📞

Hơn 1.000 DN Nhà nước “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp

18:41 | 29/06/2010
Còn 2 ngày nữa sẽ hết thời hạn chuyển đổi Doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên, dự kiến vẫn còn khoảng trên 1.000 DNNN chắc chắn sẽ “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp.
Dự kiến vẫn còn khoảng trên 1.000 DNNN sẽ “lỗi hẹn” với Luật Doanh nghiệp (Ảnh: Vneconomy.vn)

Chậm trễ cho “dị ứng” với cụm từ tư nhân hóaLý do của việc lỗi hẹn này theo Luật gia Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH tư vấn VFAM Việt Nam, đưa ra là chính bản thân các DNNN không hề muốn chuyển đổi.

Về mặt tư tưởng, những người đang nắm quyền ở DNNN sẽ không mặn mà với việc cổ phần hóa bởi vì, họ không cần phải bỏ vốn vẫn được làm giám đốc, làm chủ một DN, làm chủ tài khoản một số tiền kếch xù, lại có nhiều quyền lực, vì vậy “không tội gì hô hào cổ phần hóa”. Mà cổ phần hóa xong chưa chắc họ đã ngồi tiếp được vị trí ấy, đại hội cổ đông, hội đồng quản trị biết đâu sẽ lại bầu người khác, chứ không phải họ.Sự chậm trễ này còn do vấn đề nhận thức tư tưởng, lâu nay, nhiều người vẫn “dị ứng” với cụm từ tư nhân hóa. Trong một vài trường hợp cổ phần hóa, DNNN chuyển sang sở hữu tư nhân đã làm thất thoát tài sản quốc gia, nhưng không có nghĩa tư nhân hóa là xấu, là sai lầm. Đó chỉ là vài trường hợp do quản lý nguồn vốn không tốt. Từ việc “dị ứng”, dẫn đến không thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi DNNN thành cổ phần hóa và tư nhân hóa.Ngoài ra, việc đặt ra quá nhiều mục tiêu, nhiều mục tiêu không có khả năng đáp ứng được cũng làm cho quá trình chuyển đổi bị chậm trễ. Ví dụ việc muốn biến tất cả người lao động thành cổ đông, nên có nhiều chính sách cho người lao động như: bán cổ phần ưu đãi 70%,…Nhưng thực chất, những cái đó là ép người lao động thành cổ đông, chứ bản thân người lao động không hề thích.Giả sử một DN có vốn khoảng 50 tỷ đồng, những vị trí kếch xù trong hội động quản trị chiếm 40 tỷ đồng, còn 1.000 người lao động chiếm 10 tỷ đồng, tức là mỗi người có vài triệu đồng, vì vậy chắc chắn vị trí của họ thực chất vẫn chỉ là những người lao động, không có tiếng nói trong đại hội cổ đông.DNNN không có chủ sở hữu thực sựViệc chuyển đổi DNNN sang Cty TNHH hoặc cổ phần hóa không chỉ lỗi hẹn về mặt thời gian, mà còn đang tồn tại rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là vấn đề xác định chủ sở hữu.Hiện nay, một thực tế là việc thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước rất kém hiệu quả đến mức, 62% ý kiến cho rằng “DNNN không có chủ sở hữu thực sự”.  Về cơ bản, cơ chế xác định đầu mối chủ sở hữu vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng và không có sự thay đổi nào đáng kể.

Cùng một lúc có nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước. Bên cạnh Bộ chủ quản và UBND cấp tỉnh, nay còn có thêm Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).Ngoài ra, khi thực hiện các quyền chủ sở hữu, các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở trên phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức nhà nước khác như: Bộ KHĐT, Bộ Nội vụ,…Có thể thấy đặc điểm “cấp hành chính chủ quản” từ thời bao cấp vẫn chi phối phương thức xác định đại diện chu sở hữu nhà nước hiện nay.Điều này thể hiện ở việc quy định Bộ, UBND cấp tỉnh thực hiện phần lớn chức năng chủ sở hữu mà không phải Bộ trưởng hay Chủ tịch UBND cấp tỉnh. Vì vậy, không tránh khỏi tư duy và phương thức làm việc quản lý hành chính, dẫn đến việc quan liêu, không rõ trách nhiệm, thiếu động lực và hiệu quả,…Vì vậy, theo GS.TS Nguyễn Đình Tài, GĐ Trung tâm tư vấn và quản lý đào tạo, Phó chủ tịch Câu lạc bộ DNNN, vấn đề đặt ra đối với việc chuyển đổi hiện nay là phải xác định được chủ sở hữu Nhà nước một cách rõ ràng, chứ không nên vì đến hạn mà tiến hành gấp gáp cho xong.Theo Khoa học & Đời sống