Xung đột Nga-Ukraine sẽ có tác động đến an ninh năng lượng của châu Âu trong trung hạn. (Nguồn: Alamy) |
Theo kịch bản cơ bản, IMF cho rằng, tính đến thời điểm năm 2030, “châu Âu sẽ dần từ bỏ tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch còn lại của Nga”.
Trong đánh giá của mình, IMF dựa vào các báo cáo hàng tháng từ cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu (EU).
Theo cơ quan này, từ năm 2021, Đức đã chuyển đổi nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga sang Na Uy.
Tin liên quan |
'Rời xa' khí đốt, EU đang tích cực mua sắt, thép, nhôm của Nga, nhu cầu tăng gấp bội ở hai nước |
Nếu trước đây 65% khí đốt của Đức đến từ Moscow, thì nay tỷ trọng nhiên liệu này từ Na Uy đã tăng từ 19% lên 60%.
"Xung đột ở Ukraine sẽ có tác động đến an ninh năng lượng của châu Âu trong trung hạn. Và khu vực này sẽ mua thêm năng lượng từ Mỹ", IMF cho hay.
Các tác giả của báo cáo hy vọng, các biện pháp trừng phạt đối với dầu và than của Moscow sẽ "đa dạng hóa việc nhập khẩu năng lượng của châu Âu từ các nhà cung cấp khác.
IMF cũng cho rằng, nguồn năng lượng ở châu Âu có thể liên tục đắt đỏ do xung đột ở Ukraine. Theo định chế này, tình hình tiếp tục xấu đi trong khu vực có thể làm suy yếu thêm an ninh năng lượng, do tỷ trọng chi phí năng lượng trong Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng lên trong bối cảnh giá cả tăng cao.
Do đó, hoạt động kinh tế của châu Âu sẽ càng nhạy cảm hơn trước các vấn đề về nguồn cung năng lượng.
| Tầng lớp trung lưu Trung Quốc vẫn lo lắng về chi tiêu, đặc biệt thờ ơ với bất động sản Theo khảo sát mới nhất vừa được công bố, các gia đình trung lưu ở Trung Quốc vẫn thận trọng trong việc chi tiêu - ... |
| Hàng hóa 'cất cánh', vươn tới các thị trường có FTA với Việt Nam Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sang các thị trường đối tác trong các hiệp định ... |
| IMF nêu quan điểm về việc Berlin đối phó với tình trạng thiếu khí đốt từ Nga, dự báo tăng trưởng kinh tế Đức Ngày 28/5, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo, nền kinh tế Đức sẽ tăng trưởng 1-1,5% trong giai đoạn 2025-2026, cao hơn đáng ... |
| Tìm giải pháp phát triển kinh tế báo chí truyền thông Việt Nam Hội thảo quốc tế Diễn đàn báo chí tháng Sáu (lần 3) có chủ đề "Kinh tế báo chí truyền thông trong bối cảnh phát ... |
| CPI tháng 5/2024 tăng 0,05% do giá thịt heo và giá điện sinh hoạt Lạm phát cơ bản tháng 5/2024 tăng 0,15% so với tháng trước, tăng 2,68% so với cùng kỳ năm trước. |