Họp trực tuyến Hội đồng Bảo an: Việt Nam kêu gọi thúc đẩy triển khai tiến trình hòa bình liên quan đến Afghanistan

Chu An
TGVN. Sáng 25/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành họp trực tuyến, thảo luận về tình hình Afghanistan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Afghanistan (UNAMA).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 2529, nhiều nước đánh giá tích cực về vai trò điều phối của Việt Nam
Hội đồng Bảo an thảo luận về thách thức an ninh ngày càng lớn tại miền Đông CHDC Congo
hop truc tuyen hoi dong bao an viet nam keu goi thuc day trien khai tien trinh hoa binh lien quan den afghanistan
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp trực tuyến, thảo luận về tình hình Afghanistan và hoạt động của Phái bộ hỗ trợ LHQ tại Afghanistan (UNAMA). (Nguồn: UN)

Các báo cáo viên tại phiên họp gồm có bà Deborah Lyons, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về Afghanistan kiêm người đứng đầu UNAMA; Giám đốc Văn phòng LHQ về chống ma túy và tội phạm (UNODC) Ghada Fathi Waly và đại diện Cơ quan Nhân quyền Quốc gia Afghanistan Shaharzad Akbar.

Các báo cáo viên đánh giá cao một số tiến triển về chính trị thời gian qua ở Afghanistan, đặc biệt là việc Chính phủ và phe đối lập đã đạt thỏa thuận chia sẻ quyền lực vào ngày 17/5, việc Chính phủ thành lập đoàn đàm phán hòa bình với 20% thành phần là phụ nữ, quá trình trao trả tù binh đã có kết quả nhất định và đàm phán hòa bình có thể diễn ra tại Doha, Qatar vào đầu tháng 7 tới.

Bên cạnh đó, các báo cáo viên bày tỏ quan ngại về việc tình hình bạo lực có chiều hướng gia tăng trong những tuần qua cũng như về tác động của đại dịch Covid-19 đối với tình hình an ninh, kinh tế - xã hội và nhân đạo tại Afghanistan; lên án các hành vi tấn công của Taliban và các tổ chức khủng bố khác, nhất là các vụ tấn công nhắm vào thường dân và cơ sở y tế, trong đó có vụ tấn công vào một bệnh viện phụ sản ngày 12/5 khiến 20 phụ nữ, trẻ em và trẻ sơ sinh thiệt mạng; nhấn mạnh nỗ lực của LHQ, trong đó có UNAMA và UNODC, trong thúc đẩy tiến trình đàm phán hòa bình, thúc đẩy phát triển và bảo vệ quyền con người ở Afghanistan, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia và tội phạm ma túy.

Các nước thành viên HĐBA ghi nhận một số tiến triển về chính trị ở Afghanistan; bày tỏ quan tâm đặc biệt về tình hình an ninh và tác động của đại dịch Covid-19 đối với Afghanistan; lên án các cuộc tấn công nhắm vào thường dân, kêu gọi các bên liên quan ở Afghanistan sớm bắt đầu tiến trình đàm phán hòa bình, trong đó thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình này; đồng thời tái khẳng định sự ủng hộ với UNAMA.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Afghanistan tại LHQ khẳng định cam kết của Chính quyền Tổng thống Ashraft Ghani hướng tới giải pháp hòa bình cho xung đột, thúc đẩy phát triển, tái thiết đất nước và phòng chống tội phạm; kêu gọi cộng đồng quốc tế tăng cường hỗ trợ nhân đạo cho Afghanistan.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ tái khẳng định ủng hộ tiến trình hòa bình do người Afghanistan dẫn dắt và làm chủ; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục triển khai Nghị quyết 2513 của HĐBA về ủng hộ Thỏa thuận Hòa bình ngày 29/2, trước mắt là sớm bắt đầu đàm phán hướng tới một thỏa thuận ngừng bắn dài hạn; chia sẻ quan ngại về các vụ tấn công của Taliban và các tổ chức khủng bố, kêu gọi việc cải thiện tình hình an ninh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ở Afghanistan.

Đại sứ Đặng Đình Quý bày tỏ hy vọng sẽ có sự tham gia nhiều và tích cực hơn nữa của phụ nữ trong tiến trình hòa bình cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tái thiết, bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương và phòng chống tội phạm và ma túy.

