'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời

Vũ Tùng
Trong cuộc chạy đua giữa hai siêu cường kinh tế lớn nhất thế giới, có những thời điểm tưởng chừng như Trung Quốc đã sắp bắt kịp Mỹ. Nhưng viễn cảnh đó vẫn đang cách xa thực tế, nhất là trong bối cảnh hiện tại, khi xuất hiện những dấu hiệu cho thấy Mỹ đang tiếp tục vượt lên so với Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trong bài phát biểu tại một sự kiện gây quỹ hồi tháng 6/2023 ở Kentfield, bang California (Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định: "Chúng ta luôn nói về Trung Quốc như một cường quốc, nhưng Trung Quốc đang có những vấn đề đáng kể".

Ngược lại, theo người đứng đầu Nhà Trắng, nước Mỹ đang ngày càng làm tốt hơn. Cuộc di cư công nghiệp trong những thập niên qua là một tín hiệu cho sự mạnh mẽ của nước này.

'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng, Trung Quốc đang gặp những vấn đề đáng kể. (Nguồn: Handelsblatt)

Cán cân quyền lực thay đổi

Cán cân quyền lực trong cuộc đấu tranh giành quyền thống trị kinh tế và chính trị toàn cầu trong thế kỷ XXI đang thay đổi. Trong một thời gian dài, dường như sự trỗi dậy của Trung Quốc để trở thành cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới là không thể ngăn cản.

Nhưng hiện tại, bức tranh không còn quá rõ ràng nữa. Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trung bình 4%/năm cho đến năm 2030, trừ khi Bắc Kinh có những cải cách sâu rộng.

Theo bà Alicia Garcia Herrero, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại ngân hàng đầu tư Natixis của Pháp, mặc dù nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể bắt kịp Mỹ trong 15 năm tới, nhưng sẽ "không vượt trội hơn đáng kể". Bà tin rằng từ năm 2035, tốc độ tăng trưởng ở cả hai quốc gia sẽ tương tự nhau.

Tin liên quan
Trung Quốc vượt Mỹ? Trung Quốc vượt Mỹ?

Điều này có nghĩa là "không nền kinh tế nào sẽ vượt trội hơn hẳn nền kinh tế còn lại". Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh rằng, có rất nhiều điều không chắc chắn trong kịch bản dài hạn, trong đó đáng chú ý nhất là tác động bất lợi từ sự già đi nhanh chóng của dân số Trung Quốc.

Chuyên gia Mikko Huotari, người đứng đầu Viện nghiên cứu Trung Quốc Merics của Đức, thậm chí còn cho rằng Trung Quốc "đang trong bước ngoặt của quá trình phát triển kinh tế" và sẽ phải đối mặt với "một thập niên thất bát" sắp tới.

Sự trỗi dậy kinh tế của quốc gia châu Á này đã kéo dài hơn 40 năm qua, và phương Tây đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình này. Nhưng nhiều dự báo cho thấy sự trỗi dậy đó sắp kết thúc.

Cuộc chạy đua kinh tế giữa Trung Quốc và Mỹ không chỉ là cuộc đua gia tăng thịnh vượng ở mỗi nước. Cách mà mỗi quốc gia thực hiện trong các lĩnh vực khác nhau có tác động trực tiếp đến ảnh hưởng địa chính trị của hai siêu cường và hệ tư tưởng mà họ đại diện - và do đó, ảnh hưởng đến trật tự quốc tế.

Trung Quốc càng thành công về kinh tế thì khả năng chính phủ các nước khác đứng về phía Bắc Kinh về mặt chính trị càng lớn. Trung Quốc càng có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến thì nước này càng ít phải cân nhắc quan hệ đối tác với các quốc gia như Mỹ - những nước mà Bắc Kinh hiện vẫn phải phụ thuộc về mặt công nghệ.

Washington luôn muốn kiềm chế sức mạnh của Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc nhận thấy phương Tây đang trên đà xuống dốc và muốn mở rộng ảnh hưởng ra toàn cầu.

Quyền lực chính trị bắt nguồn từ sức mạnh kinh tế và công nghệ. Nhưng cũng cần phải xem xét hiện hai siêu cường đang đứng ở vị trí nào trong các lĩnh vực này; và cán cân quyền lực đã thay đổi như thế nào.

Bắc Kinh cần một "câu chuyện Trung Quốc mới"

Về phía Mỹ, các gói đầu tư trị giá hàng trăm tỷ USD theo Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), Đạo luật CHIPS và Khoa học và gói đầu tư cơ sở hạ tầng, được tài trợ bằng các khoản nợ mới, đã tạo nên sự bùng nổ thực sự trong lĩnh vực đầu tư cũng như trong ngành công nghiệp.

