Hội thảo về Biển Đông: Hợp tác vì an ninh, phát triển ở khu vực

Ngày 17/11/2014, ngày làm việc đầu tiên của Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 do Học viện Ngoại giao, Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông và Hội Luật gia Việt Nam phối hợp tổ chức đã kết thúc với 13 bài tham luận, trên 30 ý kiến thảo luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Các đại biểu dự hội thảo sáng 17/11. (Ảnh: TTXVN)

Trong ngày làm việc đầu tiên, các đại biểu tham dự hội thảo và các học giả đã đi sâu phân tích các nhân tố tác động tới tình hình Biển Đông, vai trò của các lực lượng hoạt động trên biển đối với an toàn và an ninh hàng hải trong khu vực, hiện trạng tranh chấp trên Biển Đông và chính sách của các bên liên quan.

Phân tích các nhân tố tác động đến tình hình Biển Đông gần đây, các học giả nhận định có bốn nhân tố lớn sau: Thứ nhất là sự thay đổi trong tính toán của một số nước về lợi ích chiến lược của các bên và cán cân sức mạnh giữa các quốc gia. Thứ hai là sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ở tất các bên tranh chấp, trong đó có chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở một số nước. Thứ ba là sự cạnh tranh ảnh hưởng và tập hợp lực lượng giữa các cường quốc. Và thứ tư là sự bất đồng trong việc việc lý giải và áp dụng luật pháp quốc tế tại Biển Đông.

Đánh giá về tình hình Biển Đông gần đây và chính sách của các bên liên quan, nhiều học giả cho rằng sự gia tăng về số lượng và cường độ hoạt động của các lực lượng quân sự và bán quân sự tại Biển Đông dẫn tới tình hình căng thẳng tại Biển Đông trong thời gian gần đây. Nhiều học giả cảnh báo, việc Trung Quốc mở rộng bồi đắp quy mô lớn các bãi đá ở Trường Sa sẽ làm “thay đổi cuộc chơi”, làm gia tăng yêu sách, gia tăng cạnh tranh nước lớn và nguy cơ xung đột tiềm tàng ở Biển Đông.

Theo các học giả, sự gia tăng căng thẳng gần đây tại Biển Đông không chỉ có khả năng tác động tiêu cực tới việc bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên biển tại khu vực mà còn đe dọa an ninh các tuyến đường hàng hải quốc tế qua Biển Đông. Về vấn đề này, có học giả cảnh báo nghịch lý, trong khi cộng đồng khu vực rất nỗ lực tránh để xảy ra xung đột, một số nước lại đang tạo ra các căng thẳng ở mức độ thấp vì tin rằng chừng nào chưa có đối đầu trực diện thì tình hình vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát. Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm vì Biển Đông còn thiếu vắng một Bộ Quy tắc ứng xử hoặc một Điều ước quản lý va chạm, xung đột trên biển có tính ràng buộc pháp lý.

Tuy nhiên, các học giả cũng nhận định rằng, bên cạnh các yếu tố làm phức tạp thêm tình hình khu vực, có hai yếu tố giúp thúc đẩy hợp tác tại Biển Đông mà các bên cần phát huy là (1) nhu cầu đối với tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế bao gồm việc đảm bảo năng lượng, quản lý và phát triển các nguồn hải sản; (2) bảo vệ an ninh, an toàn, tự do hàng hải trên các tuyến đường vận tải biển quốc tế. Biển Đông là một biển nửa kín với nguồn tài nguyên phong phú, trữ lượng cá dồi dào, đặc biệt trong đó có những loài cá di cư và sinh sống trong vùng biển của nhiều quốc gia. Biển Đông cũng là nơi giao thoa của những tuyến đường hàng hải tấp nập trên thế giới, có vai trò chiến lược đối với sự phát triển và thịnh vượng kinh tế của các quốc gia trong khu vực và tác động tích cực đến kinh tế toàn cầu. Đây là những tiền đề để các quốc gia thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực Biển Đông. Các lĩnh vực được các học giả nhấn mạnh cho triển vọng hợp tác là nghề cá, bảo vệ môi trường biển, an ninh, an toàn hàng hải và tìm kiếm cứu nạn trên biển.

Nhiều học giả đánh giá cao nỗ lực thiết lập đường dây nóng giữa các bên ở Biển Đông; tuy nhiên, cho rằng việc thiết lập đường dây nóng cần kết hợp với cơ chế thực hiện cụ thể nhằm đưa đường dây nóng vào hoạt động hiệu quả. Một số ý kiến đề xuất xây dựng Quy chế sử dụng Đường dây nóng với việc xác định rõ quy trình liên lạc, xử lý thông tin giữa người gọi và người nhận; thiết lập cơ chế “trực đường dây nóng” và các kênh kết nối “đường dây nóng” giữa các lực lượng khác nhau có mặt trên thực địa...

Với chủ đề “Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực,” Hội thảo lần này là sự tiếp nối các nỗ lực tăng cường trao đổi, tìm hiểu quan điểm giới học giả và tư vấn chính sách trong và ngoài khu vực quan tâm đến vấn đề Biển Đông nằm trong chuỗi Hội thảo quốc tế hàng năm về Biển Đông do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam chủ trì từ 2009. Hội thảo có sự tham gia của hơn 200 chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế đến từ các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Anh, Pháp, Ý và Bỉ. Ngày mai, Hội thảo sẽ tiếp tục với bốn phiên thảo luận về quy định pháp luật quốc tế điều chỉnh về quy chế của lãnh thổ, vùng biển và vùng trời, các yêu sách tại Biển Đông và giải quyết tranh chấp biển; và các biện pháp xây dựng lòng tin và ngăn ngừa xung đột hàng hải./.

B.C

Đọc thêm

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Hướng dẫn cách tra cứu phạt nguội toàn quốc năm 2024

Xin hỏi Cảnh sát giao thông có được phạt nguội thông qua phương tiện giám sát không? Tra cứu phạt nguội như thế nào? - Độc giả Hoàng Kha
Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Cập nhật bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024

Bảng giá xe Honda Blade 110 mới nhất tháng 5/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Trường Sa trong tôi: Chuyến công tác để đời (Kỳ I)

Chuyến thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 những ngày tháng Tư để lại những cảm xúc tuyệt vời, mà mỗi thành viên chúng tôi sẽ không thể ...
Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Toàn cảnh hoạt động của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024

Từ ngày 2-3/5, tại Paris, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD 2024 và một số hoạt động tại Pháp.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngợi khen

Ngày 3/5, nữ diễn viên đoạt giải Oscar Dương Tử Quỳnh nhận Huân chương Tự do từ Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Nhà Trắng.
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Chuyến thăm Pháp, Hungary và Serbia của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tháng 5 được cho là sẽ tạo động lực cho quan hệ Trung Quốc-châu Âu.
Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Báo chí Argentina và Uruguay: Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên thế giới

Nhiều tờ báo lớn của Argentina và Uruguay đã đăng bài viết nêu bật ý nghĩa và tầm vóc lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ cách đây 70 năm.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Phiên bản di động