Nhỏ Bình thường Lớn

Họp Quốc hội ngày 5/6: "Nóng" chuyện đất đai và nạn xâm hại trẻ em

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, ngày 5/6, các đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20180605233021 2018 là năm đột phá về giáo dục nghề nghiệp
tin nhap 20180605233021 Mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% có thể đạt được

Chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai

Nội dung được nhiều đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Trần Hồng Hà là: Vấn đề xử lý rác thải rắn; trách nhiệm của Bộ trong quản lý đất đai tránh tình trạng hoang hóa, gây lãng phí ngân sách…

tin nhap 20180605233021
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 5/6. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Đối với câu hỏi của các đại biểu Trần Văn Minh (Quảng Ninh), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Trương Trọng Nghĩa (Thành phố Hồ Chí Minh) về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quản lý nhà nước về xử lý chất thải, Bộ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm toàn bộ về vấn đề môi trường, đặc biệt là chất thải rắn, Bộ có trách nhiệm tham mưu để ban hành chiến lược quy hoạch, kế hoạch xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, tiến hành thanh tra, kiểm tra. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trong quản lý hạ tầng, phê duyệt thiết kế các nhà máy xử lý rác.

Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm về công nghệ xử lý. Tuy nhiên, một mình Bộ Tài nguyên và Môi trường không thể đáp ứng được, không đủ năng lực mà cần cơ chế phối hợp; trong đó có những việc phân cấp cho địa phương. Việc xử lý rác thải đang gặp vướng mắc, 60% rác thải ở địa phương là chất thải hữu cơ có thể xử lý trong khuôn viên hộ gia đình. Rơm rạ có thể xử lý thành phân bón cho đất. Tuy nhiên, rác thải ở Việt Nam không chỉ là rác hữu cơ, còn có pin, thủy ngân... nên cần công nghệ xử lý phù hợp. Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các mô hình xử lý rác thải Việt Nam để sớm có công nghệ xử lý đáp ứng tiêu chuẩn, kỹ thuật.

Liên quan đến bất cập trong đền bù, chuyển nhượng đất ở một số địa phương và trách nhiệm xử lý vấn đề này, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết hiện nay, có quy hoạch sử dụng đất đai toàn quốc, từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Một trong những tồn tại của quy hoạch đất đai là chỉ tiêu đưa ra định lượng nhưng chưa đưa ra được vị trí, địa điểm cụ thể. Bất cập ở chỗ kế hoạch sử dụng đất chưa sát với thực tiễn, dẫn đến khó kiểm soát được. Đó là trách nhiệm của địa phương, nếu địa phương làm tốt, Chính phủ hoàn toàn có thể ủy quyền, đồng thời còn giúp cải cách thủ tục hành chính ở địa phương.

Làm rõ thêm nội dung các đại biểu quan tâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đề nghị để chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai, cần tiếp tục thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, đô thị, chú trọng dành quỹ đất cho giao thông (gồm cả giao thông tĩnh như bến xe, điểm đỗ… và giao thông động), các không gian công cộng, dịch vụ đô thị… đồng thời, cần công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch, phát triển các khu đô thị, dịch vụ cho người dân biết để tham gia đầu tư, quản lý và giám sát; minh bạch, cạnh tranh trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất tại các dự án phát triển đô thị nhà ở, dịch vụ, thực hiện đấu giá đất.

Bên cạnh đó, các cơ quan có thẩm quyền cần kiểm tra chặt chẽ công tác chuyển đổi mục đích sử dụng đất đầu tư xây dựng phát triển đô thị, phát triển du lịch, xây dựng các công trình nhà ở, dịch vụ theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt; rà soát, thu hồi các dự án đã giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục tiêu dự án nhưng không có khả năng thực hiện.

Xử lý nghiêm minh các đối tượng xâm hại tình dục trẻ em

Ngay sau phần trả lời của Bộ trưởng Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội liên quan đến ba nhóm vấn đề thực trạng thị trường lao động ở nước ta, vấn đề giải quyết việc làm trong nước và đưa lao động Việt Nam ra nước ngoài làm viêc theo hợp đồng; Thực trạng hoạt động dạy nghề của doanh nghiệp; dạy nghề theo nhu cầu của xã hội, theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp; Công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em; Giải pháp khắc phục tình trạng bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em. Trong đó, nội dung được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm là giải pháp ngăn chặn, xử lý nghiêm việc bạo hành, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.

Cho rằng vấn đề bạo lực, xâm hại trẻ em đang là bức xúc lớn hiện nay, các đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên), Nguyễn Quang Tuấn (Hà Nội), Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre), Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị Bộ trưởng cần đưa ra các giải pháp mạnh mẽ ngăn chặn tình trạng này; đồng thời đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết thêm về giải pháp giải quyết tình trạng bế tắc trong việc chứng minh các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, đặc biệt là các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc rà soát sửa đổi bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật; tăng cường truyền thông trong gia đình, gắn kết quản lý gia đình. Bên cạnh đó, cần phối hợp chặt chẽ trong thực thi pháp luật bảo vệ trẻ em, thực hiện quyền của trẻ em trong quá trình tố tụng; tập trung xử lý giải quyết những vụ việc vi phạm một cách nghiêm minh, nhanh chóng nhất; tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho các em.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Lê Minh Trí; Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình; Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng đã tham gia giải trình thêm về nội dung này. Các ý kiến đều cho rằng cần đảm bảo tính đồng bộ, từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị để hoàn thiện hệ thống pháp luật, đảm bảo yêu cầu của cuộc đấu tranh này không chỉ bằng quyết tâm mà còn phải bằng pháp luật, sự phối hợp của các cơ quan liên quan, tuyên truyền, giáo dục bảo đảm sự cảnh báo, giáo dục kỹ năng cho trẻ em. Cùng với đó là sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, sự lên án của toàn xã hội và xử lý nghiêm minh các đối tượng để tăng tính răn đe.

Ngày 6/6, Quốc hội sẽ tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ; đồng thời Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cũng "đăng đàn" trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội.

tin nhap 20180605233021
Họp Quốc hội: Cho ý kiến về xử lý tài sản kê khai không trung thực

Chiều 31/5, các đại biểu thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. 

tin nhap 20180605233021
Chủ tịch nước Hội kiến Thượng viện Nhật Bản

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Nhật Bản, ngày 30/5, tại Trụ sở Quốc hội Nhật Bản, Chủ tịch nước Trần Đại ...

tin nhap 20180605233021
Bộ Chính trị tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình

Ngày 30/5, đoàn kiểm tra kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn ...

(theo TTXVN)