Theo IEA, khí đốt tự nhiên trên thị trường khan hiếm và giá tăng mạnh. (Nguồn: Reuters) |
Ngoài ra, căng thẳng giữa Nga và phương Tây có thể tiếp tục đẩy giá năng lượng cao chót vót ở châu Âu.
Báo cáo của IEA cho biết, do cung không theo kịp cầu, cộng thêm tình trạng thiếu bất ngờ đã khiến khí đốt trên thị trường khan hiếm và giá tăng mạnh. Giá tăng khiến nhu cầu với khí đốt trong nửa cuối năm 2021 bị kiềm hãm.
Số liệu của IEA cho thấy tiêu thụ khí đốt đã tăng 4,6% trong năm 2021, hơn gấp đôi mức giảm do dịch Covid-19 năm 2020. Theo báo cáo, nhu cầu khí đốt tăng trong ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào thời tiết trong mùa Hè ở Bắc bán cầu.
IEA cho rằng với giả định nhiệt độ bình thường, tăng trưởng của thị trường khí đốt tự nhiên sẽ chậm lại do giá khí đốt cao. Hệ quả là nền kinh tế cũng sẽ mở cửa ở mức vừa phải. Trong khi đó, căng thẳng về nguồn cung có thể sẽ giảm bớt.
Nhu cầu toàn cầu với khí đốt dự kiến sẽ tăng ở mức khiêm tốn là 0,9% trong năm 2022, đạt 4,1 nghìn tỉ m³ khí đốt sau khi tăng 4,6% trong năm 2021. Sản lượng khí đốt toàn cầu dự kiến sẽ tăng 1,6% - lên 4,2 nghìn tỉ m³.
Nhu cầu dự kiến sẽ giảm hơn 4% ở châu Âu và chậm lại ở châu Á, từ mức 7% năm 2021 xuống còn 5% trong năm 2022.
Trong khi đó, giá dầu châu Á lên gần mức cao nhất 7 năm qua vào chiều 31/1 do lo ngại về nguồn cung trong bối cảnh căng thẳng chính trị gia tăng ở Đông Âu và Trung Đông.