Hội nhập AEC: Chẳng học đâu xa, hãy học người Thái

“Hãy quan sát những người làm công tác xúc tiến thương mại Thái Lan tại Việt Nam. Họ đi khắp Việt Nam, họ nói được tiếng Việt, họ xáp vào với doanh nghiệp, lặn lội đến từng cửa hàng để xem người tiêu dùng Việt cần gì, nhìn nhận như thế nào về hàng Thái...” - chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai Một vài suy nghĩ về AEC sau một năm hình thành
hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai Muốn cạnh tranh tốt trong AEC, phải đổi mới, sáng tạo

Bà đánh giá như thế nào về chặng đường một năm AEC đã đi qua?

Năm vừa qua, tất cả các nước thành viên trong AEC đã có rất nhiều cố gắng để thúc đẩy việc hình thành cộng đồng một cách thực sự. Đặt trong xu hướng chung của nền kinh tế toàn cầu, AEC cho thấy các nước ASEAN đang cùng nhau vượt lên để có thể tham gia tốt hơn tại sân chơi toàn cầu.

hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan

Việc có một chỗ đứng vững chắc trong AEC sẽ giúp các nước ASEAN tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) tốt hơn. Đồng thời, nâng cao vị thế của từng thành viên ASEAN trong mối quan hệ với các đối tác khác ngoài khu vực. Đơn cử như việc Việt Nam có được FTA với Liên minh châu Âu (EU) sẽ giúp EU quan tâm nhiều hơn đến ASEAN, muốn đàm phán FTA với các thành viên khác trong ASEAN.

Về nội bộ cộng đồng, có thể lấy trường hợp của Việt Nam để thấy được sự quan tâm của các nước đối với AEC. Sự đổ bộ ào ạt của các nhà bán lẻ Thái Lan vừa qua đã cho thấy sự hào hứng, quyết liệt của người Thái trong việc tận dụng cơ hội từ AEC tại thị trường Việt Nam. Những nước khác như Malaysia, Philippines, Singapore... cũng đang có những chính sách riêng để thúc đẩy giao lưu kinh tế với Việt Nam sau khi nhìn thấy những cơ hội tiềm năng từ thị trường nội địa của chúng ta.

Ở chiều ngược lại, dường như sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt Nam trong xuất khẩu, tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh từ AEC chưa nhiều và kém xa rất nhiều so với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Cuối năm 2016, sau kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ, khi khả năng ký kết TPP được cho là khó thực hiện, chúng ta mới chững lại mối quan tâm về TPP. Còn trước đó, có thể nói mọi mối quan tâm của doanh nghiệp đều dồn cho TPP mà chưa có sự quan tâm thích đáng cho AEC. Kết quả là năm 2016, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN không tăng, thậm chí còn giảm tới 9% so với năm 2015, trong khi Việt Nam vẫn tiếp tục nhập siêu từ ASEAN.

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam sang các nước ASEAN cũng chưa thấy có tăng trưởng rõ rệt, trong khi đầu tư ASEAN vào Việt Nam lại tăng mạnh. Như vậy, xét theo mối quan hệ hai chiều, chiều Việt Nam tiếp nhận vẫn đang bị chi phối còn chiều Việt Nam đi ra để tìm cơ hội đầu tư, kinh doanh thì vẫn còn rất khiêm tốn.

Có vẻ như tại sân chơi này, chúng ta đang mất nhiều hơn được?

Đúng vậy. Chỉ nhìn vào xuất khẩu, nhập khẩu, dòng đầu tư vào và dòng đầu tư ra, rõ ràng chúng ta đang mất nhiều hơn.

hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai
Cảng Cát Lái

Còn về FDI từ ASEAN, tôi không trông đợi hiệu ứng lan tỏa được nhiều, cũng không trông đợi họ mang đến những công nghệ mới hay mở rộng thị trường cho Việt Nam.

Điều chúng ta cần quan tâm là đầu tư trong nước của doanh nghiệp Việt Nam chứ đừng mãi ưu đãi theo kiểu ưu tiên cho doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp FDI mà “ghẻ lạnh” doanh nghiệp trong nước. Nhiều doanh nghiệp đầu tư ra bên ngoài vì họ thấy dễ hơn đầu tư trong nước. Vì thế, trong nước phải có cơ chế thực sự khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam làm ăn ở ngay trên đất nước mình.

Với doanh nghiệp trong nước chúng ta hạn chế đủ thứ, từ quy mô, đất đai, dòng vốn cho đến thủ tục nhưng lại mở đủ thứ cho nước ngoài. Như vậy,  doanh nghiệp Việt Nam lấy đâu cơ hội  cạnh tranh, ngay cả với các nước ASEAN.

Rõ ràng chúng ta chưa tận dụng được cơ hội từ AEC. Vậy các nước ASEAN khác đã tận dụng như thế nào?

