Back to E-magazine
e magazine
20:00 | 07/07/2022
Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7: Những ưu tiên hàng đầu

20:00 | 07/07/2022

Trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm hợp tác Mekong – Lan Thương phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu
Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu

Ngày 4/7, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong – Lan Thương (MLC) lần thứ 7 diễn ra tại Bagan, Myanmar với sự tham dự của các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu

Với chủ đề “Đoàn kết vì hoà bình và thịnh vượng”, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác MLC lần thứ 7 đã đánh giá những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch Hành động 5 năm Hợp tác MLC (2018-2022), thảo luận và đi đến thống nhất bốn nội dung chính mà hợp tác MLC chú trọng trong thời gian tới là phục hồi và phát triển kinh tế; quản lý thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, sử dụng bền vững tài nguyên nước; củng cố an ninh y tế; giao lưu nhân dân.

Việc tổ chức Hội nghị theo hình thức trực tiếp trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có chiều hướng tiếp tục diễn biến phức tạp, thể hiện cam kết mạnh mẽ của các nước đối với các cơ chế hợp tác cũng như quyết tâm và nỗ lực của Myanmar và Trung Quốc trong vai trò đồng chủ trì Hội nghị.

Ý tưởng MLC với sự tham gia của sáu nước ven sông (gồm Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Trung Quốc) được Thái Lan đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012. Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc tháng 11/2014, Thủ tướng Trung Quốc đã bày tỏ ủng hộ sáng kiến của Thái Lan và sẵn sàng xem xét việc thành lập cơ chế Đối thoại và hợp tác MLC. Tháng 11/2015, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MLC lần thứ nhất đã được tổ chức lần đầu tiên tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc.

Ngày 23/3/2016, Hội nghị Cấp cao lần thứ nhất đã chính thức khởi động hợp tác MLC giữa sáu nước và thống nhất các định hướng lớn cho cơ chế hợp tác. Hội nghị quan trọng này cho thấy bước tiến trong hợp tác khu vực về quản lý bền vững nguồn nước sông Mekong. Các nhà lãnh đạo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của sông Mekong đối với sự phát triển của tiểu vùng và cuộc sống của người dân, và sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa các nước vì lợi ích chung của tất cả các bên.

Thủ tướng Trung Quốc thông báo, nước này cam kết đóng góp 300 triệu USD cho Quỹ hợp tác MLC trong năm năm tới để hỗ trợ việc thực hiện các dự án “thu hoạch sớm”; dành 10 tỷ Nhân dân tệ cho các khoản vay ưu đãi, 5 tỷ USD cho các khoản tín dụng bên mua và 5 tỷ USD cho các khoản vay đặc biệt cho các dự án hạ tầng cơ sở và hợp tác năng lực sản xuất.

Tại Hội nghị Bộ trưởng hợp tác MLC lần thứ 7, tổ chức tại Myanmar mới đây, các Bộ trưởng Ngoại giao đã đánh giá cao những kết quả và đóng góp tích cực của MLC đối với hợp tác và phát triển ở khu vực nhất là trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Trong đó phải kể đến việc tổ chức thành công Diễn đàn nguồn nước MLC lần thứ 2; triển khai các nghiên cứu chung về khí tượng thủy văn và phòng chống thiên tai; tổ chức diễn đàn hợp tác chính quyền địa phương lần thứ nhất, hội thảo liên minh các thành phố du lịch, các hoạt động kỷ niệm năm năm hợp tác MLC và Tuần lễ MLC tại sáu nước thành viên; nhiều dự án hạ tầng lớn đã được hoàn thành; hàng trăm dự án hỗ trợ kỹ thuật được triển khai.

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu
Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mekong-Lan Thương lần thứ 7 tổ chức tại Bagan, Myanmar, ngày 4/7.

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu

Nhận thức rõ vai trò và ý nghĩa của hợp tác MLC đối với sự phát triển bền vững và thịnh vượng của tiểu vùng Mekong, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia ngay từ giai đoạn đầu quá trình hình thành cơ chế hợp tác này.

