Hợp tác Việt Nam - Campuchia: Phát triển mạnh trên nền tảng lịch sử

Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen (từ ngày 20-21/12) đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác hữu nghị mà hai nước đã thiết lập trong gần 5 thập kỷ qua.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su Những sự kiện văn hoá ấn tượng Việt Nam 2016
hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su Việt Nam luôn chủ động cải cách và hội nhập

Việt Nam đã dành sự đón tiếp nồng hậu và trang trọng cho người đứng đầu Chính phủ Vương quốc Campuchia. Bốn nhà lãnh đạo cấp cao nhất của Việt Nam - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có các cuộc gặp, hội đàm với Thủ tướng Hun Sen ngay trong ngày đầu ông đến Việt Nam.

Tại các cuộc tiếp thắm tình đoàn kết hữu nghị, chân thành và hiểu biết lẫn nhau, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Việt Nam đều bày tỏ vui mừng đón vị khách quý từ nước láng giềng thăm chính thức Việt Nam lần thứ hai kể từ khi ông tái đắc cử Thủ tướng Campuchia năm 2013. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cho rằng đây là dấu mốc quan trọng, thể hiện sự sâu sắc trong quan hệ hai nước, đồng thời tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác láng giềng tốt đẹp vốn có giữa Việt Nam và Campuchia.

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Về phần mình, Thủ tướng Hun Sen cho biết chuyến thăm tới Việt Nam lần này là dịp bày tỏ sự cảm ơn chân thành đối với những giúp đỡ to lớn và quý báu mà Việt Nam đã dành cho Campuchia trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, cứu nước và đưa nhân dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng, cũng như  xây dựng và phát triển đất nước sau này. Thủ tướng Hun Sen khẳng định quan hệ hữu nghị giữa hai nước không thể đổi thay dù tình hình thế giới có biến động.

Những kết quả nổi bật

Các nhà lãnh đạo hai nước đã đạt được đồng thuận cao trong nhiều vấn đề quan trọng. Đáng chú ý, tại cuộc hội đàm, hai Thủ tướng nhất trí tiếp tục duy trì nguyên tắc không cho thế lực thù địch sử dụng lãnh thổ nước này để gây phương hại đến an ninh của nước kia và tăng cường hợp tác chống buôn lậu, vượt biên trái phép và trong phòng chống các loại tội phạm (ma tuý, buôn bán người, vũ khí, xuyên biên giới, công nghệ cao…).

Hai Thủ tướng khẳng định sớm hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền cũng như giải quyết tốt các vấn đề nảy sinh trên toàn tuyến biên giới theo các cơ chế hiện có và trên tinh thần láng giềng hữu nghị giữa hai nước.

Về vấn đề Việt kiều, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong rằng Thủ tướng Hun Sen tiếp tục quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành của Campuchia đẩy nhanh tiến độ giải quyết giấy tờ pháp lý cho người gốc Việt ở Campuchia để họ an tâm ổn định cuộc sống và đóng góp tích cực cho sự phát triển của Campuchia và quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Hai bên nhất trí duy trì trao đổi các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như giữa các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể hai nước.

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn Chính phủ Việt Nam tại buổi hội đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)...

Về hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, hai bên giao Bộ Thương mại Campuchia và Bộ Công Thương Việt Nam đàm phán, sớm thống nhất các nội dung còn vướng mắc để ký kết Hiệp định Thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị hai bên thúc đẩy và khai thác mạnh hơn nữa việc kết nối tuyến giao thông vận tải, kết nối điện, du lịch, viễn thông, ngân hàng..., những lĩnh vực mang lại lợi ích thiết thực trong khuôn khổ kế hoạch tổng thể kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam.

Hai bên nhất trí đôn đốc Bộ Giao thông Vận tải của hai nước chủ trì đàm phán Thỏa thuận cấp Chính phủ về chiến lược hợp tác giao thông vận tải như đã nêu tại Biên bản thỏa thuận Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học kỹ thuật; trao đổi để đi đến ký kết Thỏa thuận về việc thúc đẩy nghiên cứu đầu tư xây dựng đường cao tốc Hồ Chí Minh - Phnom Penh để có thể ký nhân dịp hai Thủ tướng gặp nhau trong năm 2017; chủ trì khảo sát mô hình “một cửa, một lần dừng” hợp lý để sớm áp dụng đối với cặp cửa khẩu Mộc Bài - Bà Vét.

Nhân chuyến thăm, hai nước đã ký kết 3 văn kiện hợp tác gồm Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự, Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù và Thỏa thuận hợp tác giữa Ủy ban Dân tộc Việt Nam và Bộ Lễ nghi - Tôn giáo Campuchia.

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su
Thủ tướng Hun Sen và thành viên Chính phủ Vương quốc Campuchia tại buổi hội đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Mối quan hệ giàu truyền thống

Ngược dòng thời gian 50 năm trước, ngày 24/6/1967 đã đánh dấu sự kiện quan trọng Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao khi nhân dân Việt Nam còn đang trong giai đoạn đấu tranh khốc liệt chống giặc ngoại xâm. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, nhân dân hai nước đã đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước phồn vinh.

