Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Quốc hội Việt Nam và Lào

Chu Văn
Trưa 6/12, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane đã đồng chủ trì Hội thảo trao đổi kinh nghiệm công tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu. (Nguồn: TTXVN)

Tham dự Hội thảo về phía Việt Nam có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Hải Hà; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh; Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy; Trưởng ban Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan…

Các thành viên chính thức Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Lào đang thăm Việt Nam cùng tham dự Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm thúc đẩy thực hiện hiệu quả các thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, hai nước trong năm 2021 và những năm tiếp theo trên kênh hợp tác Quốc hội, thể hiện sinh động mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai dân tộc Việt Nam-Lào đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Hoàng thân Xuphanuvong đặt nền móng, dày công vun đắp và ngày càng phát triển.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, Quốc hội hai nước đã tổ chức 8 Hội thảo chuyên đề trong đó có 4 Hội thảo do Chủ tịch Quốc hội hai nước đồng chủ trì. Quốc hội Việt Nam khóa XV và khóa IX của Lào cũng đã tổ chức 1 Hội thảo cấp Ủy ban tháng 10 vừa qua. Quốc hội hai nước đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý trên các lĩnh vực hoạt động.

Tiếp nối thành công đó, tại Hội thảo lần này, Quốc hội hai nước tập trung trao đổi kinh nghiệm về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp và kinh nghiệm của Quốc hội Việt Nam trong việc xem xét, quyết định các dự án quan trọng quốc gia có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ mong muốn, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội hai nước sẽ cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với mục tiêu góp phần xây dựng một Quốc hội ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn phát triển của mỗi nước trong giai đoạn tới.

Với quyết tâm này, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Quốc hội không ngừng phát triển cả bề rộng và chiều sâu, góp phần đưa quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào lên tầm cao mới, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước.

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane khẳng định, Hội thảo là cơ hội tốt để Quốc hội Lào lắng nghe lãnh đạo Quốc hội Việt Nam và các cơ quan của Quốc hội Việt Nam chia sẻ các kinh nghiệm trong hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, quyết định các dự án quan trọng quốc gia, cùng nhau trao đổi ý kiến theo chuyên đề góp phần tăng cường thực hiện vai trò, quyền và nhiệm vụ của cơ quan lập pháp.

Chủ tịch Quốc hội Lào chia sẻ, những đúc kết từ thực tiễn hoạt động của Quốc hội Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, là kinh nghiệm quý báu đối với Lào trong quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, phát triển kinh tế quốc gia và hội nhập khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane đề nghị các đại biểu Quốc hội hai nước tích cực nghiên cứu và tập trung góp ý kiến phong phú, thẳng thắn về lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo thông tin hữu dụng đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ của hai Quốc hội trong giai đoạn mới.

Tại hội thảo, các đại biểu đã xem trình chiếu video về hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp của Quốc hội Việt Nam và quy trình xem xét, quyết định các dự án quan trọng quốc gia; thảo luận, trao đổi kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

Các đại biểu Quốc hội Lào đề nghị đại biểu Việt Nam chia sẻ thêm về cơ chế phối hợp giữa Chính phủ và Quốc hội trong quyết định các dự án trọng điểm quốc gia; kinh nghiệm trong tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội như việc tiếp nhận, tập hợp các ý kiến, câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội; cơ chế giám sát việc tiếp nhận và giải quyết các đơn, thư kiến nghị, khiếu nại của người dân đối với các cơ quan hành pháp và tư pháp; việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn; kinh nghiệm trong nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của luật, nhất là quy trình “một luật sửa nhiều luật”…

Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: TTXVN)
Toàn cảnh Hội thảo. (Nguồn: TTXVN)

Trả lời câu hỏi liên quan đến hoạt động chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thường tại các kỳ họp giữa năm, Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Phó Thủ tướng Thường trực trình bày báo cáo và trực tiếp trả lời chất vấn trước Quốc hội; tại các kỳ họp cuối năm, Thủ tướng trực tiếp trả lời trước vấn trước Quốc hội. Quốc hội Việt Nam thường dành 2 ngày rưỡi để chất vấn các thành viên Chính phủ tại Kỳ họp.