Trong đó, Việt Nam đã có nhiều nhiều đóng góp về nội dung, lĩnh vực hợp tác, góp phần thúc đẩy hợp tác MLC đi vào thực chất như chủ động tham gia xây dựng các văn kiện quan trọng, mang tính định hướng hợp tác, đặc biệt là đã đẩy được hợp tác nguồn nước trở thành một lĩnh vực ưu tiên của MLC. Các Bộ, ngành cơ quan đã tham gia vào hoạt động của các Nhóm công tác, bước đầu tham gia xây dựng các tài liệu Kế hoạch, định hướng hoạt động của từng Nhóm công tác.

Việt Nam đã đề xuất các dự án và đã được các nước nhất trí đưa vào Danh sách dự án thu hoạch sớm để triển khai giai đoạn đầu của hợp tác MLC. Các dự án này đều có lợi ích thiết thực, phù hợp với ưu tiên của hợp tác MLC, nhất là dự án tăng cường phối hợp quản lý lũ lụt, hạn hán trong lưu vực sông MLC và dự án hài hòa hóa tiêu chuẩn, thủ tục giữa các nước trong tiểu vùng.

Từ đầu năm 2021 tới nay, Việt Nam đã phối hợp tích cực với các nước tổ chức Hội nghị Cấp cao, Hội nghị Bộ trưởng, các hoạt động kỷ niệm. Hiện có 12 dự án của Việt Nam đã đăng ký thành công, đang trong quá trình triển khai và đăng ký thêm 17 dự án trong năm 2023. Đồng thời, tham gia họp Nhóm công tác Ngoại giao, tham gia các hoạt động, khóa đào tạo trong khuôn khổ hợp tác MLC.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác MLC lần thứ 7, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn một lần nữa khẳng định sự coi trọng và đóng góp hiệu quả của Việt Nam đối với hợp tác MLC.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, trong giai đoạn hậu đại dịch, các nước thành viên cần bảo đảm MLC phát triển theo hướng thiết thực, lấy vấn đề tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững làm ưu tiên hàng đầu, đem lại lợi ích thực chất cho người dân.

Theo đó, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đề xuất các nhóm biện pháp chính.

Thứ nhất, lấy hợp tác phục hồi kinh tế và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế làm trọng điểm, tăng cường hợp tác hải quan và tạo thuận lợi thương mại nhằm giải quyết tắc nghẽn hàng hoá, bảo đảm lưu thông hàng hoá và dịch vụ.

Theo Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn, vừa thoát khỏi đại dịch, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục vật lộn với tình trạng lạm phát gia tăng, chuỗi cung ứng tiếp tục bị gián đoạn, tình trạng khan hiếm năng lượng và nguy cơ suy thoái kinh tế. Do đó, các nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc đối thoại chính sách, trao đổi các biện pháp tốt nhất để điều hành kinh tế vĩ mô, nhất là bảo vệ kinh tế khu vực khỏi những “cú sốc” từ bên ngoài.

Việt Nam hoan nghênh những nỗ lực tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quan, tạo thuận lợi thương mại để giải quyết tắc nghẽn hàng hoá, đảm bảo sự lưu thông thông suốt của hàng hoá và dịch vụ, đặc biệt là hàng nông sản theo mùa.

Thứ hai, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cho rằng, hợp tác MLC cần hỗ trợ các nước thành viên thích ứng biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh - đây là con đường dẫn đến một tương lai tốt đẹp hơn.

Việt Nam và nhiều nước tại Hội nghị COP 26 đã đưa ra những cam kết đầy tham vọng về khí hậu và Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tin rằng, bằng cách hỗ trợ lẫn nhau, các nước trong khu vực Mekong sẽ thực hiện tốt các cam kết đó.

