Trong số các sản phẩm nhập khẩu mà Nhật Bản phụ thuộc, hơn 2/3 đến từ Trung Quốc trong khi chỉ 1/8 từ Mỹ. (Nguồn: Tân Hoa xã) |
Những đánh giá chi tiết, được công bố hôm 9/7, đã đưa ra dữ liệu thương mại của khoảng 4.300 mặt hàng được nhập khẩu trong cùng năm của Nhật Bản, Mỹ, Đức và khối Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nói chung.
Sách trắng cho thấy, Nhật Bản đang phụ thuộc nhiều hơn vào một quốc gia - thường là Trung Quốc - để nhập khẩu nhiều loại sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp hơn so với các nước cùng nhóm G7.
Báo cáo áp dụng Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) - thước đo mức độ tập trung thị trường, trong đó nếu chỉ số này cao trên 50 với một sản phẩm nhất định đồng nghĩa với việc quốc gia đó đang phụ thuộc vào quốc gia còn lại trong chuỗi cung ứng.
Nhìn chung, Nhật Bản đang phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tới gần 47% trong số 4.300 sản phẩm được khảo sát. Đặc biệt, hơn một nửa là từ Trung Quốc, tương ứng với 1.406 mặt hàng cụ thể, chiếm gần 70% trong số 2.015 mặt hàng mà Nhật Bản phải nhập khẩu từ nước ngoài vào năm 2022.
Tin liên quan |
'Thế giới quá nhỏ để Trung Quốc và Mỹ trở thành kẻ thù của nhau' |
Stephen Nagy, Giám đốc nghiên cứu chính sách của Hội đồng nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương Yokosuka ở Tokyo, phân tích mối quan hệ kinh tế Trung Quốc-Nhật Bản vẫn “mang tính bổ sung cao”, đồng thời dự báo sự phụ thuộc của Nhật Bản vào hàng hóa Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục.
“Cả hai nước đều đang trong tình thế cần nhau và tôi không thấy có động lực nào hướng tới việc tách rời”, ông Stephen Nagy nói.
Chuyên gia này cho biết thêm, việc đồng Yen yếu khiến Nhật Bản trở nên hấp dẫn hơn đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, đồng thời lưu ý Tokyo không ủng hộ việc tách rời giống các nước phương Tây mà hướng tới mục đích là “cách ly những phần nhạy cảm trong mối quan hệ” khỏi Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của Trung Quốc với chip và công nghệ lưỡng dụng được sử dụng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Năm 2022, Tokyo đã thông qua Đạo luật xúc tiến An ninh kinh tế để phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt hơn đồng thời thúc đẩy an ninh cơ sở hạ tầng và sử dụng các công nghệ quan trọng.
Ngoài ra, Nhật Bản đã mở rộng hỗ trợ tài chính cho các công ty để khuyến khích việc chuyển về nước và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh từ Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành quan trọng về mặt chiến lược như chất bán dẫn.
Dù vậy, sau đó, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã đồng ý nối lại đàm phán về Hiệp định thương mại tự do ba bên tại Hội nghị thượng đỉnh vào tháng 5/2024.
Rumi Aoyama, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Đại học Waseda, cho biết thỏa thuận này là một “tín hiệu rõ ràng” từ lãnh đạo của ba cường quốc trong khu vực rằng quan hệ kinh tế là quan trọng và phải tiếp tục.
Là quốc gia xuất khẩu lớn thứ hai của Trung Quốc, xuất khẩu của Nhật Bản đã giảm xuống còn 157,49 tỷ USD vào năm 2023 từ mức 171,98 tỷ USD của năm 2022, theo dữ liệu của cơ quan hải quan Trung Quốc.
Năm ngoái, Tokyo cũng là quốc gia mua máy điều hòa không khí và khoáng sản đất hiếm hàng đầu, nhà nhập khẩu điện thoại thông minh lớn thứ hai, nhà nhập khẩu máy tính xách tay và hóa chất hữu cơ lớn thứ tư của Bắc Kinh.
Dữ liệu cho thấy, trong danh mục “thiết bị cầm tay dưới 10kg”, phần lớn bao gồm máy tính xách tay, giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản đã giảm 0,5% trong năm ngoái xuống còn 4,22 tỷ USD từ mức 4,67 tỷ USD vào năm 2022.
Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 40% giá trị đất hiếm sang Nhật Bản vào năm ngoái và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản đã giảm 24,66% xuống còn 218,66 triệu USD vào năm 2023 từ mức 209,2 triệu USD vào năm 2022.
| Nhà ngoại giao cao cấp Trung Quốc: Nhật Bản nên hiểu rõ tình hình và đưa ra lựa chọn độc lập Bên lề Hội nghị An ninh Munich lần thứ 59 diễn ra ở miền Nam nước Đức từ 17-19/2, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban ... |
| Các bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc, Nhật Bản lần đầu liên lạc qua công cụ này, Tokyo đề cập ngay vấn đề Biển Hoa Đông Ngày 16/5, các bộ trưởng quốc phòng của Trung Quốc và Nhật Bản đã thực hiện cuộc điện đàm đầu tiên thông qua đường dây ... |
| Trước thách thức từ Trung Quốc, Nhật Bản-Malaysia 'bắt chặt tay' thúc đẩy hợp tác quốc phòng, an ninh hàng hải Ngày 5/11, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và người đồng cấp Malaysia Anwar Ibrahim đã nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng và ... |
| Campuchia 'đánh tiếng' về loạt dự án khủng; Trung Quốc, Nhật Bản đua 'đọ' tầm ảnh hưởng Campuchia đang tập trung thúc đẩy phục hưng cơ sở hạ tầng, nhưng quốc gia Đông Nam Á này sẽ cần sự chia sẻ nguồn ... |
| Ngăn chặn tàu Trung Quốc, Nhật Bản lên kế hoạch đóng tàu tuần tra lớn Các nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết Lực lượng Bảo vệ Bờ biển (JCG) nước này đang lên kế hoạch đóng tàu tuần ... |