Nhỏ Bình thường Lớn

Hôm nay (10/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; thảo luận các dự luật: Hợp tác xã và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Hôm nay, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thảo luận các dự luật: Hợp tác xã và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quốc hội họp phiên toàn thể chiều ngày 9/11.
Quốc hội họp phiên toàn thể chiều ngày 9/11.

Cụ thể, buổi sáng, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi).

Buổi chiều, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi).

* Trong ngày 9/11, Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn dự thảo Luật bằng hệ thống biểu quyết điện tử, kết quả như sau: có 447 đại biểu tham gia biểu quyết (bằng 89,76% tổng số đại biểu Quốc hội), trong đó có 444 đại biểu tán thành (bằng 89,16% tổng số đại biểu Quốc hội); có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tồng số đại biểu Quốc hội); có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,20% tổng số đại biểu Quốc hội).

* Về dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, chiều nay 22/10 tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội đã nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý và thảo luận về dự án luật này.

Trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ tên gọi của dự thảo Luật là “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở”, đồng thời điều chỉnh bố cục của dự thảo Luật để làm rõ hơn cách thức tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở trong từng loại hình và vai trò, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rà soát, cập nhật đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động, bổ sung các quy định để bảo đảm việc thực hiện dân chủ của người lao động thực chất hơn, có tính khả thi hơn, không chỉ giới hạn trong việc bảo đảm thực hiện quan hệ lao động mà còn mở rộng hơn với tư cách là công dân tham gia quản lý xã hội.

Liên quan đến thực hiện dân chủ tại doanh nghiệp nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất: Doanh nghiệp nhà nước hiện nay không chỉ bao gồm các doanh nghiệp có 100% vốn do Nhà nước đầu tư, thành lập, tổ chức quản lý. Do đó, nếu chỉ quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại các doanh nghiệp nhà nước theo Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì sẽ chưa thật sự đầy đủ. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần có quy định chung về thực hiện dân chủ tại tất cả các loại hình doanh nghiệp cũng như tổ chức có sử dụng lao động nói chung để bảo đảm tính bình đẳng.

Về thiết chế Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo ý kiến của đa số các vị đại biểu Quốc hội theo hướng quy định việc thành lập Ban Thanh tra nhân dân ở tất cả các loại hình cơ sở (kể cả các tổ chức có sử dụng lao động khu vực ngoài Nhà nước) nhằm bảo đảm sự bình đẳng và tạo cơ chế để Nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện quyền kiểm tra, giám sát ở cơ sở.

Về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật theo hướng bổ sung, chỉnh lý các quy định để cụ thể hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và thực tiễn thực hiện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã chỉnh lý Điều 30 của dự thảo Luật theo hướng làm rõ những nội dung và hình thức để công dân thực hiện quyền kiểm tra, giám sát; bổ sung quy định về Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng để cụ thể hóa quyền kiểm tra, giám sát của người dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội về thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định về nội dung, hình thức công khai thông tin, tham gia ý kiến tại cơ quan, đơn vị phù hợp với thực tiễn áp dụng và loại trừ các nội dung, thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật; quy định về những nội dung cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định...

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh, dự thảo Luật cũng đã quy định khuyến khích các tổ chức có sử dụng lao động mở rộng nội dung thông tin được công khai; bổ sung đa dạng các hình thức công khai thông tin; quy định cụ thể về thời gian tổ chức và thành phần tham dự hội nghị người lao động.

Về Ban Thanh tra nhân dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các quy định về cơ cấu tổ chức, nhiệm kỳ và tiêu chuẩn thành viên Ban Thanh tra nhân dân ở từng loại hình cơ sở; không quy định Chủ tịch UBND cấp xã, người đứng đầu cơ quan, đơn vị được quyền giao Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn xác minh những vụ việc nhất định nhằm đảm bảo tính chủ động, độc lập, khách quan của Ban Thanh tra nhân dân…

Tại Báo cáo đầy đủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giải trình chi tiết và báo cáo cụ thể về việc tiếp thu, chỉnh lý nhiều nội dung của dự thảo Luật. Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp này gồm 06 chương, 92 điều, đã cơ bản đạt sự đồng thuận của Chính phủ và các cơ quan có liên quan (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam...).

Hôm nay (9/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sự

Hôm nay (9/11), Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; thảo luận dự án Luật Phòng thủ dân sự

Hôm nay, chương trình làm việc Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn: Về đối ngoại, chúng ta không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời chất vấn: Về đối ngoại, chúng ta không chọn bên mà chọn công lý và lẽ phải

Trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) về định hướng đối ngoại của đất nước, Thủ tướng Chính phủ ...

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15: Quốc hội hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15: Quốc hội hoàn thành tốt đẹp phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Theo Chương trình, ngày 5/11, Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV bước vào ngày làm việc thứ 14. Quốc hội tiếp tục dành ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời về mở rộng đối tượng vay vốn gói 15.000 tỷ đồng vay mua nhà qua Ngân hàng Chính sách

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời về mở rộng đối tượng vay vốn gói 15.000 tỷ đồng vay mua nhà qua Ngân hàng Chính sách

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Vân thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh đã chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính về ...

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Chất vấn lĩnh vực Nội vụ, Thanh tra được cử tri quan tâm, đánh giá cao

Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV: Chất vấn lĩnh vực Nội vụ, Thanh tra được cử tri quan tâm, đánh giá cao

"Thẳng thắn, mạnh mẽ, không né tránh, đúng trọng tâm" là ý kiến của nhiều cử tri tỉnh Quảng Bình sau khi theo dõi phiên ...