Theo số liệu của Nhà Trắng, cho đến nay, các công ty tư nhân đã công bố các khoản đầu tư mới với tổng trị giá 503 tỷ USD trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. So với thời điểm trước đại dịch Covid-19, kinh tế Mỹ tăng trưởng 5,4%, trong khi tăng trưởng trung bình ở các nước khác trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chỉ đạt 1,3%.

Theo nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's, các chính sách kinh tế của chính quyền Tổng thống Biden thực sự đã thành công trong việc nhanh chóng đưa nền kinh tế trở lại tình trạng bình thường sau đại dịch, giúp tăng khả năng cạnh tranh và năng suất trong dài hạn. Tỷ lệ lạm phát cao ở Mỹ cũng đã giảm nhanh hơn dự kiến và hiện chỉ còn khoảng 3%.

Nhưng sự bùng nổ cũng có mặt trái của nó. Tổng nợ của Mỹ hiện đã là 120% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn mức nợ của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp.

Tuy nhiên, nhà kinh tế Zandi cho rằng, các hộ gia đình và công ty tư nhân Mỹ gần đây đã mắc nợ ít hơn, đó là một dấu hiệu tốt. Ông nhận định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái, mà có thể sẽ dần dần tăng trưởng chậm lại sau thời gian bùng nổ mạnh mẽ.

'Hụt hơi' về kinh tế, viễn cảnh Trung Quốc đuổi kịp Mỹ vẫn còn xa vời
Nền kinh tế toàn cầu nói chung đang suy yếu và nhu cầu về các sản phẩm "Made in China" đang giảm trên toàn thế giới. (Nguồn: Cafe Biz)

Ngược lại, ở Trung Quốc, sự hưng phấn ban đầu đã tan biến nhanh chóng sau khi các hạn chế nghiêm ngặt trong đại dịch Covid-19 được dỡ bỏ vào đầu tháng 12 năm ngoái. Thay vào đó, những tín hiệu bất thường đang ngày càng lan rộng tại quốc gia châu Á này.

Thay vì tiêu dùng và đầu tư, người dân và các doanh nghiệp lại tích cực tích trữ tiền tiết kiệm. Điều này khiến cho nền kinh tế Trung Quốc phục hồi chậm hơn mong đợi sau đại dịch. Ngoài ra, nền kinh tế toàn cầu nói chung đang suy yếu và nhu cầu về các sản phẩm "Made in China" đang giảm trên toàn thế giới.

Nhu cầu ở trong và ngoài nước thấp hơn khiến giá tiêu dùng ở Trung Quốc giảm mạnh. Trong khi các hộ gia đình ở nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với lạm phát cao, thì nỗi lo giảm phát ngày càng gia tăng ở nền kinh tế số 1 châu Á. Khi người tiêu dùng và các công ty cho rằng giá cả sẽ giảm, họ tiếp tục trì hoãn đầu tư, từ đó làm suy yếu tăng trưởng kinh tế.

Theo số liệu chính thức của Bắc Kinh, nền kinh tế Trung Quốc trong quý II năm nay tăng trưởng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, một lý do quan trọng cho mức tăng trưởng tương đối cao này trước hết là do so sánh với thời điểm cùng kỳ năm trước, khi lệnh phong tỏa kéo dài trong đại dịch đã làm tê liệt phần lớn nền kinh tế của đất nước.

Tin liên quan
Mỹ sắp ra mắt loạt Mỹ sắp ra mắt loạt 'biện pháp chưa từng có' với Trung Quốc

So với ba tháng đầu năm 2023, mức tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc chỉ là 0,8%. Sự trở lại mạnh mẽ của Trung Quốc sau đại dịch tạm thời chưa thành hiện thực.

Theo Giáo sư Xu Bin tại Trường kinh doanh quốc tế châu Âu Trung Quốc (CEIBS) ở Thượng Hải, điều quan trọng nhất là giành lại niềm tin của người tiêu dùng và các doanh nghiệp Trung Quốc ở cả trong và ngoài nước. Để làm được điều này, Bắc Kinh cần một "câu chuyện Trung Quốc mới".

Trong 30 năm đầu của kỷ nguyên cải cách và mở cửa, tốc độ tăng trưởng cao không chỉ tạo động lực cho người Trung Quốc mà còn thu hút các khoản đầu tư nước ngoài rất lớn. Nhưng rõ ràng mô hình tăng trưởng trước đây của nước này đang đạt đến giới hạn của nó, điều này không chỉ qua đại dịch mới được thể hiện.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc phần lớn dựa vào đầu tư của nhà nước và tư nhân. Các khoản đầu tư này chủ yếu chảy vào cơ sở hạ tầng và bất động sản.

