Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982

Quang Hòa
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 – bản Hiến pháp của biển và đại dương trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức nổi lên trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, yêu cầu hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982
Ông Nguyễn Minh Vũ, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam phát biểu khai mạc Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982. (Ảnh: Quang Hòa)

Chiều 30/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với các cơ quan hữu quan của Liên minh châu Âu, Australia, New Zealand đồng tổ chức Hội thảo lần thứ tư của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) về vận dụng Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế khác trong ứng phó với các thách thức đang nổi lên trên biển.

Tiếp nối thành công của chuỗi ba Hội thảo cùng chủ đề được tổ chức trong các năm 2019 và 2021 tại Hà Nội, Hội thảo lần này diễn ra trong 2 ngày (30/11 và 1/12) tạo ra diễn đàn hấp dẫn, thu hút nhiều chuyên gia, học giả có uy tín và quan chức các nước thành viên ARF, nhằm trao đổi, thảo luận về cách thức hợp tác, giải quyết các thách thức trong quản lý biển tại khu vực, trên cơ sở vận dụng và thực thi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và các văn kiện pháp lý quốc tế liên quan.

Tham dự Hội thảo có khoảng gần 200 đại biểu đến từ 27 quốc gia thành viên ARF, các tổ chức quốc tế và khu vực, cơ quan đại diện ngoại giao và các Bộ, ngành, viện nghiên cứu, theo hình thức trực tuyến và trực tiếp.

Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982
Các đại biểu tham dự Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982. (Ảnh: Quang Hòa)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đánh giá cao và một lần nữa khẳng định vai trò vô cùng quan trọng của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 – bản Hiến pháp của biển và đại dương, nhất là trong bối cảnh nổi lên ngày càng nhiều thách thức trong việc giải quyết các vấn đề trên biển, yêu cầu hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng hơn.

Trợ lý Bộ trưởng cho rằng, Công ước sẽ là cơ sở quan trọng để các quốc gia trong khu vực tăng cường lòng tin, thúc đẩy các hợp tác vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng.

Ông Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, mọi tranh chấp và các vấn đề liên quan đến biển và đại dương trong khu vực cần được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển 1982.

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ cũng nhận định, Hội thảo lần thứ 4 này là một bước tiến thể hiện cam kết của khu vực trong hợp tác quốc tế để giải quyết các thách thức liên quan đến biển và đại dương.

Chia sẻ quan điểm với Việt Nam, các đồng chủ tọa là Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội và Trưởng SOM ARF của New Zealand cũng đề cao vai trò và giá trị của Công ước Luật biển và cảm ơn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã đăng cai tổ chức chuỗi Hội thảo này.

Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982
Bà Georgina Roberts, Trưởng SOM ARF của New Zealand phát biểu tại Hội thảo qua video. (Ảnh: Quang Hòa)

Bà Georgina Roberths, Trưởng SOM ARF của New Zealand nêu bật giá trị của biển và đại dương đối với hòa bình, an ninh và sự phát triển của khu vực, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982.

Ông Thomas Wiersing, Phó trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam nhấn mạnh vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình và ổn định tại khu vực.

Bên cạnh đó, EU cũng ủng hộ việc nhanh chóng hoàn thành thương lượng Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông (COC) có giá trị thực chất và ràng buộc về mặt pháp lý.

Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982
Ông Thomas Wiersing, Phó Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa)

Cũng khẳng định vai trò dẫn dắt của ASEAN trong việc xây dựng khu vực hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Australia tại Hà Nội, ông Mark Tattersall cũng đề cao vai trò quan trọng của diễn đàn ARF trong đối thoại về an ninh và hợp tác tại khu vực Ấn Độ Đương-Thái Bình Dương.

Ông Mark Tattersall cũng đánh giá cao Hội thảo lần này, với phạm vi thảo luận bao trùm nhiều lĩnh vực từ vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học biển tại vùng biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia, đến vấn đề các lò phản ứng hạt nhân nổi trên biển, hay việc phân định biển trong bối cảnh nước biển dâng… và sự tham gia của các học giả, chuyên gia Luật biển hàng đầu của khu vực và trên thế giới.

Hội thảo ARF lần thứ tư về Công ước Luật biển 1982
Ông Mark Tattersall, Đại biện lâm thời, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: Quang Hòa)

Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu thảo luận về hai chủ đề chính, bao gồm quyền và nghĩa vụ được quy định trong Công ước Luật biển 1982 và các văn kiện pháp lý liên quan; các thách thức truyền thống và mới nổi trong quá trình thực thi Công ước.

