây thống trị.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

"Kết thúc ngày hội của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra những quyết định quan trọng", Jacques Sapir, nhà kinh tế học người Pháp nổi tiếng và cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu của phương Tây nghiên cứu về nền kinh tế Nga, cho biết.

"Cần lưu ý rằng, BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), cùng với 4 quốc gia thành viên mới (Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), hiện chiếm hơn 33% GDP toàn cầu so với 29% của G7", chuyên gia Jacques Sapir nói.

Nhân rộng tầm ảnh hưởng

Trong số những diễn biến khác nhau xuất hiện từ sau Hội nghị thượng đỉnh, nhà kinh tế học Pháp đã nêu bật ba quyết định quan trọng và nổi bật của BRICS, bao gồm: thể chế hóa Danh mục các quốc gia đối tác trong BRICS; Thành lập hệ thống BRICS-Clear để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa các thành viên và các quốc gia đối tác; Và thành lập Công ty (tái) Bảo hiểm BRICS”.

“Hệ quả của những quyết định này dự kiến sẽ rất đáng kể, không chỉ đối với BRICS và các nước liên kết mà còn đối với thế giới phương Tây. Cho thấy phong trào hướng tới “phi phương Tây hóa” toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng”, nhà kinh tế học Jacques Sapir nhận định.

Phân tích cụ thể hơn, theo ông Sapir, một trong những quyết định mang tính biểu tượng nhất được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS Kazan là thể chế hóa Danh mục các quốc gia đối tác trong BRICS. Điều này tạo ra một Khu vực BRICS rộng lớn xung quanh các thành viên cốt lõi.

Chẳng hạn, sự hiện diện của Indonesia, Malaysia, Thái Lan… trong Danh mục đối tác này ngụ ý rằng, BRICS vốn đã thống trị ở châu Á do có các thành viên có tầm ảnh hưởng “khổng lồ” như Trung Quốc và Ấn Độ, hoàn toàn có thể trở thành bá chủ trong khu vực này.

"Công cụ" thay thế SWIFT

Quyết định quan trọng thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 là việc thành lập BRICS Clear, một hệ thống thanh toán và bù trừ cho cả thương mại nội khối BRICS và thương mại giữa BRICS và các quốc gia đối tác. Vấn đề thanh toán rất quan trọng vì thương mại sẽ mang tính đa phương giữa 22 quốc gia gồm: 9 thành viên BRICS và 13 quốc gia đối tác.

Một trong những mục tiêu chính của BRICS Clear là tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống SWIFT. Trong hệ thống BRICS Clear, việc sử dụng tiền tệ quốc gia làm công cụ thanh toán các giao dịch quốc tế sẽ được ưu tiên.

Cụ thể, chuyên gia Jacques Sapir cho biết, trong hệ thống BRICS Clear, việc thanh toán giao dịch sẽ được xử lý thông qua một “đồng tiền ổn định” do Ngân hàng phát triển Mới quản lý.

Hệ thống này lấy cảm hứng từ chính Liên minh thanh toán châu Âu (1950-1957). Vào thời điểm đó, các giao dịch và thanh toán cuối cùng được thực hiện bằng đồng USD. Còn hiện nay trong BRICS Clear, một “đồng tiền ổn định” sẽ đóng vai trò là đơn vị tính toán, nhưng bước thanh toán cuối sẽ diễn ra bằng các loại tiền tệ địa phương.

Nhà nghiên cứu Pháp phân tích cụ thể, với cường độ giao dịch được thực hiện bằng BRICS Clear dự kiến ​​sẽ tăng lên trong thời gian tới - giao dịch quốc tế sẽ đòi hỏi các dịch vụ bảo hiểm (cho cả hợp đồng và vận chuyển - và tất nhiên, các dịch vụ bảo hiểm này liên quan đến các hoạt động tái bảo hiểm. “Do đó, với sự ra đời của Công ty (tái) Bảo hiểm BRICS, nhóm này đang nỗ lực xây dựng sự độc lập của mình khỏi các công ty bảo hiểm phương Tây”.