Trong 10 năm qua, lĩnh vực đầu tư là cơ sở cho khoảng 40% sản lượng kinh tế của Trung Quốc. Cho đến trước cuộc khủng hoảng bất động sản, thị trường bất động sản đã đóng góp tới 1/4 sản lượng kinh tế của Trung Quốc, cả trực tiếp và gián tiếp. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, về lâu dài, điều này là không bền vững.

Do đó, Trung Quốc nói rằng nước này cần tránh xa sự "tăng trưởng hư ảo" để hướng tới "tăng trưởng thực sự". Giờ đây, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang tập trung vào một loại hình đầu tư khác: Ít bê tông hóa hơn, nhiều công nghệ xanh hơn.

Theo nhà kinh tế trưởng Louise Loo từ công ty phân tích Oxford Economics của Anh, Trung Quốc giờ đây đang hướng tới các lĩnh vực xanh và công nghệ nhiều hơn.

Ví dụ, với các khoản hỗ trợ lớn của nhà nước, các nhà sản xuất Trung Quốc đã thành công trong việc vươn lên dẫn đầu thị trường thế giới về công nghệ pin. Tuy nhiên, vẫn còn phải xem xét liệu ngành công nghiệp này có thể hoạt động có lãi sau khi các khoản hỗ trợ của chính phủ kết thúc hay không.

Bắc Kinh hiện chưa thông qua bất kỳ gói kích thích lớn nào. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy Trung Quốc không chỉ sẵn sàng chống chịu khó khăn trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, mà còn đủ tự tin rằng quá trình này sẽ thành công.

Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Đối thoại Mỹ-Trung Quốc đóng băng, rủi ro không trừ một ai

Việc Mỹ và Trung Quốc gần đây không thể thu xếp được một cuộc đối thoại cấp cao hiệu quả nào đã làm dấy lên ...

Không phải thương mại hay tài chính, AI mới là sàn đấu nóng nhất giữa 2 siêu cường Mỹ-Trung Quốc

Không phải thương mại hay tài chính, AI mới là sàn đấu nóng nhất giữa 2 siêu cường Mỹ-Trung Quốc

Bắc Kinh đang nỗ lực hết mình để khai thác tiềm năng của trí tuệ nhân tạo (AI), với trọng tâm là thiết lập cơ ...

Đức 'nổ phát súng đầu tiên', EU tỉnh giấc, tìm ra cách 'chơi đẹp' với Trung Quốc

Đức 'nổ phát súng đầu tiên', EU tỉnh giấc, tìm ra cách 'chơi đẹp' với Trung Quốc

Đức công bố chiến lược ứng phó Trung Quốc, phù hợp với mục tiêu đã thống nhất trước đó với EU nhằm củng cố an ...

Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?

Ông John Kerry tới Bắc Kinh tái khởi động đàm phán về khí hậu, căng thẳng Mỹ-Trung có 'hạ nhiệt'?

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin ngày 16/7, Đặc phái viên về khí hậu của Mỹ John Kerry đã tới Trung ...

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Loay hoay tìm cách tách rời Trung Quốc, Mỹ vẫn gặp 'khó chồng khó'

Nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm cắt đứt các liên kết kinh tế với Trung Quốc đang gặp khó khăn ...

(theo Tạp chí Kinh tế Handelsblatt)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Xem nhiều

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 15/10/2024, Lịch vạn niên ngày 15 tháng 10 năm 2024

Lịch âm 15/10. Lịch âm 15/10/2024? Âm lịch hôm nay 15/10. Lịch vạn niên 15/10/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Tư ngày 16/10/2024: Thiên Bình sự nghiệp tỏa sáng

Tử vi hôm nay 16/10/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 16/10/2024: Tuổi Sửu làm việc hiệu quả

Xem tử vi 16/10 - tử vi 12 con giáp hôm nay 16/10/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Vừa qua, tại Fiv Vietnam 2024, Bord Bia đã giới thiệu những sản phẩm từ sữa chất lượng châu Âu, đặc biệt là từ Ireland tới người tiêu dùng Việt ...
Nhiều thông tin và cơ hội học bổng hấp dẫn tại Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024

Nhiều thông tin và cơ hội học bổng hấp dẫn tại Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024

Tuần lễ giáo dục châu Âu 2024 sẽ diễn ra từ 19-23/10, bao gồm 2 sự kiện chính Ngày hội giáo dục châu Âu và Ngày Erasmus+ Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Ủy ban Thực phẩm Ireland quảng bá sữa chất lượng châu Âu tại Việt Nam

Vừa qua, tại Fiv Vietnam 2024, Bord Bia đã giới thiệu những sản phẩm từ sữa chất lượng châu Âu, đặc biệt là từ Ireland tới người tiêu dùng Việt Nam.
Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024: Thị trường trầm lắng, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu từ quốc gia này

Giá tiêu hôm nay 16/10/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 143.000 – 144.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 15/10/2024: Giá cà phê robusta tăng trở lại, áp sát mốc 5.000 USD, hàng xuất khẩu vào mùa được giá?

