Nhỏ Bình thường Lớn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa

Phi USD hóa là chủ đề được bàn luận rộng rãi trong những năm gần đây và thực sự nó đã tiến sang “một giai đoạn mới” cao hơn, chặt chẽ hơn. Hơn thế nữa, BRICS không chỉ nỗ lực phi USD hóa, mà là đang củng cố tiến trình phi phương Tây hóa.
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa. (Nguồn: kaohooninternational)

Tuần trước có lẽ thời điểm mà vấn đề phi USD hóa được thế giới bàn luận nhiều nhất, trong bối cảnh Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 tại Kazan, Nga từ ngày 22-24/10. Giới truyền thông quốc tế bình luận rằng, không chỉ đồng USD phải chịu áp lực trong bối cảnh khối kinh tế này ngày càng mạnh lên – mà là toàn bộ trật tự kinh tế do phương Tây thống trị.

Tin liên quan
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

"Kết thúc ngày hội của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới, các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra những quyết định quan trọng", Jacques Sapir, nhà kinh tế học người Pháp nổi tiếng và cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu của phương Tây nghiên cứu về nền kinh tế Nga, cho biết.

"Cần lưu ý rằng, BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), cùng với 4 quốc gia thành viên mới (Ai Cập, Ethiopia, Iran, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), hiện chiếm hơn 33% GDP toàn cầu so với 29% của G7", chuyên gia Jacques Sapir nói.

Nhân rộng tầm ảnh hưởng

Trong số những diễn biến khác nhau xuất hiện từ sau Hội nghị thượng đỉnh, nhà kinh tế học Pháp đã nêu bật ba quyết định quan trọng và nổi bật của BRICS, bao gồm: thể chế hóa Danh mục các quốc gia đối tác trong BRICS; Thành lập hệ thống BRICS-Clear để tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giữa các thành viên và các quốc gia đối tác; Và thành lập Công ty (tái) Bảo hiểm BRICS”.

“Hệ quả của những quyết định này dự kiến sẽ rất đáng kể, không chỉ đối với BRICS và các nước liên kết mà còn đối với thế giới phương Tây. Cho thấy phong trào hướng tới “phi phương Tây hóa” toàn cầu đang diễn ra nhanh chóng”, nhà kinh tế học Jacques Sapir nhận định.

Phân tích cụ thể hơn, theo ông Sapir, một trong những quyết định mang tính biểu tượng nhất được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS Kazan là thể chế hóa Danh mục các quốc gia đối tác trong BRICS. Điều này tạo ra một Khu vực BRICS rộng lớn xung quanh các thành viên cốt lõi.

Chẳng hạn, sự hiện diện của Indonesia, Malaysia, Thái Lan… trong Danh mục đối tác này ngụ ý rằng, BRICS vốn đã thống trị ở châu Á do có các thành viên có tầm ảnh hưởng “khổng lồ” như Trung Quốc và Ấn Độ, hoàn toàn có thể trở thành bá chủ trong khu vực này.

"Công cụ" thay thế SWIFT

Quyết định quan trọng thứ hai của Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 16 là việc thành lập BRICS Clear, một hệ thống thanh toán và bù trừ cho cả thương mại nội khối BRICS và thương mại giữa BRICS và các quốc gia đối tác. Vấn đề thanh toán rất quan trọng vì thương mại sẽ mang tính đa phương giữa 22 quốc gia gồm: 9 thành viên BRICS và 13 quốc gia đối tác.

Một trong những mục tiêu chính của BRICS Clear là tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống SWIFT. Trong hệ thống BRICS Clear, việc sử dụng tiền tệ quốc gia làm công cụ thanh toán các giao dịch quốc tế sẽ được ưu tiên.

Cụ thể, chuyên gia Jacques Sapir cho biết, trong hệ thống BRICS Clear, việc thanh toán giao dịch sẽ được xử lý thông qua một “đồng tiền ổn định” do Ngân hàng phát triển Mới quản lý.

Hệ thống này lấy cảm hứng từ chính Liên minh thanh toán châu Âu (1950-1957). Vào thời điểm đó, các giao dịch và thanh toán cuối cùng được thực hiện bằng đồng USD. Còn hiện nay trong BRICS Clear, một “đồng tiền ổn định” sẽ đóng vai trò là đơn vị tính toán, nhưng bước thanh toán cuối sẽ diễn ra bằng các loại tiền tệ địa phương.

Nhà nghiên cứu Pháp phân tích cụ thể, với cường độ giao dịch được thực hiện bằng BRICS Clear dự kiến ​​sẽ tăng lên trong thời gian tới - giao dịch quốc tế sẽ đòi hỏi các dịch vụ bảo hiểm (cho cả hợp đồng và vận chuyển - và tất nhiên, các dịch vụ bảo hiểm này liên quan đến các hoạt động tái bảo hiểm. “Do đó, với sự ra đời của Công ty (tái) Bảo hiểm BRICS, nhóm này đang nỗ lực xây dựng sự độc lập của mình khỏi các công ty bảo hiểm phương Tây”.

“Thành lập Công ty Bảo hiểm BRICS là quyết định quan trọng thứ ba từ Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan - sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại nội khối, cũng như thương mại với các quốc gia ‘đối tác’ và nói chung là với bất kỳ quốc gia nào muốn giao dịch với Khu vực BRICS”, ông Jacques Sapir giải thích.