“Thành lập Công ty Bảo hiểm BRICS là quyết định quan trọng thứ ba từ Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan - sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối, cũng như thương mại với các quốc gia ‘đối tác’ và nói chung là với bất kỳ quốc gia nào muốn giao dịch với Khu vực BRICS”, ông Jacques Sapir giải thích.

Không chỉ là USD hóa

"Hai trong ba quyết định tại Thượng đỉnh BRICS vừa qua là BRICS Clear và Công ty bảo hiểm BRICS chắc chắn sẽ tác động đáng kể đối với cơ cấu thương mại toàn cầu và việc sử dụng đồng USD, cũng như đồng Euro trên phạm vi quốc tế”, ông Sapir cảnh báo.

Theo ông, sẽ có hai hệ quả đối với cơ cấu thương mại toàn cầu. Thứ nhất, liên quan đến việc chuyển hướng dòng chảy thương mại do các điều kiện ưu đãi cho thương mại nội khối BRICS và giữa các đối tác BRICS. Vì vậy, mất mát về khối lượng xuất khẩu của các nước phương Tây sẽ lên tới 5-7%. Con số này có thể không đáng kể, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi rất nhiều tùy theo quốc gia và gây bất ổn cho nền kinh tế đó.

Hệ quả thứ hai, tức thời hơn, sự ra đời của Công ty Bảo hiểm BRICS chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm phương Tây chuyên về bảo hiểm thương mại.

"Hệ quả về tiền tệ của quá trình phi USD hóa ồ ạt và nhanh chóng cũng sẽ rất đáng kể". Mặc dù thuật ngữ "phi USD hóa" không được hai quốc gia BRICS (Ấn Độ và Brazil) ra mặt ủng hộ, nhưng họ vẫn chấp thuận và ủng hộ hệ thống BRICS Clear.

Trên thực tế, thương mại nội khối BRICS và thương mại với các nước đối tác chiếm 35-40% thương mại toàn cầu. Mặc dù một số giao dịch đã được thực hiện bằng sử dụng đồng nội tệ các nước, nhưng có vẻ như rất khó có khả năng tỷ trọng này trong thương mại nội khối BRICS và với các nước đối tác khó có thể vượt 20%.

Điều này có nghĩa là 28-32% thương mại toàn cầu, hiện đang được thực hiện bằng đồng USD và đồng Euro, có thể dần tách khỏi 2 loại tiền tệ này trong khuôn khổ BRICS Clear. "Có khả năng, tỷ lệ phi USD hóa thông qua BRICS Clear trong 5 năm tới sẽ nằm trong khoảng 70-80%, tương đương 19,5-25,5% thương mại toàn cầu. Tỷ trọng đồng bạc xanh trong các giao dịch quốc tế sẽ giảm tương ứng và giảm cả trong dự trữ của các ngân hàng trung ương", vị chuyên gia Pháp dự đoán.

Ông Jacques Sapir cảnh báo, “nếu ước tính tỷ trọng tiền tệ trong dự trữ của Ngân hàng Trung ương phản ánh sơ bộ việc sử dụng các loại tiền tệ này trong thương mại, thì tỷ trọng của đồng USD có thể giảm từ 58% tổng dự trữ xuống còn khoảng 35-40%. Tỷ trọng của Euro sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì Euro hiện chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội khối EU và với các đối tác trực tiếp, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, tác động của thương mại với khu vực BRICS là thấp”.

Tuy nhiên, tác động sẽ không chỉ giới hạn ở sự suy giảm mạnh của đồng USD và sự gia tăng của các loại nội tệ khác. Số tiền USD do các Ngân hàng Trung ương nắm giữ dưới dạng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng chịu tác động không nhỏ. Lý do là, các ngân hàng trung ương thường nắm giữ đồng USD dưới hình thức trái phiếu kho bạc Mỹ, nên dự trữ giảm có thể dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu kho bạc. Có khả năng dẫn tới sụp đổ thị trường trái phiếu công, gây khó khăn cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc tái cấp vốn cho các khoản vay.

