Ba Lan hy vọng Đức sớm hồi đáp về yêu cầu gửi xe tăng cho Ukraine. (Nguồn: Getty Images) |
Phát biểu trên được ông Lipavsky đưa ra sau khi hội nghị ngoại trưởng EU nhất trí phân bổ thêm 500 triệu Euro (542 triệu USD) viện trợ quân sự cho Ukraine, cũng như thảo luận các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga và cách quy trách nhiệm cho Điện Kremlin về việc gây ra chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Ngoại trưởng Czech nói: "Chúng ta cần tìm kiếm những cách thức mới và sáng tạo để tăng cường các biện pháp trừng phạt... Làm thế nào để giảm khả năng (của Nga) sản xuất vũ khí, tên lửa dùng để bắn phá cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine".
Theo ông Lipavsky, EU nên thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với các đối tượng đang bỏ qua các lệnh trừng phạt Moscow, cũng như nhằm mục tiêu vào các cơ quan tuyên truyền của nước này. Bỉ và Hungary phản đối cấm buôn bán kim cương và hợp tác năng lượng hạt nhân với Nga.
Praha sẽ tổ chức các cuộc đàm phán cấp chuyên gia vào ngày 26-27/1 với các đại biểu từ Đức, Hà Lan, Ba Lan và các nước vùng Baltic quan tâm đến việc thành lập một tòa án quốc tế đặc biệt truy tố giới lãnh đạo chính trị và quân sự hàng đầu của Nga vì đã tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Czech cho rằng, “cần phải chuẩn bị cho một chặng đường dài” trong năm 2023.
* Liên quan đến lệnh trừng phạt Nga, ngày 23/1, tại cuộc họp cấp bộ trưởng ngoại giao EU, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto cho biết, nước này sẽ không ủng hộ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào của EU nhằm hạn chế hợp tác hạt nhân giữa Budapest và Mocow.
Theo nhà ngoại giao hàng đầu của Hungary, các biện pháp trừng phạt gây hại cho EU nhiều hơn là gây hại cho Nga.
* Cũng trong ngày 24/1, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho biết, ông trông đợi vào phản hồi "nhanh chóng" từ Đức liên quan đến yêu cầu chính thức của Warszawa về việc cho phép gửi xe tăng Leopard tới Ukraine.
Ông Mateusz Morawiecki nói với các phóng viên rằng: “Tôi hy vọng câu trả lời từ phía Đức lần này sẽ đến nhanh chóng, bởi vì người Đức đã chần chừ, do dự và hành xử theo cách khó hiểu".
Đầu tháng này, Ba Lan tuyên bố sẵn sàng chuyển giao 14 xe tăng Leopard cho Kiev trong khuôn khổ liên minh quốc tế nhưng đang chờ tuyên bố rõ ràng từ Berlin cho phép chuyển giao.
Sau nhiều ngày gia tăng áp lực, ngày 22/1, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết, Berlin sẽ không cản trở nếu Warsaw yêu cầu gửi xe tăng Leopard cho Kiev.
| 'Đầu tàu' châu Âu vượt khủng hoảng năng lượng và xung đột Nga-Ukraine Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - tăng trưởng nhẹ trong năm 2022, dù phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng ... |
| Hội nghị thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh" ... |
| Thế giới không chỉ phụ thuộc khí đốt Nga, vậy nếu thoát khỏi “vòng kim cô” đó, triển vọng năng lượng toàn cầu cho năm ... |
| Thế giới khép lại năm 2022, mở ra bức tranh 2023 nhiều màu sắc mới Năm 2022 đã khép lại với nhiều mảng tối, song vẫn còn đó gam màu tươi sáng, mở ra hy vọng về 365 ngày tới ... |
| Thử phỏng đoán xem điều gì sẽ đón đợi trong năm tới? Tình thật, trong một thế giới đầy biến động, phỏng đoán điều gì sẽ xảy ra trong mấy ngày tới còn khó nói gì tới ... |