TIN LIÊN QUAN | |
Hội thảo về tình hình thực hiện khuyến nghị UPR chu kỳ II | |
Việt Nam khẳng định cam kết xây dựng cơ chế UPR |
Tới dự Hội thảo có Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh, Giám đốc UNDP Việt Nam Caitlin Wiesen cùng các đại biểu đến từ các Bộ, ban, ngành trung ương, các cơ quan thuộc hệ thống Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ, giới nghiên cứu…
Với vai trò là cơ quan điều phối chung về việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người, Bộ Ngoại giao tổ chức Hội thảo này nhằm tăng cường sự kết nối, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của tất cả các bên liên quan, qua đó giúp nâng cao hiệu quả, chất lượng thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: N.P) |
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Vũ Quang Minh cho biết, Việt Nam bắt đầu gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng từ đầu những năm 1980 không lâu sau khi trở thành thành viên của Liên hợp quốc vào năm 1977.
“Việc sớm gia nhập các công ước quốc tế về quyền con người là một minh chứng rõ nét về cam kết và nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng các quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 7/9 công ước quốc tế cơ bản của LHQ về quyền con người, đồng thời đang xem xét tích cực việc gia nhập các công ước còn lại.
Theo Thứ trưởng Vũ Quang Minh, là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam tham gia, trong đó có nghĩa vụ quan trọng là nội luật hóa, xây dựng cơ chế, pháp luật quốc gia phù hợp với quy định của công ước; thực thi các biện pháp lập pháp, hành pháp và tư pháp để bảo đảm quyền con người; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nội dung công ước; soạn thảo và đệ trình báo cáo quốc gia định kỳ về việc thực hiện công ước; tích cực hợp tác quốc tế trong việc thực hiện công ước; và xây dựng các chương trình quốc gia để thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người.
Ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao) trao đổi với bà Caitlin Wiesen - Giám đốc UNDP Việt Nam, tại Hội thảo. (Ảnh: N.P) |
Thứ trưởng cho biết, việc soạn thảo và xây dựng các báo cáo quốc gia về việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên đều được sự tham gia đầy đủ của tất cả các Bộ, ban, ngành liên quan. Một trong những điểm nổi bật của quá trình soạn thảo, đệ trình và tham gia bảo vệ các báo cáo quốc gia trong việc thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người đó là sự tham gia, đóng góp tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nhân dân tại Việt Nam. Điều này đã được Ủy ban theo dõi thực hiện công ước cũng như cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tại Hội thảo, Giám đốc UNDP Việt Nam Caitlin Wiesen cũng nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của các tổ chức dân sự, giới học giả, đồng thời cho rằng Chính phủ Việt Nam cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của các tổ chức này trong việc thực hiện báo cáo. “Họ phải được coi là đối tác chính”, bà Wiesen phát biểu.
Đánh giá Việt Nam đã đạt nhiều thành công trong việc thực thi công ước về quyền con người, Giám đốc UNDP Việt Nam khẳng định tổ chức này luôn hỗ trợ và sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong việc thực hiện và báo cáo công ước về quyền con người.
Có một thực tế là việc gia nhập nhiều công ước quốc tế về quyền con người đã làm gia tăng gánh nặng nghĩa vụ báo cáo khiến Việt Nam cũng giống như khá nhiều nước đang phát triển khác thường phải nộp báo cáo muộn hơn so với quy định và thường xuyên phải nộp báo cáo gộp nhiều kỳ.
Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Quang Minh cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do phạm vi điều chỉnh công ước nhân quyền rất rộng, việc thu thập, tổng hợp, đánh giá thông tin thường gặp khó khăn, tốn nhiều thời gian và công sức. Trong khi đó, nguồn thông tin có giá trị và cập nhật từ các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức nhân dân chưa được khai thác và sử dụng hiệu quả như mong muốn.
Theo bà Hoàng Thị Thanh Nga, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế (Bộ Ngoại giao), các công ước quốc tế về quyền con người yêu cầu các quốc gia thành viên làm báo cáo về quá trình thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của công ước nhằm bảo đảm các quốc gia thành viên tuân thủ và thực hiện đầy đủ. Việc làm báo cáo được coi là một bộ phận của quá trình nâng cao sự tôn trọng và bảo đảm các quyền con người của mỗi quốc gia, khẳng định quyết tâm của Chính phủ đối với việc thúc đẩy các quyền con người, đồng thời là cơ hội để đánh giá toàn diện tình hình thực tế và đề ra các biện pháp khắc phục những mặt còn tồn tại.
Việt Nam đóng góp tích cực vào các sáng kiến đảm bảo quyền con người Trong hai ngày 27-28/2, Phiên họp cấp cao Khóa họp 34 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ LHQ) đã diễn ra tại thành ... |
Hội thảo tham vấn về kế hoạch thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ 2 Ngày 5/8, tại Hà Nội, Hội thảo tham vấn về kế hoạch thực hiện các khuyến nghị theo cơ chế rà soát định kỳ phổ ... |
Thông báo kết quả Rà soát Định kỳ Phổ quát chu kỳ II của Việt Nam Ngày 2/4, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo thông báo về kết quả rà soát định kỳ đảm bảo các quyền con người ... |