"Do đó, việc BRICS triển khai hệ thống BRICS Clear sẽ có tác động lớn đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu, đặc biệt là phần 'phương Tây' trong hệ thống này", Nhà kinh tế học người Pháp Jacques Sapir kết luận.

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, ...

Giá cà phê hôm nay 1/11/2024: Giá cà phê lại 'quay xe', Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 1/11/2024: Giá cà phê lại 'quay xe', Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Nguồn cung cà phê đang dần phục hồi sau 2 năm liên tiếp thiếu hụt kỷ lục. Thị trường thế giới niên vụ 2023 - ...

Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?

Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ ...

Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Tại sao người giàu nhất hành tinh như Elon Musk và là chủ sở hữu mạng xã hội X, Giám đốc điều hành SpaceX và ...

BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư ...

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao chất lượng hợp tác giữa các địa phương của Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc

Việc Bí thư Quảng Tây thăm Việt Nam trong ba năm liên tiếp đã thể hiện sự coi trọng của Quảng Tây đối với quan hệ hợp tác với các ...
Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Kết quả đàm phán Nga-Mỹ: Kết thúc thành công, đề xuất kế hoạch hòa bình 3 giai đoạn, nguy cơ EU và Ukraine bị gạt khỏi bàn hòa đàm

Cuộc đàm phán kéo dài 4 tiếng rưỡi trong ngày 18/2 giữa hai phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ tại Saudi Arabia đạt được thành công.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Cuba

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam luôn sát cánh với Cuba, chia sẻ kinh nghiệm và hỗ trợ Cuba vượt qua khó khăn
Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Ngày 18/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua các nghị quyết về cơ cấu tổ chức và số lượng thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa ...
Armenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Armenia luôn coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á

Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng mong muốn Đại sứ Armenia phát huy vai trò cầu nối, quảng bá hình ảnh đất nước, con người và môi trường ...
Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025: Giá vàng lên như 'vũ bão', có thể chạm 3.300 USD/ounce do đầu cơ, không 'bỏ trứng vào một giỏ'

Giá vàng hôm nay 19/2/2025 vẫn giữ đà tăng mạnh cả ở thị trường thế giới và trong nước.
Giá tiêu hôm nay 19/2/2025: Thị trường tăng mạnh, dấu hiệu tốt cho thấy giá toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2025

Giá tiêu hôm nay 19/2/2025: Thị trường tăng mạnh, dấu hiệu tốt cho thấy giá toàn cầu sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2025

Giá tiêu hôm nay 19/2/2025 tại thị trường trong nước tăng mạnh ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 160.000 – 162.000 đồng/kg.
VietOffice 2025: Sân chơi cho các doanh nghiệp ngành Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm

VietOffice 2025: Sân chơi cho các doanh nghiệp ngành Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm

Triển lãm quốc tế về Giải pháp văn phòng thông minh, Thiết bị, Máy và Văn phòng phẩm (VietOffice 2025) sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 21-23/5 tại Hà Nội.
Giá cà phê hôm nay 18/2/2025: Giá cà phê arabica 'tụt dốc', robusta giảm phiên thứ ba liên tiếp, đều gì đang xảy ra?

Giá cà phê hôm nay 18/2/2025: Giá cà phê arabica 'tụt dốc', robusta giảm phiên thứ ba liên tiếp, đều gì đang xảy ra?

Giá cà phê hôm nay 18/2/2025: Giá cà phê arabica 'tụt dốc', robusta giảm phiên thứ ba liên tiếp, đều gì đang xảy ra?
Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025: Thị trường trong nước chưa thể khởi sắc, các bên vẫn chờ đợi đợt ra hàng vụ mới

Giá tiêu hôm nay 18/2/2025 tại thị trường trong nước ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 157.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/2/2025: Giá cà phê tăng mạnh sau một tuần, thị trường lần lượt rời đỉnh cao từ đây, dự báo tuần này thế nào?

