Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu phát biểu khai mạc Tọa đàm 'Hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi và các giải pháp bảo đảm nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho Việt Nam'. (Ảnh: Anh Sơn) |
Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng, cơ hội và thách thức trong hoạt động nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ châu Phi thời gian qua, đồng thời trao đổi về các phương hướng, giải pháp trong thời gian tới.
Tọa đàm có sự tham dự của hơn 70 đại biểu trực tiếp và trực tuyến từ nhiều Bộ/ngành, địa phương, viện nghiên cứu, hiệp hội và doanh nghiệp xuất, nhập khẩu, chế biến hạt điều.
Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đánh giá cao sự tham dự của các đại biểu, thể hiện sự quan tâm và nhu cầu tiếp cận thị trường châu Phi và nhấn mạnh thương mại hạt điều, hợp tác trong sản xuất, chế biến hạt điều là một trong những nội dung hợp tác quan trọng với các nước châu Phi thời gian tới.
Tại Tọa đàm, các diễn giả và đại biểu đã trình bày về thực trạng, tổng quan và tác động của các sự kiện quốc tế, khu vực gần đây tới hoạt động nhập khẩu hạt điều nguyên liệu từ châu Phi; những khó khăn trong hợp tác thương mại hạt điều với các nước châu Phi, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm đảm bảo nguồn cung hạt điều nguyên liệu cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Theo đánh giá của các diễn giả và đại biểu, châu Phi đang đẩy mạnh xu hướng “tự cường” về chính trị, kinh tế…, trong đó có phát triển sản xuất, chế biến hạt điều trong nước.
Hiện nay, các đối tác phát triển từ các nước phát triển như châu Âu và Bắc Mỹ đều ưu tiên các sản phẩm từ hạt điều có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều tại châu Phi hơn là thông qua chuỗi cung ứng dài, đặc biệt trong bối cảnh dịch vụ vận tải toàn cầu liên tục gặp khủng hoảng và tăng giá.
Xu thế đó đòi hỏi các nhà quản lý, các doanh nghiệp Việt Nam cần sớm có tầm nhìn dài hạn, cách tiếp cận mới trong hợp tác thương mại hạt điều với châu Phi để phát triển bền vững ngành điều.
Các đại biểu dự Tọa đàm đầu cầu Hà Nội. |
Ngoài ra, việc nhập khẩu hạt điều nguyên liệu của Việt Nam từ châu Phi còn chịu nhiều tác động do vụ mùa thu hoạch không thuận lợi, kỹ thuật canh tác tại các nước châu Phi, khủng hoảng lương thực, tác động của lạm phát toàn cầu, cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu quốc tế…
Từ thực trạng trên, đại diện của các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp đã đề xuất một số phương hướng, giải pháp như xây dựng chuỗi phát triển bền vững trong hợp tác thương mại hạt điều; xem xét hợp tác ba bên trong hợp tác sản xuất, chế biến điều với châu Phi.
Các phương hướng như xem xét đầu tư liên doanh, liên kết với đối tác sở tại; thành lập các văn phòng/đại diện tại sở tại để tìm hiểu thị trường, kết nối đối tác, trực tiếp khai thác, mở rộng hoạt động thị trường, hạ giá đầu vào; nghiên cứu, áp dụng cách thức hỗ trợ, khuyến khích nông dân trồng điều tại các nước châu Phi tiềm năng nhằm tăng diện tích canh tác, sản lượng, chất lượng điều thu hoạch và tỷ lệ điều thô dành cho các nhà nhập khẩu Việt Nam… cũng được tính đến.
Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng, ngành điều từng bước thay đổi chiến lược phát triển trong sản xuất, xuất nhập khẩu… phù hợp với xu hướng mới của thị trường điều toàn cầu; chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước...
và thông qua hình thức trực tuyến. (Ảnh: Anh Sơn) |
Vụ hạt điều xuất khẩu sang Italy: Thông tin mới tích cực Thông tin mới nhất của Thương vụ Việt Nam tại Italy cho biết, tính đến ngày 22/3, các doanh nghiệp Việt Nam đã tái xuất ... |
Xuất khẩu ngày 17-19/6: Số phận 100 container hạt điều nghi bị lừa tại Italy giờ ra sao?; tôm Việt 'đắt hàng' ở Canada Toàn bộ 100 container hạt điều của Việt Nam bị lừa tại Italy đã được trả lại; bí quyết để thủy sản Việt chinh phục ... |
Bộ Ngoại giao thông tin về việc lấy lại lô hạt điều tại Italy Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Italy tích cực làm việc với phía sở tại để thúc đẩy giải ... |
Xuất khẩu ngày 18-22/7: Tận dụng EVFTA để hạt điều Việt 'vững chân' tại Pháp; kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 400 tỷ USD Kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 400 tỷ USD; khai thác EVFTA để hạt điều Việt Nam “vững chân” tại thị trường Pháp; cá, ... |
Để doanh nghiệp không phải 'gặt quả đắng' trong thương mại quốc tế Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải “gặt quả đắng” tại các thị trường quốc tế, thậm chí tại các thị trường lớn ... |