Tôi nghĩ chẳng phải nhìn và học đâu xa, hãy học ngay nước bạn Thái Lan. Hãy quan sát những người làm công tác xúc tiến thương mại Thái Lan tại Việt Nam. Họ đi khắp Việt Nam, họ nói được tiếng Việt, họ xáp vào với doanh nghiệp, lặn lội đến từng cửa hàng để xem người tiêu dùng Việt cần gì, nhìn nhận như thế nào về hàng Thái, so sánh hàng Thái với hàng Việt, chỗ nào mà hàng Thái có thể thuyết phục được người tiêu dùng Việt, chỗ nào có thể mở được các cửa hàng Thái Lan. Tôi nghĩ, sở dĩ hàng Thái có thể vào Việt Nam thành công như vậy chính là nhờ công sức của đội ngũ này.

Các chương trình xúc tiến của họ cũng vậy. Họ làm đến nơi đến chốn, từ việc đưa hàng sang, chiến dịch truyền thông, đến chiến dịch tiếp cận với người tiêu dùng và đưa ra những điều rất thiết thực chứ đâu phải xúc tiến theo kiểu “đem con bỏ chợ”, “sống chết mặc bay” như của Việt Nam.

Điều tra mới đây của VCCI cho thấy, chỉ khoảng hơn 16% doanh nghiệp Việt Nam hiểu rõ về AEC. Con số này phản ánh điều gì?

Thực ra con số này đã có sự cải thiện đáng kể so với năm trước. Nếu như năm 2015, chỉ khoảng 56% doanh nghiệp biết đến AEC, sang năm 2016, con số này đã lên hơn 90%. Tuy nhiên, số biết sâu hay biết rõ về AEC chỉ có khoảng hơn 16%. Đây là một tỷ lệ khá nhỏ, để thấy hiểu biết của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế lắm. Số biết rõ có lẽ chỉ là một số ít doanh nghiệp thực sự muốn tham gia và cạnh tranh tại thị trường ASEAN.

Theo bà, doanh nghiệp Việt Nam thiếu quan tâm đến AEC vì chưa hiểu sâu hay vì thị trường AEC chưa thực sự hấp dẫn?

Tôi nghĩ cả hai. Tâm lý chưa coi trọng thị trường ASEAN vẫn còn nhiều trong các doanh nghiệp. Cứ nói đến xuất khẩu là họ mơ tưởng đến cơ hội xuất khẩu sang Mỹ, sang EU, Nhật Bản, gần đây có thêm Nga, Hàn Quốc. Ngay cả về tiếp nhận đầu tư cũng vậy, họ thiên về tiếp nhận đầu tư từ các nước có trình độ phát triển cao hơn để có thể có công nghệ tốt hơn, có kỹ năng quản trị tốt hơn...

Thực tế là giữa ASEAN và Việt Nam, tính bổ sung cho nhau không nhiều so với tính cạnh tranh vì cấu trúc của các nền kinh tế cơ bản tương tự nhau, sản phẩm cũng giống nhau. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng cạnh tranh sẽ mang lại sự thúc ép để doanh nghiệp phải làm tốt hơn chứ không phải cạnh tranh bằng cách né tránh. Đây là chiều mà các doanh nghiệp Việt Nam phải tiếp cận nhiều hơn.

Hay như tư duy về cạnh tranh của các Bộ, ngành cũng có vấn đề. Nhiều quan chức nói rằng cạnh tranh là tốt nhưng lại không đưa ra được giải pháp hay cách thức nào để  cạnh tranh đó mang lại lợi ích cho Việt Nam. Nhiều khi chỉ nói đấy rồi lại đẩy tất cả trách nhiệm về cải thiện năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Ngoài ra, một điều cũng chưa thực sự công bằng đối với các doanh nghiệp Việt Nam là chúng ta khá nghiêm túc trong việc thực hiện cam kết đối với bên ngoài về việc mở cửa thị trường, nhưng lại không có các công cụ bảo hộ cho doanh nghiệp trong nước. Các nước khác, bên cạnh các cam kết về mở cửa thị trường, họ luôn đưa ra các công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ doanh nghiệp nước họ.

Ví dụ, 8 lĩnh vực ngành nghề được tự do di chuyển trong AEC. Trong khi, Thái Lan yêu cầu lao nước ngoài phải hiểu luật Thái, nói được tiếng Thái để phục vụ cho người tiêu dùng Thái Lan thì Việt Nam lại không đưa ra yêu cầu tương tự, không đòi hỏi gì. Điều này có thể khiến người Việt không đi ra được Thái Lan, nhưng người Thái lại dễ dàng vào Việt Nam để cung cấp các dịch vụ của họ.