Giá cà phê hôm nay 17/2/2025: Giá cà phê tăng mạnh sau một tuần, thị trường lần lượt rời đỉnh cao từ đây, dự báo tuần này thế nào?

Giá cà phê hôm nay 17/2/2025: Giá cà phê tăng mạnh sau một tuần, thị trường lần lượt rời đỉnh cao từ đây, dự báo tuần này thế nào?
Tạo sức mạnh tổng hợp, đưa kinh tế Việt Nam bứt phá

Tạo sức mạnh tổng hợp, đưa kinh tế Việt Nam bứt phá

Sự đồng thuận và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị là những yếu tố cốt lõi để Việt Nam đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% vào năm 2025.
Bất động sản: Tăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 sát trung tâm Hà Nội

Bất động sản: Tăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 sát trung tâm Hà Nội

Ttăng cường xử lý vi phạm liên quan nhà ở xã hội, điều kiện để được mua căn hộ 25 triệu đồng/m2 tại Hà Nội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Thị trường bất động sản khởi sắc nhờ chính sách và động lực giải ngân vốn nhóm công trình hạ tầng

Các chuyên gia dự báo, bất động sản vẫn là kênh đầu tư tốt trong năm 2025.
Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside - Tiện nghi sống đẳng cấp bên thềm căn hộ

Fresia Riverside mang đến đặc quyền sống tận hưởng vượt chuẩn mỗi ngày với bộ sưu tập hạ tầng tiện ích nội khu hoàn hảo, khởi đầu cho cuộc sống viên mãn, đong đầy hạnh ...
Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Bất động sản: Thị trường chững lại, người mua nghe ngóng, Bộ Tư pháp nói gì về đề xuất đánh thuế cao với ‘lướt sóng’ nhà đất?

Việc đánh thuế theo thời gian sở hữu nhà đất là không khả thi; giá chung cư Hà Nội chững lại, khó giảm sâu… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Bất động sản: Khó như sở hữu nhà Hà Nội, Hải Phòng chấn chỉnh đấu giá đất, thị trường bắt đầu chu kỳ mới, dự báo phân khúc ‘lên ngôi’

Người dân ngày càng khó khăn khi tiếp cận nhà ở tại Hà Nội, năm 2025 bắt đầu chu kỳ mới… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới đến năm 2030

Việt Nam đến năm 2030 sẽ có 221 khu công nghiệp quy hoạch phát triển mới, 76 khu công nghiệp phát triển mở rộng và 22 khu công nghiệp điều chỉnh quy hoạch.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2: USD xuống mức thấp nhất trong hai tháng, Yen Nhật đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2: USD xuống mức thấp nhất trong hai tháng, Yen Nhật đi lên

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/2 ghi nhận đồng Yen tăng vào phiên giao dịch vừa qua, nhờ dữ liệu tăng trưởng lạc quan của Nhật Bản.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2: USD đối mặt với bức tranh tiêu cực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2: USD đối mặt với bức tranh tiêu cực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/2 ghi nhận đồng USD neo dưới mốc 107, bức tranh ngắn hạn là khá tiêu cực.
Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngân hàng vẫn là một lựa chọn hấp dẫn, nên gửi tiền ở đâu?

Ngay trong tháng đầu năm 2025, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động nhằm thu hút dòng tiền nhàn rỗi.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2: USD và EUR 'đi' ngược chiều

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/2 ghi nhận đồng USD đã giảm mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2: USD tăng nhẹ, người dân Mỹ phải trả tiền nhiều hơn cho hàng hóa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/2 ghi nhận USD đã phục hồi nhẹ trở lại, đồng thời tăng lên mức cao nhất trong một tuần so với Yen.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2: USD tiếp tục chịu áp lực

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/2 ghi nhận đồng USD đã giảm khi Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ không vội cắt giảm lãi suất.
Phiên bản di động