Những năm qua, việc trao đổi thường xuyên các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước đã tạo tiền đề và đường lối đúng đắn vun đắp quan hệ giữa các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân hai nước. Các cơ chế hợp tác song phương phát huy hiệu quả như: Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đã họp được 14 kỳ; Hội nghị Hợp tác và Phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam ­ Campuchia đã họp được 8 lần. Thời gian tổ chức Kỳ họp lần thứ 15 Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam-Campuchia trong năm 2017 sẽ sớm được thống nhất.

Là láng giềng có chung hơn 1.000 km đường biên giới trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, cùng chung dòng Mekong đỏ hồng phù sa, những năm gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên mọi lĩnh vực tiếp tục phát triển, đơm hoa thơm và kết trái ngọt. Trong đó, lĩnh vực thương mại và đầu tư đã đạt được những con số ấn tượng. Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn thứ 5 (sau Trung Quốc, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và Malaysia) và là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia. Việt Nam có 183 dự án đầu tư tại Campuchia  với tổng vốn đăng ký là 2,86 tỷ USD trải khắp 15 lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, viễn thông, y tế, xây dựng… Campuchia có 12 dự án đầu tư  còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đăng ký hơn 54 triệu USD, đứng thứ 49 trên tổng số 103 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương 10 tháng đầu năm nay đạt 2,382 tỷ USD.

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su
Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước nhân chuyến thăm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Nền văn hóa đặc sắc được cho là động lực mạnh mẽ thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước. Năm 2015, số du khách Việt Nam sang Campuchia đạt khoảng 1 triệu lượt (tăng 9,9%), trong khi du khách Campuchia tới Việt Nam đạt 210.000 lượt. Trong 10 tháng đầu năm 2016, có hơn 172.000 lượt khách Campuchia đến Việt Nam. Đến hết tháng 9/2016, lượt khách du lịch Việt Nam sang Campuchia đạt trên 695.000 người.

Có thể nhận thấy, mối quan hệ Việt Nam – Campuchia đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trên nền tảng lịch sử giàu truyền thống đoàn kết, sự ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế cũng như khu vực, cùng quyết tâm cao của các nhà lãnh đạo, sự nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân hai nước. Sự phát triển này mang lại những “quả ngọt” cho nhân dân hai nước, đồng thời góp phần tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Từ năm 2012 đến nay, GDP của Campuchia tăng trưởng trung bình trên 7%/năm. Năm 2016 dự kiến đạt 6,9%.Thu nhập bình quân đầu người của Campuchia đạt hơn 1.228 USD/năm (số liệu năm 2015).Hiện Campuchia có quan hệ thương mại với 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.Kim ngạch thương mại giữa Campuchia và các nước đạt khoảng 18 tỷ USD (năm 2014).Nông nghiệp, dệt may, du lịch và xây dựng là những lĩnh vực trụ cột chính của nền kinh tế nước này. Năm 2015, Campuchia đón 5 triệu lượt khách du lịch quốc tế.

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su Tuyên bố chung giữa nước CHXHCN Việt Nam và Vương quốc Campuchia

Nhận lời mời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen đã dẫn đầu ...

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Campuchia Hun Sen

Chiều 20/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia ...

hop tac viet nam campuchia phat trien manh tren nen tang lich su Thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hữu nghị tốt đẹp Việt Nam-Campuchia

Chiều 20/12, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Techo ...

 

 

Hai Thủ tướng chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước nhân chuyến thăm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Việt Lan

Xem nhiều

Đọc thêm

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Biểu tình bùng phát ở Pakistan, yêu cầu trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan

Vào ngày 25/11, hàng trăm người Pakistan đã tham gia cuộc tuần hành đòi trả tự do cho cựu Thủ tướng bị giam giữ Imran Khan.
Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Vui mừng và tự hào được chứng kiến thành công của Báo Thế giới và Việt Nam

Thời gian trực tiếp làm việc cùng Báo Thế giới và Việt Nam đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp và ấn tượng sâu sắc về tinh thần ...
Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Đưa Quảng Ninh thành điểm đến hấp dẫn đối với khách du lịch Halal trên toàn thế giới

Quảng Ninh đang đẩy mạnh xúc tiến du lịch cùng với chủ động chuẩn bị các điều kiện để thu hút dòng khách Halal.
Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Lịch cúp điện Tây Ninh hôm nay ngày 26/11/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Tây Ninh theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 26/11/2024.
Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Tình hình Lebanon: Beirut tố Israel gửi 'thông điệp đẫm máu' từ chối hòa giải, Mỹ dọa rút khỏi đàm phán ngừng bắn

Ngày 24/11, Thủ tướng lâm thời của Lebanon Najib Mikati cáo buộc rằng, Israel từ chối giải pháp chính trị cho xung đột với lực lượng Hezbollah.
Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Tôn vinh giá trị trường tồn của âm nhạc cổ điển

Nhằm gắn kết và thúc đẩy giao lưu văn hóa, Hội Nhạc cổ điển Việt Nam sẽ tổ chức hai đêm hoà nhạc giao hưởng vào ngày 8 và 9/12, ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động