Hội thảo do Bộ Ngoại giao phối hợp với Phái đoàn đại diện Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, WTO và các tổ chức khác tại Geneva và Hội Luật quốc tế tổ chức. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Tại Hội thảo, các chuyên gia quốc tế hàng đầu về luật WTO tại Geneva, trong đó có ông Niall Meagher, Giám đốc điều hành Trung tâm Tư vấn Luật WTO, ông Rashid S.Kaukab Giám đốc điều hành Tổ chức CUTS International, đại diện của Trung tâm Quốc tế về Phát triển Bền vững (IISD), Trung tâm phương Nam (South Centre), các chuyên gia, nhà nghiên cứu từ các bộ, ngành trong nước, các trường đại học, các công ty luật đã tham gia thảo luận về những vấn đề mới, thu hút sự quan tâm trong khuôn khổ WTO như cơ chế đối xử đặc biệt và khác biệt, đàm phán trợ cấp thủy sản, cải cách cơ quan phúc thẩm, việc thực hiện Hiệp định TRIPS trong WTO và yêu cầu sản xuất vaccine, thuốc chữa Covid-19.
Những vấn đề được thảo luận trong hội thảo, trong đó có việc sản xuất vaccine, thuốc chữa Covid-19 là những vấn đề hết sức thiết thực, được thảo luận trong nhiều diễn đàn đa phương khác nhau như Tổ chức Y tế thế giới (WHO), G20, APEC…
Tham dự Hội thảo, đại diện của các bộ, ngành, các trường đại học, các công ty luật, các thành viên của Hội Luật quốc tế và cán bộ, công chức các đơn vị trong Bộ Ngoại giao đã thảo luận sôi nổi về những vấn đề pháp lý trong WTO. Đây cũng là dịp tăng cường sự giao lưu, kết nối giữa các chuyên gia, học giả trong nước và quốc tế.
Hội thảo khoa học đồng thời sẽ là cơ sở để làm sâu sắc hơn sự tham gia của Việt Nam trong các thảo luận hiện nay của WTO, thực hiện tinh thần Chỉ thị 25-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030. Hội thảo cũng thể hiện cam kết của Việt Nam đối với tự do hóa thương mại, vai trò của WTO trong quan hệ thương mại giữa các nước và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ nói chung.
Hội thảo là cơ sở để làm sâu sắc hơn sự tham gia của Việt Nam trong các thảo luận hiện nay của WTO. (Ảnh: Trung Hiếu) |
| Ý nghĩa của ba văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đối với Lạng Sơn TGVN. “Việc ký 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc đã tạo tiền đề cho hai ... |
| 'Cuộc chiến' công thư: Cơ sở pháp lý kiểu... Trung Quốc trên Biển Đông đang lung lay TGVN. Sau những diễn biến gần đây, Biển Đông một lần nữa trở thành tâm điểm thảo luận không chỉ ở Đông Nam Á, bắt đầu ... |
| Vì sao Mỹ lên tiếng trên 'mặt trận' pháp lý tại Biển Đông? TGVN. Mỹ phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông, bao gồm tuyên bố chủ quyền với 4 nhóm đảo và tự ... |