Giá cà phê hôm nay 15/10/2024: Giá cà phê robusta tăng trở lại, áp sát mốc 5.000 USD, hàng xuất khẩu vào mùa được giá?

Giá cà phê hôm nay 15/10/2024: Giá cà phê robusta tăng trở lại, áp sát mốc 5.000 USD, hàng xuất khẩu vào mùa được giá?
VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

VEPR: Với kịch bản cao, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mục tiêu mới 7% của Chính phủ

Kết thúc quý III, kinh tế Việt Nam đã phục hồi tương đối tốt trong sự lạc quan về tăng trưởng chung của kinh tế thế giới cuối 2024 và năm 2025.
Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Nhuốm sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 15/10: Nhuốm sắc đỏ

Giá xăng dầu hôm nay 15/10, giá dầu WTI giảm 1,95 USD, tương đương 2,64%, xuống mức 71,88 USD/thùng. Giá dầu Brent 'chững' ở mức 77,46 USD/thùng.
Giá heo hơi hôm nay 15/10: Giá tiếp tục giảm dưới mốc 67.000 đồng; Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất thịt lợn Ấn Độ

Giá heo hơi hôm nay 15/10: Giá tiếp tục giảm dưới mốc 67.000 đồng; Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất thịt lợn Ấn Độ

Nhìn chung, giá heo hơi phía Bắc vẫn giữ đà giảm nhanh. Theo khảo sát, heo hơi tại ba miền đang được bán ra trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.
Forbes vinh danh Tập đoàn VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Forbes vinh danh Tập đoàn VINHOUSES dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà hiện đại

Tập đoàn VINHOUSES đã khẳng định vị thế là đơn vị dẫn đầu thị trường về thiết kế và xây dựng nhà ở, thiết lập các tiêu chuẩn mới cho ngành bằng công nghệ hiện ...
Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Bất động sản mới nhất: Thị trường có dấu hiệu ‘tạo nhiệt’, giao dịch chung cư giữ ‘ngôi vương’, phía Đông TP.HCM ‘sục sôi’ dự án mới

Thị trường xuất hiện dấu hiệu 'tạo nhiêt', giao dịch chung cư áp đảo; nguồn cung căn hộ phía Đông TP.HCM nở rộ… làtin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Thị trường TPHCM thoát vùng đáy, Đồng Nai thu hồi 13.600 m2 đất, giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà

Thị trường phục hồi nhưng chưa thể bứt phá, tỷ lệ tiêu thụ đất nền và thổ cư đầy đủ pháp lý tăng hơn 30%… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân cho người trẻ: Nên mua hay thuê nhà?

Workshop 'Đồng tiền đi liền kinh nghiệm' mang đến nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm thuê nhà và tài chính cá nhân cho các bạn trẻ.
Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Bất động sản mới nhất: Chỉ 1% căn hộ Hà Nội giao dịch dưới 2 tỷ đồng, người dân chật vật tìm chốn an cư, 6 nhóm được thuê nhà công vụ

Giá chung cư Hà Nội tiếp tục leo thang, cả nước có khoảng 40.000 môi giới được cấp chứng chỉ hành nghề… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Ba nguyên nhân chính khiến giá bất động sản tăng cao đột biến

Thứ trưởng Bộ Xây dựng trả lời câu hỏi của phóng viên về vấn đề giải pháp để đưa bất động sản về đúng giá trị, tránh bong bóng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10: USD kéo dài chuỗi tăng giá, EUR triển vọng xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10: USD kéo dài chuỗi tăng giá, EUR triển vọng xấu

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/10 ghi nhận USD đã chạm mức cao nhất trong 10 tuần, kéo dài chuỗi tăng giá trong nhiều tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10: USD ổn định, EUR cần vượt qua rào cản

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10: USD ổn định, EUR cần vượt qua rào cản

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/10 ghi nhận đồng USD có tiềm năng hướng đến mục tiêu 105-106 trong trung hạn.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10: USD kết thúc chuỗi tăng giá vì điều gì?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/10 ghi nhận đồng USD giảm so với đồng Yen Nhật.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10: EUR đã kéo dài đợt bán tháo, USD 'phủ' sắc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10: EUR đã kéo dài đợt bán tháo, USD 'phủ' sắc xanh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/10 ghi nhận đồng USD tăng nhẹ, EUR giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10: Nhà đầu tư thận trọng, USD neo sát đỉnh 7 tuần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/10 ghi nhận đồng USD neo ngay dưới mức đỉnh 7 tuần.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10: Trong nước tăng mạnh, nhà đầu tư đánh giá lại vị thế USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/10 ghi nhận đồng USD đã chững lại gần mức cao nhất trong 7 tuần.
Phiên bản di động