Hội đồng Bảo an thảo luận cấp cao về Quản lý và cải cách khu vực an ninh

Chu Văn
TGVN. Ngày 3/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận cấp Bộ trưởng về Quản lý và cải cách ngành an ninh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức thảo luận cấp Bộ trưởng về Quản lý và cải cách ngành an ninh. Cuộc họp do Nam Phi, nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2020 chủ trì
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức thảo luận cấp Bộ trưởng về Quản lý và cải cách ngành an ninh. Cuộc họp do Nam Phi, nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2020 chủ trì.

Cuộc họp do Nam Phi, nước Chủ tịch HĐBA tháng 12/2020 chủ trì, với sự tham gia của Bộ trưởng các nước Nam Phi, Tunisia, Đức, Saint Vincent và Grenadines và Thứ trưởng các nước Bỉ, Estonia, Indonesia.

Báo cáo tại phiên thảo luận, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Alexandre Zouev về Pháp quyền và thể chế an ninh khẳng định LHQ luôn ưu tiên hỗ trợ các nước xây dựng ngành an ninh hiệu quả và có trách nhiệm, hiện LHQ đang hỗ trợ hơn 15 quốc gia, nổi bật là Burkina Faso, Gambia, Libya, Yemen, Somalia, nhằm triển khai các sáng kiến cải cách ngành an ninh thông qua hoạt động của các phái bộ gìn giữ hòa bình và các phái bộ chính trị đặc biệt, cũng như trên cơ sở yêu cầu của các nước thành viên, tổ chức khu vực có nhu cầu được hỗ trợ.

Trợ lý Tổng Thư ký LHQ Bintou Keita phụ trách các vấn đề châu Phi cho rằng quản lý và cải cách ngành an ninh là một tiến trình phức tạp, kéo dài, đòi hỏi ý chí chính trị mạnh mẽ, sự hợp tác giữa các đối tác trên thực địa, và sự tham gia của phụ nữ.

Cao Ủy Liên minh châu Phi về Hòa bình và an ninh Smail Chergui hoan nghênh chủ đề thảo luận và nhấn mạnh vai trò quan trọng của quản trị và cải cách ngành an ninh đối với các nước thành viên Liên minh Châu Phi trong xây dựng và duy trì hòa bình.

Các nước thành viên HĐBA LHQ cho biết cải cách ngành an ninh có vai trò quan trọng với quốc gia hậu xung đột, góp phần củng cố hòa bình và ngăn ngừa tái diễn xung đột, thúc đẩy phát triển.

Các nước cho rằng tiến trình cải cách ngành an ninh được nhìn nhận là tiến trình do quốc gia làm chủ và triển khai theo yêu cầu của quốc gia liên quan, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là LHQ và các tổ chức khu vực, với sự tham gia đầy đủ, bình đẳng của phụ nữ. Các nước cũng nhấn mạnh cần bảo đảm nguồn tài chính dành cho nỗ lực xây dựng hòa bình, trong đó có cải cách ngành an ninh.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, đã phát biểu ghi nhận những khó khăn nhiều quốc gia phải đối mặt trong giai đoạn hậu xung đột như giải giáp vũ khí, giải ngũ và tái hòa nhập các nhóm vũ trang, hòa giải… đòi hỏi cần cải cách bộ máy an ninh để củng cố hòa bình hậu xung đột, thúc đẩy hòa giải quốc gia và tái thiết đất nước, giảm nguy cơ tái diễn xung đột, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của xung đột đối với các nhóm yếu thế trong xã hội, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Đại sứ Đặng Đình Quý cũng nhấn mạnh tiến trình cải cách bộ máy an ninh cần bảo đảm nguyên tắc độc lâp, chủ quyền, trách nhiệm chủ đạo của quốc gia đối với; cải cách trên cơ sở phù hợp với bối cảnh, ưu tiên cụ thể của từng nước, với sự tham gia của các thành phần xã hội đa dạng, đặc biệt là sự tham gia của phụ nữ.

Đồng thời, Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh cộng đồng quốc tế, đặc biệt là LHQ và các tổ chức khu vực, có thể hỗ trợ các quốc gia hậu xung đột trong tiến trình cải cách bộ máy an ninh và khẳng định Việt Nam sẵn sàng hợp tác trên lĩnh vực này thông qua các cơ chế phù hợp của LHQ cũng như các phái bộ gìn giữ hòa bình ở Châu Phi.

