Thủ tướng Hungary Viktor Orban bắt đầu giữ vai trò Chủ tịch luân phiên EU từ ngày 1/7/2024. (Nguồn: Reuters) |
Phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo chung với lãnh đạo của FPOe ngày 30/6, ông Herbert Kickl, và ông Babis, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết: "Chúng tôi có trách nhiệm ra mắt cương lĩnh mới và phái mới này. Tôi muốn nói rõ rằng đây là mục tiêu của chúng tôi", đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các đảng khác.
Tin liên quan |
Hungary 'thân mật' hơn với Trung Quốc... EU có thể tách rời được Bắc Kinh? |
Liên minh mới này được giới thiệu với tên gọi "Những người yêu nước vì châu Âu", sẽ cần sự ủng hộ từ các đảng ở 4 quốc gia khác để được công nhận là một phái trong Nghị viện châu Âu.
Thủ tướng Orban chia sẻ: "Một kỷ nguyên mới bắt đầu từ đây, và khoảnh khắc đầu tiên, có lẽ là thời điểm quyết định của kỷ nguyên mới này, là việc hình thành một phái chính trị mới sẽ thay đổi nền chính trị châu Âu".
Ông Orban cho hay 3 chính trị gia này đã ký một "hiến chương yêu nước", hứa hẹn "hòa bình, an ninh và phát triển" chứ không phải "chiến tranh, di cư và sự trì trệ" mà "giới tinh hoa ở Brussels" mang tới.
Hungary bắt đầu đảm nhận ghế Chủ tịch luân phiên EU trong 6 tháng tới, bắt đầu từ ngày mai, 1/7.
Trước đó, kết quả bầu cử Nghị viện châu Âu (EP) với kết quả cho thấy các nhóm chính trị xuyên quốc gia, gồm Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), Liên minh Tiến bộ Xã hội và Dân chủ (S&D) và Đảng Đổi mới châu Âu (RE) vẫn giữ được đa số với tổng cộng 400/720 ghế trong EP nhiệm kỳ 2024-2029.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù chưa thể đạt đa số ghế, phe cực hữu của châu Âu vẫn được cho là đã cực kỳ thành công trong cuộc bầu cử này. Kết quả của cuộc bầu cử EP chắc chắn sẽ làm thay đổi đáng kể diện mạo đời sống chính trị châu Âu. Cùng với sự vươn lên của nhóm trung hữu EPP, những quyết sách của châu Âu trong thời gian tới sẽ tập trung chủ yếu vào tăng cường sự thống nhất trong việc ủng hộ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng EU.
Tại đại hội EPP vào tháng 3 vừa qua ở Bucharest, nhóm này đã nêu bật nhu cầu tạo ra một thị trường quốc phòng châu Âu thống nhất, phát triển các dự án trong Thỏa thuận hợp tác cấu trúc thường trực về an ninh và quốc phòng (PESCO) và bổ nhiệm vị trí ủy viên quốc phòng trong Ủy ban châu Âu mới.
Về lâu dài, nhóm đảng này đề xuất thành lập Liên minh Phòng thủ châu Âu, bao gồm các lực lượng trên bộ, trên biển, trên không và không gian mạng. Tuy nhiên, EPP vẫn sẽ phải thỏa hiệp với S&D để có thể cho ra được những chính sách hợp lý hơn khi S&D chú trọng việc chi tiêu có mục tiêu, mua sắm chung các sản phẩm quốc phòng.
| Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-EU sẽ diễn ra vào tháng 10 Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Liên minh châu Âu (EU) tại Nhà Trắng vào ngày 20/10. |
| Lãnh đạo châu Âu bất đồng trong nhiều vấn đề tại thượng đỉnh EU-Mỹ ở Washington Thượng đỉnh Mỹ-EU năm nay diễn ra trong bối cảnh rất đặc biệt, nhằm hướng tới một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm một ... |
| Xung đột Nga-Ukraine: Phó Chủ tịch EC định lượng thời gian Kiev gia nhập EU, Tổng thống Biden hé lộ một việc hay làm với người đồng cấp Ukraine Việc Ukraine gia nhập EU sẽ phải mất một số năm nữa. Ukraine cũng để ngỏ khả năng đàm phán hòa bình với Nga. |
| WEF Davos 2024: Trung Quốc hy vọng thúc đẩy xu hướng cân bằng hơn trong thương mại với EU Hợp tác kinh tế thương mại giữa Trung Quốc và EU tiếp tục mở rộng, Bắc Kinh vẫn là nhà cung cấp hàng hóa lớn ... |
| Nhiệm kỳ 2 của nữ Chủ tịch EC: Động lực và tương lai của Liên minh châu Âu Bà Ursula von der Leyen được tái chỉ định làm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) với kỳ vọng tiếp tục góp phần xây ... |