Nhỏ Bình thường Lớn

Hội nghị thượng đỉnh lịch sử EU-GCC 'nóng' cùng Trung Đông, các lãnh đạo châu Âu bước vào 'phép thử' hai ngày về tình đoàn kết

Trong khi Hội nghị thượng đỉnh lịch sử lần đầu tiên giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) vừa khép lại, các nhà lãnh đạo EU chuẩn bị bước vào 2 ngày làm việc căng thẳng giữa hàng loạt vấn đề nóng trên toàn cầu.
Hội nghị thượng đỉnh lịch sử EU-GCC 'nóng' cùng Trung Đông, các lãnh đạo châu Âu bước vào hai ngày 'đau đầu' với hàng loạt thách thức
Hội nghị thượng đỉnh lịch sử EU-GCC diễn ra ở Brussels, Bỉ, ngày 16/10. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Oman)

Hội nghị thượng đỉnh EU-GCC

Ngày 16/10, các nhà lãnh đạo EU và đại diện của 6 quốc gia GCC bao gồm Saudi Arabia, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Kuwait, Oman và Qatar đã lần đầu tiên tham gia một cuộc họp thượng đỉnh.

Tin liên quan
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Theo hãng thông tấn AFP, những cuộc thảo luận tại hội nghị xoay quanh tình hình căng thẳng leo thang giữa Israel và các nhóm vũ trang tại Gaza và Lebanon, đặc biệt là nguy cơ dẫn đến một cuộc chiến tranh trên toàn khu vực.

Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng mọi biện pháp ngoại giao để ngăn chặn xung đột mở rộng, cho rằng cần phải huy động mọi nguồn lực có thể để ngăn chặn sự leo thang nguy hiểm đang diễn ra ở Trung Đông.

Bà von der Leyen kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” tại các khu vực xung đột. Trong khi đó, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al-Thani - hiện giữ cương vị Chủ tịch luân phiên GCC - nhấn mạnh tầm quan trọng của sứ mệnh tìm ra giải pháp hòa bình cho các cuộc xung đột, đặc biệt là vấn đề Palestine.

Theo ông, cần có được giải pháp lâu dài và công bằng cho Palestine.

Bên cạnh vấn đề Trung Đông, hội nghị còn thảo luận về những cuộc khủng hoảng khác - bao gồm xung đột quân sự ở Ukraine, những thách thức liên quan đến thương mại, năng lượng và biến đổi khí hậu.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman cũng đã tích cực tham gia các phiên thảo luận, tập trung vào phương án thúc đẩy hợp tác kinh tế và các giải pháp đối phó với biến đổi khí hậu giữa hai khu vực.

Về phần mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel nhấn mạnh, các cuộc khủng hoảng địa chính trị đã gây ra những thiệt hại nhân đạo nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi châu Âu và vùng Vịnh hành động quyết liệt hơn để thay đổi tiến trình lịch sử.

Ông Michel cũng nhận định tương lai của châu Âu và các quốc gia vùng Vịnh có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Một trong những điểm nhấn của hội nghị là chủ đề củng cố quan hệ kinh tế giữa EU và GCC. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của các quốc gia vùng Vịnh, chiếm 16% lượng hàng nhập khẩu của GCC, chủ yếu là các thiết bị và phương tiện vận tải.

Đồng thời, EU cũng là khách hàng lớn thứ tư của GCC, chiếm 7,5% lượng hàng xuất khẩu của khối này, trong đó phần lớn là hydrocarbon. Tuy nhiên, tiến trình đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do giữa hai bên đã bị đình trệ trong nhiều thập kỷ.

Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo đều nhất trí về việc đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững và giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các cuộc khủng hoảng toàn cầu.

Hội nghị thượng đỉnh EU

Trong hai ngày 17-18/10, 27 lãnh đạo các quốc gia thành viên EU sẽ tề tựu về Brussels để tham dự Hội nghị thượng đỉnh của khối, trong bối cảnh hàng loạt vấn đề quốc tế và khu vực cấp bách đặt ra những thách thức cho khối, bao gồm cuộc xung đột ở Ukraine, tình hình Trung Đông, kinh tế và di cư.