Sau cuộc họp, các nước thành viên HĐBA LHQ đã nhất trí thông qua Nghị quyết 2553 về Cải cách ngành an ninh. Đây là nghị quyết thứ hai của HĐBA về chủ đề này. Nghị quyết nhấn mạnh vai trò quan trọng của cải cách ngành an ninh đối với củng cố hòa bình, ổn định tại các quốc gia hậu xung đột, ngăn ngừa tái diễn xung đột, thúc đẩy phát triển bền vững; ghi nhận chủ quyền và trách nhiệm chủ đạo của quốc gia liên quan đối với tiến trình cải cách, sự cần thiết phải bảo đảm phù hợp với ưu tiên, nhu cầu và trên cơ sở tham vấn và yêu cầu của quốc gia với sự tham dự của các bên liên quan, trong đó cần chú trọng thúc đẩy vai trò và sự tham gia của phụ nữ. Nghị quyết cũng kêu gọi cộng đồng quốc tế, trong đó có LHQ, các đối tác song phương, tổ chức khu vực, bảo đảm hỗ trợ và dành nguồn lực cho các nỗ lực cải cách.

Cải cách bộ máy an ninh được xem là một phần của tiến trình xây dựng hòa bình và duy trì hòa bình tại các quốc gia hậu xung đột, thông qua việc thực hiện chính sách cải cách và củng cố các cơ quan, thể chế an ninh. Năm 2014, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết 2151 là nghị quyết đầu tiên về chủ đề này.
Hội thảo về cải cách WTO, các vấn đề pháp lý và tác động đối với Việt Nam

Hội thảo về cải cách WTO, các vấn đề pháp lý và tác động đối với Việt Nam

TGVN. Ngày 27/11, Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại quốc ...

Hội đồng Bảo an thảo luận về tác động của các biện pháp cưỡng ép đơn phương

Hội đồng Bảo an thảo luận về tác động của các biện pháp cưỡng ép đơn phương

TGVN. Chiều ngày 25/11, Trung Quốc và một số nước thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) đã đồng chủ trì tổ ...

ASEAN đề cao hòa bình và ổn định khu vực, đặc biệt quan tâm vấn đề Biển Đông

ASEAN đề cao hòa bình và ổn định khu vực, đặc biệt quan tâm vấn đề Biển Đông

TGVN. Tờ The Star (Malaysia) bình luận, tại phiên khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 ngày 12/11, Hiệp hội các Quốc ...

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Trường Đại học Cần Thơ mở thêm nhiều ngành mới, trong đó có Trí tuệ nhân tạo

Hội đồng trường - Trường Đại học Cần Thơ đã phê duyệt chủ trương mở các ngành mới ở trình độ đại học và thạc sĩ.
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam - 'Sợi dây' kết nối tôi với dải đất xinh đẹp hình chữ S

Báo Thế giới và Việt Nam đã và đang có giá trị đặc biệt đối với tôi...
Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Khói bụi đưa Ấn Độ và Pakistan xích lại

Gần đây, cả thành phố Lahore, tỉnh Punjab của Pakistan và thủ đô New Delhi của Ấn Độ đều được xếp vào danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Tiếp cận thông tin quốc tế qua Thế giới và Việt Nam

Từ một độc giả trung thành đến cộng tác viên của Báo Thế giới và Việt Nam là hành trình tiếp cận tri thức, thông tin quốc tế nhiều kỷ niệm của tôi.
Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Đại sứ Bulgaria kỳ vọng về kết quả hữu hình cho quan hệ song phương qua chuyến thăm của Tổng thống Rumen Radev

Theo Đại sứ Bulgaria Pavlin Todorov, chuyến thăm của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thể hiện cam kết tăng cường và nâng cao quan hệ với Việt Nam.
Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Tăng cường hợp tác giáo dục Việt Nam-Venezuela

Hợp tác giáo dục góp phần thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân hai nước Venezuela-Việt Nam.
Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Việt Nam-Bulgaria trước ngưỡng cửa 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Đôi dòng chia sẻ về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Bulgaria nhân dịp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sắp thăm chính thức Việt Nam.
Phiên bản di động