Trung Quốc là quốc gia sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới và có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, công nghệ trong lĩnh vực này để chia sẻ với các nước Mekong. Chính vì vậy, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn mong muốn, các nước trong khu vực sẽ đẩy mạnh hợp tác nâng cấp năng lực sản xuất và dự trữ năng lượng sạch, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao và thân thiện với môi trường nhằm giúp đảm bảo an ninh lương thực, giảm lượng khí thải carbon.

“Quản lý thiên tai là một thành phần quan trọng của thích ứng với biến đổi khí hậu, chúng tôi hoàn toàn ủng hộ các nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa sáu quốc gia khu vực Mekong trong lĩnh vực này”, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn cũng nêu nhóm giải pháp thứ ba là đẩy mạnh hợp tác quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước, đặc biệt là đẩy nhanh việc xây dựng Kế hoạch hành động hợp tác tài nguyên nước MLC giai đoạn 2023-2027; khuyến khích mở rộng tham vấn, đối thoại giữa các nước thành viên về kế hoạch phát triển tài nguyên nước; tăng cường chia sẻ dữ liệu thuỷ văn, khí tượng và vận hành đập thuỷ điện; và tăng cường phối hợp giữa MLC và Uỷ hội sông Mekong.

Và nhóm biện pháp thứ tư là tăng cường kết nối nhân dân thông qua khôi phục và mở rộng hoạt động du lịch, hợp tác giữa các chính quyền địa phương và các chương trình văn hoá, thể thao, truyền thông, trao quyền phụ nữ và thanh niên cũng được Bộ trưởng nêu rõ tại Hội nghị.

Phát biểu của Bộ trưởng được các nước thành viên đánh giá cao, tiếp thu và thể hiện trong các văn kiện của Hội nghị gồm thông qua Thông cáo báo chí chung và bốn tuyên bố chung về tăng cường hợp tác nông nghiệp, phòng chống thiên tai, hải quan và tạo thuận lợi thương mại, và giao lưu giữa các nền văn minh MLC.

Hội nghị hợp tác Mekong-Lan Thương 7:  Những ưu tiên hàng đầu
Nhân dịp dự hội nghị, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc gặp song phương với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Don Pramudwinai; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn; Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và tham dự lễ khai trương “Tòa nhà Hợp tác Quốc gia (Myanamr) về Mekong-Lan Thương”.
NGUYỄN HỒNG

Đọc thêm

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn thăm chính thức Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 3-4/4/2024, chuyến thăm nhằm tiếp tục cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao trong việc duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Bình luận của Việt Nam về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây

Chiều 28/3, tại họp báo thường kỳ, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Đức Thắng đã bình luận về một số vấn đề tại Biển Đông gần đây.
Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Hướng dẫn ASEAN về tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em: Vì một Cộng đồng không còn bạo lực

Các nước ASEAN đã có những kế hoạch, lộ trình cụ thể để hiện thực hóa Tuyên bố Hà Nội về Thúc đẩy công tác xã hội hướng tới Cộng đồng ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.
Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Việt Nam luôn coi trọng và ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản đến đầu tư, kinh doanh

Chủ tịch Quốc hội mong Ủy ban kinh tế Việt-Nhật cũng như Keidanren triển khai các hoạt động quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư, tiềm năng, cơ hội hợp tác đầu tư của Việt Nam đến các Tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nhật Bản.
Không khí hứng khởi của hành trình mới

Không khí hứng khởi của hành trình mới

Từ trụ sở Bộ Ngoại giao đến trụ sở Hội đồng An ninh quốc gia hay Viện Brookings... chương trình hoạt động dày đặc của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn diễn ra trong bầu không khí hứng khởi của hành trình Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ vừa “lăn bánh” tròn sáu tháng.
Những nhịp cầu đến ‘xứ sở nghìn hồ’

Những nhịp cầu đến ‘xứ sở nghìn hồ’

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho (từ ngày 24-26/3) với những kết quả nổi bật một lần nữa cho thấy Việt Nam có vị trí đặc biệt trong chính sách đối ngoại của Phần Lan cũng như quan hệ hữu nghị tốt đẹp giữa cơ quan lập pháp hai nước.