Nhỏ Bình thường Lớn

Hướng tới một thế giới không quốc gia nào bị bỏ lại phía sau

Các quốc gia không có biển không có nghĩa là họ không thể tiếp cận được với sự thịnh vượng và tiến bộ. Rất nhiều đại diện từ các quốc gia, tổ chức khu vực, quốc tế đã cùng họp mặt tại Hà Nội để tìm giải pháp kéo những quốc gia này hòa vào dòng chảy phát triển và thụ hưởng sự tiến bộ, hội nhập ngang bằng với các quốc gia khác.
TIN LIÊN QUAN
huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau Việt Nam lần đầu tiên đăng cai Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc
huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội nghị cấp cao Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc khu vực Á-Âu tăng cường hợp tác về thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững diễn ra từ ngày 7-9/3 tại Hà Nội. Hội nghị do Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan đại diện cấp cao của Liên hợp quốc về nhóm các nước kém phát triển, các nước đang phát triển không có biển và các nước đảo nhỏ đang phát triển (UN-OHRLLS) tổ chức.

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu tại Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc khu vực Á-Âu tăng cường hợp tác về thuận lợi hóa trung chuyển, thương mại và thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, ngày 7-9/3.( Ảnh: Nguyễn Hồng/TGVN)

Ngoài lề của thương mại quốc tế

Chia sẻ tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh, năm 2017 là năm thứ hai triển khai Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững. Đây là Chương trình nghị sự đầy tham vọng mang tính chuyển đổi và bao trùm cho người dân, vì người dân và của người dân. Đây cũng là chương trình được hỗ trợ bởi đối tác toàn cầu về phát triển bền vững, được định hướng bởi công bằng, chia sẻ trách nhiệm, không để cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào bị bỏ lại phía sau.

Tại Hội nghị, Ông Gyan Chandra Acharya, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Đại diện cao cấp Cơ quan Đại diện cao cấp của UN-OHRLLS chỉ ra một thực tế là các nước không có biển vẫn bị gạt ra ngoài lề của thương mại quốc tế.

Tỷ trọng xuất khẩu của các nước không có biển trong tổng xuất khẩu toàn cầu chỉ chiếm khoảng 1%. Năm 2015, tỷ trọng này là 0,96%, giảm từ 1,21% vào năm 2011, do việc giảm giá hàng tiêu dùng. Các nước không có biển đóng vai trò thứ yếu trong thương mại quốc tế chủ yếu bởi một vài yếu tố như khoảng cách của những nước này tới các cảng biển tương đối xa; vận tải kém phát triển; thủ tục quá cảnh và kiểm soát biên giới phức tạp. Các nước không có biển thường mất gấp đôi thời gian và chi phí vận chuyển hàng hoá. Điều này khiến cho nền kinh tế của các nước này không cạnh tranh, không thu hút được đầu tư nước ngoài, hầu hết  hàng xuất khẩu của họ tập trung vào một số mặt hàng nhỏ như hàng tiêu dùng.

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau
Các đại biểu tham dự Hội nghị ngày 7-9/3 tại Hà Nội.( Ảnh: Nguyễn Hồng/TGVN)

Theo ông Gyan Chandra Acharya, bi kịch của thế kỉ 20 là đã để quá nhiều nước và nhiều người bị bỏ lại phía sau, với tư cách là thành viên trong một gia đình toàn cầu, các nước cần tổ chức lại và có trách nhiệm giải trình trước một hệ thống mục tiêu và chỉ số. “Các quốc gia không có biển không có nghĩa là họ không thể tiếp cận được với sự thịnh vượng và tiến bộ. Họ có thể coi đây như một lợi thế để có động lực thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, hòa mình vào dòng chảy của phát triển và được thụ hưởng sự tiến bộ, hội nhập ngang bằng với các quốc gia khác”, ông Gyan Chandra Acharya bày tỏ.

Chia sẻ quan điểm trên, ông MukhisaKituyi, Tổng Thư ký Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho rằng, các nước không có biển hiện nay đang phải phụ thuộc vào việc xuất khẩu mà giá trị gia tăng thấp. Việc không tiếp cận đường biển đã làm giảm cơ hội giao thương, tăng tổn thất về thương mại so với các nước có biển. Do vậy, việc hợp tác giữa các nước không có biển, các nước trung chuyển và các đối tác trong khu vực, trên thế giới đóng một vai trò hết sức quan trọng.

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Gyan Chandra Acharya.

“Tôi đánh giá cao Chính phủ Việt Nam trong việc hỗ trợ các quốc gia không có biển, cũng như sự tham gia và đóng góp của Việt Nam tại Hội nghị Vienna 2014. Việt Nam cũng đã tham gia thảo luận các vấn đề cấp quốc gia, có thể nói, những đóng góp của Việt Nam mang tính toàn cầu”.

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Gyan Chandra Acharya.

Hợp tác là chìa khóa

Với mong muốn giải quyết những khó khăn mà các nước không có biển đang gặp phải, các đại biểu đã làm “nóng” Hội nghị bằng những giải pháp từ tầm vi mô cho tới vĩ mô.

Bà Shamshad Akhtar, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, Thư ký điều hành Ủy ban kinh tế - xã hội khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Liên hợp quốc cho rằng, cần có hành động mạnh mẽ để đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu của các nước không có biển. Các nỗ lực về hội nhập của họ cũng cần được hỗ trợ để các quốc gia tiếp cận được với thị trường khu vực và toàn cầu, giải quyết những thách thức mang tính kết cấu cũng như liên quan tới hội nhập quốc tế. Các quốc gia nên kết nối với nhau về kỹ thuật để phát triển giao thông vận tải.