Việc chọn nội dung, nhóm vấn đề để chất vấn tại mỗi Kỳ họp Quốc hội được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có đề xuất của 63 Đoàn đại biểu Quốc hội, các vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm, các vấn đề "nóng" trong thực tiễn điều hành... Từng đại biểu Quốc hội cũng có quyền đề xuất nội dung chất vấn.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, của cử tri và nhân dân, Quốc hội tập hợp danh sách các bộ ngành, lĩnh vực để chất vấn. Sau khi có danh sách này, Tổng Thư ký Quốc hội sẽ họp với đại diện lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội xem xét, lựa chọn ra một số nhóm vấn đề trọng tâm để trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

Sau đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giao Tổng Thư ký Quốc hội lấy phiếu xin ý kiến của tất cả các đại biểu Quốc hội để chọn ra 4 nhóm vấn đề tương ứng với 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành chịu trách nhiệm chính sẽ trả lời chất vấn trước Quốc hội. Một yêu cầu nữa trong quá trình lựa chọn nhóm vấn đề chất vấn tại Quốc hội cũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm là bảo đảm tính cân đối giữa các ngành, lĩnh vực kinh tế, xã hội, tư pháp.

Chủ tịch Quốc hội luôn là người điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội. Trên tinh thần “hỏi nhanh - đáp gọn”, mỗi đại biểu Quốc hội chỉ có 1 phút để đặt câu hỏi chất vấn và các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ có 3 phút để trả lời chất vấn của đại biểu.

Tại Hội thảo, liên quan đến nội dung bỏ phiếu tín nhiệm, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, vào giữa nhiệm kỳ, Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của các chức danh này. Hiện nay, có 3 mức độ đánh giá gồm: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Kết thúc cuộc hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane khẳng định, mặc dù thời gian không nhiều nhưng những thông tin, kinh nghiệm được Quốc hội Việt Nam trao đổi, chia sẻ tại Hội thảo rất có giá trị. Đây là những kinh nghiệm quý báu mà Quốc hội Lào có thể tham khảo, học tập nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động.

Chủ tịch Quốc hội Lào mong muốn, thời gian tới, lãnh đạo Quốc hội hai nước tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hai nước tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động.

Bày tỏ nhất trí với đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Lào, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động với Quốc hội Lào để Quốc hội hai nước cùng nhau thực hiện hiệu quả hơn nữa nhiệm vụ và trọng trách mà nhân dân giao phó.

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Chủ tịch Quốc hội Lào Saysomphone Phomvihane bắt đầu thăm chính thức Việt Nam

Sáng 6/12, Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào do đồng chí Saysomphone Phomvihane, Ủy viên Bộ ...

Đại sứ quán Việt Nam tại Australia chúc mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh Lào

Đại sứ quán Việt Nam tại Australia chúc mừng kỷ niệm 46 năm Quốc khánh Lào

Ngày 25/11, đoàn đại biểu Đại sứ quán Việt Nam tại Australia do Đại sứ Nguyễn Tất Thành dẫn đầu đã đến Đại sứ quán ...

(theo TTXVN)

Xem nhiều

Đọc thêm

Sôi động hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Malaysia

Sôi động hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam-Malaysia

Hiệp hội hữu nghị Malaysia-Việt Nam đã tổ chức buổi lễ giới thiệu văn hóa Việt tại khu mua sắm Pavilion-Bukit Jalil.
Bài tarot hôm nay 2/9: Bạn không nên giao du với kiểu bạn như thế nào?

Bài tarot hôm nay 2/9: Bạn không nên giao du với kiểu bạn như thế nào?