Các phát biểu đều đề cao giá trị toàn diện của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 trong suốt 40 năm qua, kể từ khi được nhất trí thông qua, nhấn mạnh đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để gìn giữ hòa bình, ổn định trong khu vực, cũng như tạo khuôn khổ thúc đẩy hợp tác xử lý các vấn đề truyền thống và mới nổi trên biển và đại dương trong khu vực.

Dự kiến trong ngày làm việc thứ hai, Hội thảo sẽ tập trung thảo luận về các nỗ lực hợp tác quốc tế hướng đến sử dụng bền vững và bảo tồn biển và đại dương, bao gồm việc thương lượng văn kiện pháp lý quốc tế về đa dạng sinh học biển trong vùng biển nằm ngoài vùng tài phán quốc gia, quyền tài phán về tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế, thích nghi với biến đổi khí hậu và các cơ quan nghề cá khu vực.

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: 'Biển hòa bình - Phục hồi bền vững'

Khai mạc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 14: 'Biển hòa bình - Phục hồi bền vững'

Sáng 16/11, tại Đà Nẵng, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 do Học viện Ngoại giao phối hợp tổ ...

Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng LHQ về 'Đại dương và Luật biển'

Việt Nam lên tiếng về tình hình Biển Đông tại phiên họp Đại hội đồng LHQ về 'Đại dương và Luật biển'

TGVN. Ngày 10/12, tại New York, Mỹ, Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 74 đã họp phiên toàn thể về chủ đề “Đại dương ...

25 năm UNCLOS: Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế

25 năm UNCLOS: Việt Nam luôn tích cực đấu tranh bảo vệ luật pháp quốc tế

TGVN. Năm 2019 đánh dấu 25 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 chính thức có hiệu lực, đồng ...

Nhật Bản bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông tại Lào

Nhật Bản bày tỏ lập trường về vấn đề Biển Đông tại Lào

Ngày 24/7, Nhật Bản đã bày tỏ quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng ...

Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị

Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị

May mắn có mặt tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam, Đại ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận

Tình trạng bạo lực gia tăng tại thủ đô Port-au-Prince của Haiti đã cướp đi sinh mạng của hơn 4.500 người từ đầu năm tới nay.
HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

HLV Pep Guardiola không được phép rời đi khi Man City xuống hạng?

Hợp đồng mới của HLV Pep Guardiola không cho phép ông rời đi ngay cả khi Man City bị phạt xuống hạng.
Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển futsal nữ Việt Nam vô địch giải futsal nữ Đông Nam Á 2024

Đội tuyển nữ futsal Việt Nam giành chiến thắng trước đội tuyển nữ futsal Thái Lan ở trận chung kết để nhận HCV giải futsal nữ Đông Nam Á 2024.
Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Trừng phạt Nga: Lý do thực sự Mỹ mạnh tay với Gazprombank; Thụy Sỹ 'nhập cuộc'; Slovakia, Hungary đang làm điều này

Gazprombank đã nằm trong tầm ngắm của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden suốt nhiều năm.
Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Giá heo hơi hôm nay 22/11: Giữ giá trên cả 3 miền, nguồn cung thị trường toàn cầu giảm sút

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay giữ ổn định trên cả nước. Theo khảo sát, thị trường heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 ...
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Israel cũng như thủ lĩnh Hamas.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Tạp chí Quan hệ Quốc tế ra đời như thế

Hành trình ra đời của Tạp chí Quan hệ Quốc tế là ấp ủ, quyết tâm của Lãnh đạo Bộ Ngoại giao 35 năm về trước.
Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Đại sứ Đỗ Hoàng Long chỉ ra 5 ý nghĩa lớn từ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Theo Đại sứ Đỗ Hoàng Long, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Bulgaria Rumen Radev diễn ra khi Việt Nam-Bulgaria có nhiều bước phát triển quan trọng
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela đã tổ chức buổi tọa đàm 'Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành'.
Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Tích lũy đủ 'chất và lượng', cùng nhau hướng tới tầng nấc mới trong quan hệ Việt Nam-Malaysia

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm có ý nghĩa quan trọng, là bước triển khai cụ thể đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng lần thứ XIII.
Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Trao đổi cấp cao trực tiếp có vai trò quan trọng dẫn dắt và định hướng quan hệ Việt Nam-Campuchia

Chuyến thăm tới Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn diễn ra trong bối cảnh hai nước có một số sự kiện rất quan trọng trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Malaysia: Sẻ chia khát vọng và tầm nhìn tới tương lai

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm phản ánh cam kết của cả hai nước trong việc củng cố mối quan hệ song phương.
Phiên bản di động