Tình hình Afghanistan tiếp tục diễn biến phức tạp thời gian gần đây bất chấp Thỏa thuận Hòa bình giữa Mỹ và lực lượng Taliban ngày 29/2. Theo thông tin từ UNAMA, xung đột tại Afghanistan là một trong những xung đột đẫm máu trên thế giới hiện nay với hơn 10.000 thường dân thương vong trong năm 2019 và gần 2.000 từ đầu năm 2020 đến nay. Tính đến ngày 25/6, Afghanistan đã ghi nhận 31.375 trường hợp nhiễm bệnh và 535 trường hợp tử vong do Covid-19.

Phái bộ hỗ trợ của LHQ tại Afghanistan (UNAMA) được thành lập theo Nghị quyết 1401 (28/3/2002). Đây là Phái bộ Chính trị (Political Mission), với nhiệm vụ tập trung thúc đẩy các vấn đề chính trị (như tiến trình đàm phán, bầu cử Tổng thống/Nghị viện) và các vấn đề cứu trợ, phục hồi và tái thiết trên toàn bộ Afghanistan.

UNAMA được gia hạn gần nhất với thời hạn 12 tháng theo Nghị quyết 2489 (17/9/2019), được thông qua bằng đồng thuận.

Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết gia hạn Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia

Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết gia hạn Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia

TGVN. Ngày 22/6, HĐBA LHQ đã thông qua nghị quyết gia hạn Phái bộ Hỗ trợ của LHQ tại Somalia (UNSOM).

Liên hợp quốc lần đầu tiên mở cửa để bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt

Liên hợp quốc lần đầu tiên mở cửa để bỏ phiếu bầu các cơ quan chủ chốt

TGVN. Ngày 17/6, Đại hội đồng (ĐHĐ) Liên hợp quốc (LHQ) đã tổ chức bỏ phiếu kín để bầu 5 Ủy viên không thường trực ...

Hội đồng Bảo an thảo luận về hoạt động của Phái bộ UNITAD tại Iraq

Hội đồng Bảo an thảo luận về hoạt động của Phái bộ UNITAD tại Iraq

TGVN. Sáng 15/6, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tiến hành họp trực tuyến thảo luận Báo cáo tình hình hoạt ...

(theo Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ)

Bài viết cùng chủ đề

Việt Nam - thành viên Liên hợp quốc

Đọc thêm

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Ba Lan úp mở hành động mới của NATO

Các nước thành viên NATO đang chuẩn bị tăng cường sự hiện diện quân sự ở khu vực Baltic.
Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

Chiều ngày 31/12, Đảng ủy Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024

Tối 31/12, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố 10 sự kiện nổi bật của Thành phố trong năm 2024.
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Burnley vs Stoke City

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/1 và sáng 2/1/2025: Lịch thi đấu Ngoại hạng Anh - Brentford vs Arsenal; Hạng nhất Anh - Luton Town vs Norwich City...
Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi: UNCLOS 1982 - 'mỏ neo' vô giá để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông

UNCLOS cung cấp khuôn khổ pháp lý toàn diện để thúc đẩy hòa bình, ổn định ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nỗ lực hỗ trợ công dân bị thương trong vụ cháy nổ nhà máy sơn tại Osaka

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản khẩn trương tìm hiểu tình hình và hỗ trợ 2 công dân Việt Nam bị thương trong vụ nổ nhà máy sơn tại Osaka.
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Lực lượng bảo vệ biên giới Việt Nam-Campuchia đã làm tốt sứ mệnh

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các tỉnh giáp biên giới của Campuchia và Việt Nam đã tạo nên một đường biên giới hòa bình, cùng phát triển.
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đường biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác, phát triển, góp phần kết nối hợp tác với các quốc gia.
Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Đại sứ Nga tại Việt Nam hào hứng điểm những trái ngọt của quan hệ song phương, bật mí tin vui đầu năm mới

Sáng ngày 26/12, Đại sứ Nga G.S. Bezdetko đã chủ trì cuộc họp báo về sự phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt.
Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Anh ấy, một tổng biên tập kỳ lạ!

Đại sứ Lê Hồng Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hy Lạp, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam kể về 'duyên' đưa anh đến với Báo.
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Phiên bản di động