Ukraine sẽ là chủ đề chính của cuộc họp lần này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến sẽ trình bày kế hoạch chấm dứt xung đột trước các lãnh đạo EU. Các nước châu Âu cũng sẽ thảo luận về sáng kiến hòa bình, được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Michel kỳ vọng, các quốc gia thành viên sẽ cùng nhau tìm giải pháp thống nhất, nhằm xây dựng một lộ trình hòa bình và tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Ukraine. EU cam kết sẽ cung cấp khoảng 45 tỷ Euro (50 tỷ USD) vào cuối năm 2024 để hỗ trợ các nhu cầu quân sự, ngân sách và tái thiết cho Ukraine.

Cuộc họp cũng sẽ dành thời gian thảo luận về tình hình tại Trung Đông đang trở nên nghiêm trọng khi các cuộc giao tranh và vấn đề nhân đạo tại Gaza và Lebanon tồi tệ hơn. Hội đồng châu Âu sẽ kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức, ưu tiên giải quyết vấn đề con tin và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế.

Ngoài ra, Hội đồng châu Âu sẽ tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ đối với LHQ và kêu gọi bảo vệ an toàn cho các nhân viên của tổ chức này, cũng như những người làm công tác nhân đạo.

Vấn đề kinh tế cũng là trọng tâm của cuộc họp, với mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu kinh tế của EU. Các lãnh đạo sẽ thảo luận về việc thực hiện một thỏa thuận cạnh tranh đầy tham vọng đã được định hình từ hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4.

Chủ đề nhập cư sẽ đóng vai trò then chốt trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh lần này. Khi các quốc gia thành viên EU đang dần điều chỉnh chính sách di cư, nhiều lãnh đạo đã thể hiện lập trường cứng rắn hơn, phản ánh bối cảnh chính trị hiện nay ở châu Âu.

Hội nghị thượng đỉnh này sẽ là một phép thử quan trọng đối với sự đoàn kết của EU. Các nhà lãnh đạo sẽ phải tìm ra một giải pháp cân bằng giữa việc bảo vệ biên giới và đảm bảo tuân thủ các giá trị nhân đạo, đồng thời hợp tác hiệu quả hơn trong vấn đề di cư, cũng như xác định các biện pháp nhằm duy trì an ninh và ổn định cho khu vực.

Tin thế giới 16/10: Tổng thống Ukraine quyết không từ bỏ một tấc đất, NATO 'xù lông' sau tin về Nga, nổ xe bồn giết chết gần 100 người ở Nigeria

Tin thế giới 16/10: Tổng thống Ukraine quyết không từ bỏ một tấc đất, NATO 'xù lông' sau tin về Nga, nổ xe bồn giết chết gần 100 người ở Nigeria

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Nga lấy lại 1/4 diện tích lãnh thổ ở tỉnh Kursk, kiểm soát thêm 2 ngôi làng ở Donbass

Quân đội Ukraine (VSU) bắt đầu mất thế trận ở tỉnh Kursk trong bối cảnh các lực lượng Nga tăng cường phản công và chiếm ...

Tổng thư ký NATO tự tin với con đường hỗ trợ Ukraine nhưng lại chùn chân trước kế hoạch mà Kiev hô hào mạnh mẽ, thận trọng khi đề cập Triều Tiên

Tổng thư ký NATO tự tin với con đường hỗ trợ Ukraine nhưng lại chùn chân trước kế hoạch mà Kiev hô hào mạnh mẽ, thận trọng khi đề cập Triều Tiên

Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte cho biết, các quốc gia thành viên đang “vững bước trên ...

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Thảm họa vũ khí hạt nhân: Cảnh báo, suy đoán và kịch bản

Nga nhiều lần cảnh báo “lằn ranh đỏ”. Có người lo sợ về một thảm họa hạt nhân, nhưng cũng có ý kiến cho đó ...

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ 'dứt tình' với Hàn Quốc

Triều Tiên lần đầu lên tiếng về vụ nổ 'dứt tình' với Hàn Quốc

Ngày 17/10, Triều Tiên xác nhận, các tuyến đường bộ và đường sắt kết nối biên giới phía Nam nước này với Hàn Quốc đã ...