Nhỏ Bình thường Lớn

Huyện Bù Gia Mập: Nhịp sống kinh tế đầy sôi động

Từ một huyện vùng biên mới được chia tách với xuất phát điểm thấp, dân tộc, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, Bù Gia Mập dần đi lên, từng bước tạo thế đứng và tiềm lực vững vàng trên bước đường hội nhập phát triển.

“Bằng tinh thần đoàn kết thống nhất và nỗ lực vượt khó đi lên, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bù Gia Mập luôn phấn đấu thực hiện mục tiêu đã đề ra, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của huyện”, theo ông Đoàn Văn Thảo, Chủ tịch UBND huyện Bù Gia Mập.

Chủ tịch UBND huyện Đoàn Văn Thảo và các Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Hoan, Tạ Hồng Quảng chủ trì họp thành viên UBND huyện mở rộng.
Chủ tịch UBND huyện Đoàn Văn Thảo và các Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Xuân Hoan, Tạ Hồng Quảng chủ trì họp thành viên UBND huyện mở rộng.

Giải pháp phát triển

Bù Gia Mập là một trong những huyện có diện tích điều lớn nhất tỉnh, huyện đã xác định nông nghiệp là ngành kinh tế mũi nhọn, trên cơ sở đề ra nhiều giải pháp phát triển hợp tác xã theo chiều sâu, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, hướng đến nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao. Trong sáu tháng đầu năm 2022, huyện gặt hái không ít thành công. Cụ thể, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 62.037,4 ha, trong đó diện tích đất trồng lúa, các diện tích cây lâu năm, cây điều, cây cao su, cây tiêu, cây ăn quả... đều tăng. Cùng với đó, công tác khuyến nông - bảo vệ thực vật; công tác phòng, chống thiên tai được địa phương quan tâm và đạt nhiều thành tích tốt. Thu ngân sách trên địa bàn huyện là 346 tỷ đồng; đạt 127% dự toán tỉnh giao và bằng 108% dự toán HĐND huyện thông qua. Nhìn chung, công tác quản lý điều hành ngân sách về thu, chi được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, tiết kiệm, chống lãng phí. Duy trì tốt mối quan hệ đối ngoại với các huyện giáp ranh với huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông và huyện Ô Răng, tỉnh Mundunlkiri, Vương quốc Campuchia tại huyện Ô Răng.

Công cuộc thực hiện xây dựng nông thôn mới đã góp phần mang lại đổi thay trong sự phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Hiện địa phương đã nỗ lực triển khai thực hiện các nhiệm vụ để xã Phú Nghĩa đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022; trong chín tháng đầu năm 2022, huyện đã tổ chức Lễ công bố xã Phước Minh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 và xã Đa Kia đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2021; đồng thời hướng đến xây dựng và thực hiện kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022.

“Xác định làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình dự án, đặc biệt là những dự án trọng điểm, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Do vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, cơ bản đảm bảo đúng quy trình, cơ chế, chính sách và tiến độ thực hiện các dự án. Địa phương cũng đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với quyết tâm nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ một cửa nhằm phục vụ người dân tốt hơn”, ông Đoàn Văn Thảo nhấn mạnh.

Bù Gia Mập được đánh giá tốt khi là địa phương luôn chú trọng vào phát huy nguồn lực, giải quyết việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả thiết thực. Các hoạt động bảo trợ xã hội, chăm sóc người có công, phong trào "đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn” tiếp tục được đẩy mạnh; các chương trình, chính sách, dự án cho hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được triển khai kịp thời...

Nỗ lực bền bỉ

Những tháng cuối năm 2022, Bù Gia Mập tiếp tục tận dụng lợi thế sẵn có trên cơ sở thu hút đầu tư vào những điểm mạnh của vùng. Cụ thể là, chú trọng vào phát triển cơ chế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ, khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất chất lượng cây trồng, vật nuôi; chủ động thực hiện tốt công tác phòng dịch trong chăn nuôi.

Thực hiện các giải pháp chủ động trong công tác phòng, chống lụt bão, ứng phó kịp thời và hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra. Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, có những chính sách thiết thực để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn sau đại dịch Covid-19, cũng như thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội, đặc biệt là chính sách đối với người có công, gia đình chính sách, các hộ nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội...

Bằng quá trình nỗ lực bền bỉ, lâu dài của chính quyền các địa phương, tin chắc Bù Gia Mập sẽ từng ngày tạo nên một diện mạo mới ngày càng văn minh giàu đẹp trong hành trình hội nhập quốc tế.

Bình Phước bắt nhịp và đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư

Bình Phước bắt nhịp và đáp ứng mong muốn của nhà đầu tư

Chính thức tái lập từ 1/1/1997 trên cơ sở chia tách từ tỉnh Sông Bé, trải qua hơn 25 năm xây dựng, phát triển, hội ...

Bình Phước quyết tâm phát triển kinh tế nông nghiệp  hiệu quả cao, sinh thái và bền vững

Bình Phước quyết tâm phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, sinh thái và bền vững

Sau 25 năm tái lập tỉnh Bình Phước, diện mạo và tiềm lực kinh tế của tỉnh đã có chuyển biến đáng kể, từng bước ...