Hàng rào kỹ thuật với các sản phẩm cũng vậy. Gần như chúng ta buông, không kiểm tra chất lượng hàng của các nơi khác. Người Thái lại đang tận dụng rất tốt điều này. Họ đang tạo niềm tin ở người Việt về sản phẩm Thái khi xây dựng tâm lý coi hàng Thái Lan tốt hơn hàng Trung Quốc, an toàn hơn hàng Trung Quốc, thậm chí an toàn hơn hàng Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta đâu có tiêu chuẩn kỹ thuật nào để xác định xem hàng của họ có thực sự an toàn. Chúng ta đang kiểm tra, thanh tra ngặt nghèo doanh nghiệp trong nước nhưng lại buông lỏng việc kiểm tra hàng hóa từ bên ngoài.

Xin cám ơn bà!

hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai Đã đến lúc ASEAN tỏa sáng

Bước vào năm thứ 2, AEC sẽ phát triển mạnh mẽ với những tiềm năng không thể phủ nhận trong bối cảnh kinh tế quốc ...

hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác đầy tiềm năng Việt Nam-UAE

Tối 12/12 (giờ địa phương), bên lề Hội nghị thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 tại Các tiểu ...

hoi nhap aec chang hoc dau xa hay hoc nguoi thai Việt Nam hấp dẫn ngành triển lãm Thái Lan

Trao đổi bên lề Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp tại Hà Nội ngày 2/12, bà Jaruwan Suwannasat – Giám đốc Triển lãm và Sự ...

Diễn Tú (thực hiện)

Bài viết cùng chủ đề

Xuân Đinh Dậu 2017

Đọc thêm

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Đàm phán hòa bình Israel - Hamas: Chưa có đột phá, ít nhiều đã hiểu ý nhau

Nhiều tháng qua đàm phán Israel - Hamas chưa có bước đột phá, tuy nhiên, hai bên dường như đang tiến lại gần hơn tiếng nói của nhau.
Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu phục hồi mạnh, là điểm sáng trong bức tranh kinh tế

Xuất khẩu tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh kinh tế tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024.
Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Messi lập kỷ lục giúp Inter Miami đại thắng

Ngôi sao Lionel Messi đã có 5 pha kiến tạo và một bàn thắng giúp CLB Inter Miami giành chiến thắng 6-2 trước New York RB ở vòng 12 giải ...
Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Hàn Quốc tham gia hình thức tập trận mới với Mỹ

Kể từ năm 2022, Hàn Quốc đều đặn tham gia cuộc tập trận phòng thủ không gian mạng quân sự đa quốc gia Cyber Flag của Mỹ.
Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Bộ trưởng Quân đội Pháp thăm Việt Nam: Minh chứng cho tinh thần khép lại quá khứ, hướng tới tương lai tốt đẹp

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp minh chứng cho tinh thần vì sự hợp tác phát triển giữa hai nước, hai dân tộc.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 6/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 6/5/2024.
Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Ukraine 'điểm huyệt' kinh tế Nga, sức công phá bất ngờ khiến đại gia năng lượng cũng không thể xem thường

Sức công phá khá bất ngờ của chiến dịch UAV vào các nhà máy lọc dầu của Moscow, đã có những ảnh hưởng lớn tới kinh tế Nga...
Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Nga tạm thời cấm xuất khẩu đường đến hết tháng 8 để cân đối lại nguồn cung cho mùa mới

Chính phủ Nga ra quyết định, từ nay đến hết ngày 31/8, áp dụng lệnh cấm xuất khẩu đường nhằm bảo đảm ổn định thị trường lương thực trong nước.
Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, Giá vàng SJC cao chót vót, một mình một chợ, thị trường thế giới thấm mệt, quý kim sẽ vượt qua cơn bão?

Giá vàng hôm nay 5/5/2024, giá vàng SJC đạt mốc cao kỷ lục mới. Thế giới giảm nhiệt. Trong một thị trường mệt mỏi, xuất hiện việc bán ra chốt lời.
Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Doanh nghiệp Ukraine thêm cơ hội thâm nhập thị trường mới; dự báo kinh tế sẽ tăng trưởng 3% năm 2024

Ngày 3/5, Ngân hàng Trung ương Ukraine đã đưa ra các biện pháp tự do hóa tiền tệ mạnh mẽ nhằm nới lỏng những hạn chế đối với các doanh nghiệp.
Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Từ dâu tây đến du lịch nước ngoài... Đồng Yen trượt dốc đã 'đánh' vào túi tiền người Nhật thế nào?

Thật khó để tìm thấy một khía cạnh nào đó của cuộc sống ở Nhật Bản mà không bị ảnh hưởng bởi đồng Yen mất giá!
Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Nga: Trừng phạt Moscow chỉ là cái cớ để Mỹ kiềm chế Trung Quốc

Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đang hợp tác với Nga được coi là cái cớ để cố gắng kiềm chế Bắc Kinh.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Phiên bản di động