Hội đồng Bảo an thảo luận về vấn đề sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế và quyền tự vệ chính đáng

Chu Văn
TGVN. Chiều ngày 24/2, Mexico chủ trì tổ chức cuộc họp trực tuyến theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về vấn đề sử dụng vũ lực trong luật pháp quốc tế, chủ thể phi quốc gia và quyền tự vệ chính đáng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát biểu tại cuộc họp trực tuyến theo thể thức Arria của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Đại diện của gần 30 nước thành viên HĐBA và LHQ đã tham dự và phát biểu.

Bà Naz Modirzadeh, Giám đốc Chương trình Luật quốc tế và xung đột vũ trang thuộc Đại học Luật Harvard cho rằng thời gian qua có nhiều trường hợp quốc gia sử dụng quyền tự vệ nhằm triển khai chiến dịch quân sự tại quốc gia khác nhằm mục đích chống khủng bố quốc tế.

Trong trường hợp này, các nước liên quan không được HĐBA cho phép hoặc không được sự chấp thuận của nước chủ nhà, song lấy lý do nước chủ nhà không có năng lực hoặc không sẵn sàng tham gia chống khủng bố.

Bà Modirzadeh nhận thấy việc thảo luận về chủ đề này chủ yếu hiện là trong giới học giả và rất hạn chế tại LHQ. Bà cho rằng các quốc gia có thẩm quyền và trách nhiệm phát hiện, xây dựng luật pháp quốc tế, bao gồm trách nhiệm bảo vệ nguyên tắc không sử dụng vũ lực. Nếu các nước giữ im lặng thì có thể được giải thích là ngầm đồng ý với cách diễn giải mở rộng phạm vi của quyền tự vệ theo Hiến chương LHQ.

Bà Naz Modirzadeh đề nghị các nước cần tham gia tích cực vào thảo luận cởi mở về học thuyết quyền tự vệ và tăng cường khả năng tiếp cận các thông báo, thảo luận tại HĐBA về chủ đề này.

Ý kiến phát biểu của các nước nhấn mạnh nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực là nền tảng cho hệ thống an ninh tập thể thiết lập theo Hiến chương LHQ và chức năng của HĐBA trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Các đại biểu khẳng định ngoại lệ duy nhất nguyên tắc này là sử dụng vũ lực khi được HĐBA cho phép hoặc khi thực hiện quyền tự vệ.

Các nước cũng kêu gọi đề cao tuân thủ Hiến chương LHQ trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, đồng thời trao đổi về cách hiểu, giải thích và áp dụng Điều 51 của Hiến chương LHQ, cũng như tình hình tại một số quốc gia, khu vực cụ thể.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ, bày tỏ quan ngại về các trường hợp sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, trái với Hiến chương LHQ và đe dọa hòa bình, an ninh quốc tế.

Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh các quốc gia có nghĩa vụ xây dựng quan hệ hữu nghị, xây dựng nền văn hóa đề cao Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, tuân thủ các nguyên tắc về chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và cần giải quyết hòa bình các tranh chấp.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ cho rằng HĐBA cần thúc đẩy tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường vai trò của luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ như công cụ thiết yếu trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, tăng cường phối hợp với tổ chức khu vực, cơ quan pháp lý quốc tế trong thúc đẩy giải quyết tranh chấp, duy trì hòa bình và ngăn ngừa xung đột.

Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định cần tránh lạm dụng hoặc giải thích lại Hiến chương LHQ và đề nghị HĐBA tiếp tục tạo điều kiện cho các nước tiếp cận công việc, tài liệu của HĐBA nhằm thúc đẩy thảo luận cởi mở, minh bạch về chủ đề này.

Cuộc họp theo thể thức Arria là một hình thức họp không chính thức của HĐBA nhằm thảo luận về các vấn đề quan trọng, mới nổi, có sự tham dự của các nước thành viên HĐBA và LHQ, các tổ chức quốc tế.
TIN LIÊN QUAN
Hội đồng Bảo an thảo luận về tình hình Somalia và Haiti
Bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, đóng góp có trách nhiệm cho sứ mệnh duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
Trước nhiều tranh cãi, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ thảo luận về cách tiếp cận vaccine toàn cầu
Hội đồng Bảo an LHQ thảo luận về việc thực hiện các thỏa thuận Minsk
Liên hợp quốc thảo luận về các biện pháp thúc đẩy việc hồi hương trẻ em từ khu vực xung đột

(theo Phái đoàn Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 10/1/2025, Lịch vạn niên ngày 10 tháng 1 năm 2025

Lịch âm 10/1. Lịch âm 10/1/2025? Âm lịch hôm nay 10/1. Lịch vạn niên 10/1/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Sáu ngày 10/1/2025: Bọ Cạp có cơ hội tài chính

Tử vi hôm nay 10/1/2025 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam là nạn nhân trận động đất ở Trung Quốc

Chiều ngày 9/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng thông tin một số hoạt động bảo hộ công dân tại Hàn Quốc và Trung Quốc.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Đại sứ Khamphao Ernthavanh: Thành công của Việt Nam là niềm vui và niềm tin của nhân dân Lào

Chuyến thăm lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính chắc chắn sẽ tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Lào-Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Lào: Khởi động quyết tâm tạo đột phá mới, siết chặt tay cùng 'vươn mình'

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng Thủ tướng Lào đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam-Lào
‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

‘Bản hòa âm’ giữa ngoại giao khoa học và thành phố

Ngày nay, việc kết hợp ngoại giao thành phố và ngoại giao khoa học được xem là giải pháp chiến lược nhằm ứng phó các thách thức toàn cầu...
Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Những lần ngoại giao ẩm thực gây rắc rối 'dở khóc dở cười'

Một số bữa tiệc đã khiến nước chủ nhà hoặc khách mời rơi vào tình thế khó xử...
Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Nghĩa tình sắt son đặc biệt Việt Nam - Cuba

Trong lịch sử thế giới đương đại, hiếm có mối quan hệ nào đặc biệt như quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước Việt Nam – Cuba.
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Phiên bản di động