Không chỉ là USD hóa

"Hai trong ba quyết định tại Thượng đỉnh BRICS vừa qua là BRICS Clear và Công ty bảo hiểm BRICS chắc chắn sẽ tác động đáng kể đối với cơ cấu thương mại toàn cầu và việc sử dụng đồng USD, cũng như đồng Euro trên phạm vi quốc tế”, ông Sapir cảnh báo.

Theo ông, sẽ có hai hệ quả đối với cơ cấu thương mại toàn cầu. Thứ nhất, liên quan đến việc chuyển hướng dòng chảy thương mại do các điều kiện ưu đãi cho thương mại nội khối BRICS và giữa các đối tác BRICS. Vì vậy, mất mát về khối lượng xuất khẩu của các nước phương Tây sẽ lên tới 5-7%. Con số này có thể không đáng kể, nhưng tỷ lệ này có thể thay đổi rất nhiều tùy theo quốc gia và gây bất ổn cho nền kinh tế đó.

Hệ quả thứ hai, tức thời hơn, sự ra đời của Công ty Bảo hiểm BRICS chắc chắn sẽ ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm phương Tây chuyên về bảo hiểm thương mại.

"Hệ quả về tiền tệ của quá trình phi USD hóa ồ ạt và nhanh chóng cũng sẽ rất đáng kể". Mặc dù thuật ngữ "phi USD hóa" không được hai quốc gia BRICS (Ấn Độ và Brazil) ra mặt ủng hộ, nhưng họ vẫn chấp thuận và ủng hộ hệ thống BRICS Clear.

Trên thực tế, thương mại nội khối BRICS và thương mại với các nước đối tác chiếm 35-40% thương mại toàn cầu. Mặc dù một số giao dịch đã được thực hiện bằng sử dụng đồng nội tệ các nước, nhưng có vẻ như rất khó có khả năng tỷ trọng này trong thương mại nội khối BRICS và với các nước đối tác khó có thể vượt 20%.

Điều này có nghĩa là 28-32% thương mại toàn cầu, hiện đang được thực hiện bằng đồng USD và đồng Euro, có thể dần tách khỏi 2 loại tiền tệ này trong khuôn khổ BRICS Clear. "Có khả năng, tỷ lệ phi USD hóa thông qua BRICS Clear trong 5 năm tới sẽ nằm trong khoảng 70-80%, tương đương 19,5-25,5% thương mại toàn cầu. Tỷ trọng đồng bạc xanh trong các giao dịch quốc tế sẽ giảm tương ứng và giảm cả trong dự trữ của các ngân hàng trung ương", vị chuyên gia Pháp dự đoán.

Ông Jacques Sapir cảnh báo, “nếu ước tính tỷ trọng tiền tệ trong dự trữ của Ngân hàng Trung ương phản ánh sơ bộ việc sử dụng các loại tiền tệ này trong thương mại, thì tỷ trọng của đồng USD có thể giảm từ 58% tổng dự trữ xuống còn khoảng 35-40%. Tỷ trọng của Euro sẽ ít bị ảnh hưởng hơn vì Euro hiện chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội khối EU và với các đối tác trực tiếp, ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, tác động của thương mại với khu vực BRICS là thấp”.

Tuy nhiên, tác động sẽ không chỉ giới hạn ở sự suy giảm mạnh của đồng USD và sự gia tăng của các loại nội tệ khác. Số tiền USD do các Ngân hàng Trung ương nắm giữ dưới dạng trái phiếu Kho bạc Mỹ cũng chịu tác động không nhỏ.

Vì các ngân hàng trung ương nắm giữ đồng USD dưới hình thức trái phiếu kho bạc Mỹ, nên dự trữ giảm có thể dẫn tới làn sóng bán tháo trái phiếu kho bạc. Điều này có thể dẫn tới sụp đổ thị trường trái phiếu công, gây khó khăn cho nền kinh tế lớn nhất thế giới trong việc tái cấp vốn cho các khoản vay.

"Do đó, việc BRICS triển khai hệ thống BRICS Clear sẽ có tác động lớn đối với hệ thống tiền tệ toàn cầu, đặc biệt là phần 'phương Tây' trong hệ thống này", Nhà kinh tế Pháp Jacques Sapir kết luận.

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng trong nước tiến lên mức cao chưa từng có trong lịch sử, thị trường chỉ thấy mua vào, ...

Giá cà phê hôm nay 1/11/2024: Giá cà phê lại 'quay xe', Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Giá cà phê hôm nay 1/11/2024: Giá cà phê lại 'quay xe', Brazil tung ra lượng hàng khủng, nguồn cung đang dần hồi phục giá sẽ thế nào?

Nguồn cung cà phê đang dần phục hồi sau 2 năm liên tiếp thiếu hụt kỷ lục. Thị trường thế giới niên vụ 2023 - ...

Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?

Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?

Những gì còn lại của siêu dự án Dòng chảy phương Bắc (Nord Stream) vẫn nằm sâu dưới biển Baltic. Hơn hai năm sau vụ ...

Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?

Tại sao người giàu nhất hành tinh như Elon Musk và là chủ sở hữu mạng xã hội X, Giám đốc điều hành SpaceX và ...

BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

BRICS++: Bước tiến ‘khó cản’ của một thế lực đang trỗi dậy

Tờ China daily của Trung Quốc gọi BRICS là một tập thể đang trỗi dậy trong một thế giới đang thay đổi. Còn Giáo sư ...

Tin cũ hơn

Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua
Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi