Toàn cảnh Hội thảo quốc tế ‘Hợp tác tại tiểu vùng Mekong: Mối quan hệ giữa nguồn nước - năng lượng - lương thực’. (Nguồn: DAV) |
Sáng ngày 14/3, Học viện Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức Hội thảo quốc tế về Mekong với chủ đề: “Hợp tác tại tiểu vùng Mekong: Mối quan hệ giữa nguồn nước - năng lượng - lương thực”.
Hội thảo thu hút khoảng 100 đại biểu, bao gồm đại diện các Đại sứ quán, bộ, ngành, viện nghiên cứu, cán bộ của Bộ Ngoại giao và các chuyên gia cố vấn của Học viện Ngoại giao. Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao và ông Iain Frew, Đại sứ Anh tại Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Phát biểu tại phiên khai mạc, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn nhấn mạnh các hoạt động hợp tác kênh 2 về Mekong gần đây đã đóng góp cho nghiên cứu, phối hợp chính sách; nêu rõ ý nghĩa của Hội thảo lần này là trao đổi, tìm kiếm một cách tiếp cận mới đối với hợp tác tiểu vùng.
Thay vì tiếp cận đơn lẻ, riêng biệt, cần nhận thức được mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa 3 yếu tố cơ bản là nước - năng lượng - lương thực, qua đó đề xuất những khuyến nghị phù hợp, thúc đẩy hợp tác Mekong phát triển bền vững, toàn diện và cân bằng.
Đại sứ Iain Frew nhấn mạnh, chính sách của Vương quốc Anh ngày càng coi trọng khu vực Tiểu vùng Mekong và Hội thảo Mekong lần này là minh chứng cho cam kết của Anh thúc đẩy phát triển bền vững của khu vực, trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng dân số và những hệ quả của quá trình phát triển kinh tế xã hội đang tạo ra nhiều thách thức mới.
Các diễn gia tham gia trao đổi tại Hội thảo. (Nguồn: DAV) |
Tại Hội thảo, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã chia sẻ quá trình thay đổi nhận thức, từ nhận thức lương thực là trung tâm, nước là trung tâm cho đến cách tiếp cận tổng thể 3 yếu tố nước, lương thực và năng lượng. Cách tiếp cận mới này là cơ sở để xây dựng các giải pháp tổng thể, phối hợp liên ngành, liên quốc gia và toàn cầu.
Việc xây dựng các chiến lược phát triển của mỗi quốc gia trong tiểu vùng Mekong nên có sự tham vấn, tính đến sự phát triển chung của khu vực cũng như mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc.
Hợp tác Mekong cần có sự gắn kết và tham gia sâu rộng của các bộ ngành để thúc đẩy sự hoàn thiện và hài hòa của luật pháp, thủ tục luật lệ, hướng tới một khuôn khổ quản lý chung.
Đại sứ Phạm Quang Vinh phát biểu tại Hội thảo. (Nguồn: DAV) |
Các đại biểu đã tham gia thảo luận sôi nổi, đưa ra những đánh giá về tiến trình hợp tác Mekong, đặt ra nhiều câu hỏi về mô hình hợp tác, vai trò của các bên liên quan, những vấn đề còn tồn tại…
Tựu trung, các ý kiến đều khẳng định cần phát huy hơn nữa vai trò trung tâm của ASEAN đối với hợp tác Mekong, các vấn đề Mekong cần được nêu cao trong các chương trình nghị sự của ASEAN. ASEAN cần phối hợp cùng các đối tác để duy trì đối thoại và hợp tác vì Tiểu vùng Mekong hòa bình ổn định và phát triển.
Các diễn giả và đại biểu đánh giá cao chất lượng hội thảo và tin tưởng rằng hướng tiếp cận mới này sẽ gợi mở cho nhiều hoạt động học thuật kế tiếp về Tiểu vùng Mekong.
| Ngoại giao nguồn nước sông Mekong hướng tới sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng Thực hiện chính sách ngoại giao nguồn nước sông Mekong kể từ khi có Nghị quyết 120 của Chính phủ, Việt Nam đã khẳng định ... |
| Kiều bào Udon Thani (Thái Lan) dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh Ngày 1/2 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), Hội Người Việt Nam tỉnh Udon Thani, Đông Bắc Thái Lan, đã tổ chức dâng hương tưởng ... |
| Campuchia đăng cai hai hội nghị quốc tế về du lịch vào đầu năm 2023 Chính phủ Campuchia cho phép Bộ Du lịch tổ chức hai hội nghị quốc tế về du lịch gồm Hội nghị nhóm công tác du ... |
| Diễn đàn Mekong lần thứ 2: Thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc giải quyết các thách thức khu vực Ngày 27/9, Viện Nghiên cứu chiến lược ngoại giao, Học viện Ngoại giao cùng Tổ chức Konrad Adenauer Stiftung (KAS), đã đồng chủ trì Diễn ... |
| Hoàn thành 60% tuyến đường ngắn nhất nối Việt Nam với Thái Lan Cây cầu hữu nghị Thái-Lào thứ 5 sẽ giúp giao thông thuận lợi hơn cho quãng đường 150km từ Thái Lan qua Lào tới Việt ... |