Kết nối đường bộ là đề xuất mà ông Mahmoud Mohieldin, Phó Chủ tịch cao cấp phụ trách Chương trình nghị sự 2030 vì phát triển, Quan hệ và đối tác với Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới nêu ra tại Hội nghị. Ông Mohieldin cho rằng các nước đang phát triển không có biển có thể tự quyết định rằng họ có thể là một nước đóng vai trò kết nối về đường bộ hay không. Các quốc gia không có biển vẫn có nhiều cơ hội trở thành nước cung cấp đường vận tải quốc tế đường bộ thông qua việc xây dựng các hành lang kinh tế thuận lợi cho doanh nghiệp và cho dòng đầu tư.

Đồng ý với những chia sẻ của ông Mahmoud Mohieldin, ông Umberto de Pretto, Tổng Thư ký Hiệp hội vận tải đường bộ quốc tế thêm rằng, cần biến các quốc gia không có biển thành các quốc gia kết nối trên bộ với tầm nhìn hướng tới hệ thống đường bộ kết nối từ những làng mạc xa xôi tới những thị trường cấp quốc tế. "Nếu các quốc gia không có biển không thể kết nối bằng hệ thống đường bộ và hệ thống giao thông vận tải đa phương tiện thì sẽ không thể đưa những doanh nghiệp nhỏ đến với thị trường quốc tế. Vận tải đường bộ sẽ là yếu tố quyết định trong việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững của những quốc gia này”, ông Umberto de Pretto bày tỏ.

Phần lớn các đại biểu đều nhất trí là để hiện thực hóa các đề xuất được nêu trên, các thể chế tài chính quốc tế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Ông Kim Lập Quần, Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) khẳng định toàn cầu hoá mang lại lợi ích chung cho tất cả các nước trên thế giới. AIIB được thành lập nhằm tăng cường thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cũng như thúc đẩy kết nối hợp tác khu vực thông qua đầu tư vào hạ tầng cơ sở cũng như các lĩnh vực sản xuất khác. 

Việt Nam – một điển hình

Theo đánh giá của ông Gyan Chandra Acharya, Việt Nam là một điển hình trong việc hỗ trợ các quốc gia không có biển.

Việt Nam luôn coi trọng việc thúc đẩy quan hệ với các quốc gia láng giềng, trong đó có việc thúc đẩy kết nối về kinh tế. Sự thành công và thịnh vượng của các quốc gia láng giềng sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển của chính Việt Nam và giúp đảm bảo bền vững cho toàn bộ khu vực. Việt Nam đã thực hiện nhiều bước khác nhau để đẩy mạnh kết nối kinh tế, kết nối hạ tầng đối với các quốc gia láng giềng, đặc biệt với Lào, quốc gia láng giềng đang phát triển không có biển, cả về mặt song phương và khu vực. Việt Nam cũng đang hợp tác chặt chẽ với các quốc gia hạ nguồn sông Mekong để phát triển hành lang kinh tế, kết nối những khu vực xa xôi với các cảng biển quốc tế...

Hội nghị là sự kiện đánh dấu mốc lần đầu tiên Việt Nam đăng cai Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc. Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, việc Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị này có nhiều ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam trong hợp tác đa phương và trong Liên hợp quốc, đặc biệt trùng vào thời điểm tròn 40 năm Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc. Việt Nam là một trong những thành viên tích cực của Liên hợp quốc tham gia xây dựng Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững.

“Chúng ta có nhiều điều có thể chia sẻ cùng bạn bè quốc tế từ kinh nghiệm của một nước trung chuyển và quá trình hội nhập sâu rộng vào kinh tế khu vực và thế giới. Ví dụ như kinh nghiệm hợp tác của Việt Nam với Lào hỗ trợ Bạn tiếp cận các cảng biển của Việt Nam, các nỗ lực tạo thuận lợi cho thương mại và giao thông dọc Hành lang kinh tế Đông – Tây, kết nối khu vực ASEAN, kết hợp giữa cải cách trong nước và hội nhập quốc tế để tạo động lực cho phát triển…” Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn tin tưởng rằng việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị là một trong những bước khởi động tốt đẹp cho một chu kỳ mới thực hiện thắng lợi chủ trương hội nhập quốc tế sâu rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động tham gia đóng góp tại các diễn đàn đa phương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng XII, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

"Với vị thế là một quốc gia không có biển, chúng tôi đặc biệt đánh giá cao sự giúp đỡ của Việt Nam. Chúng tôi hoan nghênh sự phối hợp thực hiện cơ chế một cửa, một điểm dừng với Việt Nam".

Ông Kikeo Chanthaboury Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào.

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau Việt Nam đề cao đường lối đối ngoại vì hoà bình, hợp tác và phát triển

Trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến đi dự Hội nghị Thượng đỉnh LHQ thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển ...

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau Hòa bình an ninh là điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc ngày 25/9, Chủ tịch ...

huong toi mot the gioi khong quoc gia nao bi bo lai phia sau Phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị thượng đỉnh LHQ thông qua Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững

TG&VN xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hợp quốc thông ...

Phạm Hằng