Qua lá bài tarot, bạn sẽ nhận được thông điệp về kiểu bạn bè mà bạn không nên kết giao. Hãy rút một lá bài để giải mã thông điệp ...
Cảnh báo thói quen văn phòng khiến con người có thể mất chân

Cảnh báo thói quen văn phòng khiến con người có thể mất chân

Thói quen hút thuốc và ngồi văn phòng lâu, không tập thể dục khiến người đàn ông Trung Quốc suýt mất chân.
Hiểu thêm về đất nước qua phiên bản mới sách 'Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam' ra mắt nhân Quốc khánh 2/9

Hiểu thêm về đất nước qua phiên bản mới sách 'Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam' ra mắt nhân Quốc khánh 2/9

Nhân Quốc khánh 2/9, NXB Trẻ giới thiệu bộ sách 'Hỏi đáp Lịch sử Việt Nam' với phiên bản bìa mới, thêm tập mới và nội dung cập nhật hướng ...
Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu Brent và WTI cùng lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu Brent và WTI cùng lao dốc

Giá xăng dầu hôm nay 1/9, kết thúc một tuần biến động với cả dầu Brent và WTI cùng lao dốc.
Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Nga không thương lượng việc Ukraine gia nhập NATO, Kiev 'rỉ tai' phương Tây về vấn đề vũ khí

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo, các cuộc đàm phán giữa nước này và Ukraine có thể ngày càng khó khăn hơn theo thời gian.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Thủ tướng Nhật Bản thăm Hàn Quốc: Khép lại sứ mệnh, lưu giữ dấu ấn

Dù thời gian tại vị ngắn nhưng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vẫn quyết định lên kế hoạch thăm Hàn Quốc, hội đàm với Tổng thống Yoon Suk Yeol.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên.
Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Xung đột Nga-Ukraine và dự báo về đột biến mang tính bước ngoặt

Những diễn biến mới khiến cho cục diện cuộc xung đột Nga-Ukraine trở nên khó đoán định hơn.
New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

New Zealand vươn tầm ảnh hưởng khu vực

Chuyến công du của Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đến Australia còn cho thấy tham vọng vươn tầm ảnh hưởng của Wellington trong khu vực.
Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia: Nâng tầm đồng minh

Quan hệ Mỹ-Australia đang có bước chuyển sâu sắc sau Hội nghị tham vấn bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao lần thứ 34 vừa diễn ra tại Washington D.C.
Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Dấu ấn sâu đậm, ý nghĩa đặc biệt chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với hai nước và khu vực, thế giới

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Ấn Độ đặc biệt cả về nội dung, hình thức, có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt với nhân dân hai nước và thế giới.
'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

'Giờ G' sắp điểm, Mỹ-Trung Quốc sẽ học cách chung sống hòa bình hay tái diễn xung đột?

Kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11 này được dự báo sẽ góp phần định hình mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc trong nhiều năm tới.
Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc đang 'đứng ngồi không yên' bỗng 'nhẹ lòng' trong quan hệ với Mỹ, vì sao?

Trung Quốc mong đợi bà Harris nếu thắng cử sẽ nhận thức rõ trách nhiệm thực thi các thỏa thuận Mỹ-Trung Quốc đã đạt được.
Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Châu Phi và tham vọng cải tổ cơ quan quyền lực của Liên hợp quốc

Nhiều quốc gia châu Phi đang đấu tranh để giành vị trí trong HĐBA LHQ cũng như nâng cao vị thế và tiếng nói của đất nước.
Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Vũ khí nào đang được Ukraine sử dụng trong cuộc tấn công tỉnh Kursk của Nga?

Thống kê cho thấy một số quốc gia NATO, bao gồm Mỹ, Anh và Đức, đã cho phép Ukraine sử dụng vũ khí của họ ở khu vực Kursk của Nga.
Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran nói đến 'rút lui chiến thuật', Mỹ cảnh giác cao độ và yêu cầu chứng minh bằng hành động

Iran bắt đầu có dấu hiệu thể hiện sự thiện chí trong đàm phán với Mỹ, xóa bỏ 'lằn ranh đỏ'.
Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

Làn gió mới trong quan hệ Anh-EU, 'vị ngọt' của 'cuộc ly hôn' nhiều tổn thất

An ninh châu Âu là một trong những ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới tại Anh.
Phiên bản di động