Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thúc đẩy việc bảo vệ nhân viên nhân đạo trong xung đột vũ trang

Hương Ly
Ngày 16/7, tại trụ sở Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức cuộc họp cấp Bộ trưởng nghe báo cáo về Bảo vệ nhân viên nhân đạo trong xung đột vũ trang.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội đồng Bảo an LHQ thúc đẩy việc bảo vệ nhân viên nhân đạo  trong xung đột vũ trang
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, New York phát biểu tại cuộc họp.

Cuộc họp do Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves le Drian (nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 7/2021) chủ trì, có sự tham dự cấp bộ trưởng Ngoại giao của Kenya, Mexico, Tunisia và Ấn Độ.

Phó Tổng Thư ký LHQ Amina Mohammed, Giám đốc điều hành Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) Robert Mardini và đại diện một số tổ chức phi chính phủ của Pháp đã trình bày báo cáo tại cuộc họp.

Phó Tổng Thư ký LHQ cho biết, trong năm 2020, tại 19 quốc gia có xung đột, đã có 99 nhân viên nhân đạo bị thiệt mạng và nhiều trường hợp khác bị tấn công, bắt cóc, giam giữ, đe dọa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đầu năm 2021, tại 14 khu vực xung đột, đã xảy ra 568 trường hợp tấn công vào các cơ sở và nhân viên y tế.

Ông Amina Mohammed cho rằng, cách bảo vệ nhân viên nhân đạo tốt nhất là chấm dứt bạo lực, xung đột, bảo đảm tuân thủ luật nhân đạo.

Ông cũng thông báo, Tổng Thư ký LHQ quyết định sẽ bổ nhiệm vị trí Cố vấn đặc biệt về tiếp cận nhân đạo và bảo vệ không gian nhân đạo nhằm theo dõi, cố vấn về vấn đề này.

Đại diện Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế bày tỏ quan ngại về hoạt động nhân đạo bị chính trị hóa, khiến nhân viên nhân đạo trở thành nạn nhân.

Ông khẳng định, nguyên tắc then chốt của hoạt động nhân đạo là tính trung lập, kêu gọi các nước chuyển hóa cam kết thành hành động trên thực địa, tổ chức nhân đạo cần là tuyến đầu tiếp cận và hỗ trợ người dân trong xung đột.

Các nước thành viên HĐBA LHQ khẳng định mạnh mẽ cam kết bảo đảm an toàn, an ninh cho nhân viên nhân đạo, thúc giục việc tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo không bị cản trở và điều tra, xét xử hành vi vi phạm luật nhân đạo.

Các nước cũng trao đổi ý kiến về tình hình một số khu vực xung đột và biện pháp tăng cường vai trò của HĐBA LHQ tại đây.

Phát biểu tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho rằng, trong bối cảnh xung đột kéo dài, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và cuộc sống của dân thường, nhân viên nhân đạo và nhân viên LHQ có vai trò quan trọng trong giảm nhẹ gánh nặng nhân đạo và hỗ trợ người dân.

Đại sứ Đặng Đình Quý lên án hành vi tấn công, bạo lực đối với nhân viên nhân đạo và nhân viên của LHQ, kêu gọi các bên xung đột tuân thủ nghĩa vụ theo luật nhân đạo quốc tế về phân biệt giữa người tham chiến và dân thường, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân, bảo vệ an toàn cho nhân viên nhân đạo và đảm bảo tiếp cận nhân đạo không bị cản trở.

Về các nguyên tắc hoạt động nhân đạo, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh cần khách quan, trung lập và độc lập, tuân thủ Hiến chương LHQ về chủ quyền quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ cũng như tuân thủ quy định pháp luật của quốc gia tiếp nhận.

Đại sứ cho rằng, các tổ chức nhân đạo nên tăng cường đối thoại với quốc gia tiếp nhận và các bên xung đột nhằm tìm giải pháp khắc phục các khó khăn, cản trở đối với hoạt động nhân đạo.

Đại sứ Việt Nam khẳng định, quốc gia đóng vai trò hàng đầu trong bảo vệ dân thường, do đó, cần tập trung vào các giải pháp lâu dài về tăng cường năng lực cho quốc gia trong bảo vệ dân thường, tăng khả năng kháng lại các thách thức, khủng hoảng, giảm phụ thuộc vào cứu trợ nhân đạo, giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của xung đột, phục hồi hậu xung đột và xây dựng hòa bình bền vững.

Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan

Hội đồng Bảo an LHQ gia hạn cấm vận vũ khí đối với Nam Sudan

Ngày 28/5, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã thông qua nghị quyết gia hạn một năm (đến ngày 31/5/2022) lệnh cấm ...

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam

Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả tháng Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam

Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Ngoại giao Đặng Hoàng Giang cho biết: Có thể vui mừng khẳng định tháng Chủ tịch HĐBA ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Phiên bản di động