Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN

Minh Nhật
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi, đang thăm chính thức Việt Nam.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Indonesia ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh Bộ trưởng Retno Marsudi thăm Việt Nam và đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban Hợp tác song phương Việt Nam - Indonesia; đánh giá cao sự đóng góp quan trọng của Bộ trưởng cho thành công của Diễn đàn Tương lai ASEAN, góp phần hiện thực hóa Tầm nhìn ASEAN tới năm 2045 về xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường, bền vững và phát huy vai trò trung tâm trong các vấn đề khu vực.

Nhân dịp này, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Tổng thống Indonesia Joko Widodo, chúc mừng Indonesia tổ chức thành công Tổng tuyển cử (tháng 2/2024), tin tưởng Indonesia sẽ tiếp tục phát triển thịnh vượng, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, đạt được mục tiêu trở thành quốc gia phát triển vào kỷ niệm 100 năm lập quốc (1945 -2045).

Thủ tướng Chính phủ đánh giá quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia không ngừng phát triển mạnh mẽ, sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực, hợp tác kinh tế là điểm sáng. Trong ASEAN, Indonesia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Indonesia. Kim ngạch thương mại sau 10 năm thiết lập khuôn khổ Đối tác Chiến lược tăng gần 3 lần.

Trên cơ sở thành tựu đã đạt được và để tạo động lực mới, gắn kết hơn cho cho quan hệ song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Indonesia Retno Marsudi nhất trí tiếp tục đẩy mạnh hợp tác để sớm đưa quan hệ Đối tác Chiến lược lên tầm cao mới; nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, các cấp; triển khai hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương, các thỏa thuận cấp cao, các văn kiện đã ký kết; tổ chức các hoạt động có ý nghĩa để kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Indonesia Retno Marsudi thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028 và theo hướng cân bằng. Bộ trưởng Retno Marsudi ghi nhận tích cực và cho biết sẽ chuyển các đề xuất của phía Việt Nam đến các cơ quan liên quan của Indonesia để nghiên cứu, xem xét tạo thuận lợi cho nông sản và các sản phẩm Halal của Việt Nam tiếp cận thị trường Indonesia; sớm cho phép xuất khẩu tôm hùm giống sang Việt Nam; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực mới mà hai bên có nhu cầu và còn nhiều tiềm năng, dư địa như: kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, năng lượng tái tạo, công nghệ bán dẫn, kinh tế số, chuyển đổi năng lượng, công nghiệp ô-tô điện, sản xuất pin xe điện…; tiếp tục thúc đẩy hợp tác nghề cá, thương mại gạo.

Bộ trưởng Retno Marsudi đánh giá cao chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa và tự cường về kinh tế của Việt Nam, đặc biệt chia sẻ Indonesia hoàn toàn nhất trí, ủng hộ tầm nhìn sâu sắc của Việt Nam về tương lai của ASEAN.

Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cũng nhấn mạnh mong muốn hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong triển khai thỏa thuận giữa hai nước về vấn đề an ninh lương thực; đồng thời đề nghị Chính phủ Việt Nam tiếp tục ủng hộ các dự án đầu tư của Indonesia tại Việt Nam - một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp Indonesia ngày càng quan tâm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia cũng khẳng định tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan trọng khác như quốc phòng, an ninh, hợp tác biển; tiếp tục tăng cường giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước và thúc đẩy hợp tác du lịch.

Đánh giá cao vai trò dẫn dắt của Indonesia trong hợp tác ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác, củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN, trong đó có việc ủng hộ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN 2024, thúc đẩy triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN đến năm 2045, tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong giải quyết các vấn đề khu vực, trong đó có duy trì lập trường chung ASEAN về vấn đề Biển Đông và thúc đẩy thực hiện Đồng thuận 5 điểm của ASEAN về vấn đề Myanmar.

Việt Nam-Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD trước năm 2028

Việt Nam-Indonesia phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 18 tỷ USD trước năm 2028

Trên cơ sở thành tựu đã đạt được, để tạo động lực mới cho cho quan hệ song phương, hai bên nhất trí xem xét ...

Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia

Việt Nam luôn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp Indonesia

Sáng 13/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Indonesia Joko Widodo đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp Cấp cao ...

Đại sứ Indonesia nói về ưu tiên 'số một' trong hợp tác kinh tế song phương, thông điệp từ chuyến thăm của Tổng thống Widodo

Đại sứ Indonesia nói về ưu tiên 'số một' trong hợp tác kinh tế song phương, thông điệp từ chuyến thăm của Tổng thống Widodo

Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi đã có buổi chia sẻ với TG&VN về những thông điệp quan trọng trong chuyến thăm Việt ...

Hội nghị Gặp gỡ Indonesia: Hiện thực hóa tầm nhìn Đối tác chiến lược

Hội nghị Gặp gỡ Indonesia: Hiện thực hóa tầm nhìn Đối tác chiến lược

Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nói, không có lý do gì mà doanh nghiệp Việt Nam và Indonesia không tìm hiểu cơ hội và ...

‘Gặp gỡ Indonesia’ mở ra cơ hội, tiềm năng hợp tác mới cho Việt Nam-Indonesia

‘Gặp gỡ Indonesia’ mở ra cơ hội, tiềm năng hợp tác mới cho Việt Nam-Indonesia

Ngày 22/3, tiếp nối đà phát triển tích cực giữa hai nước Việt Nam-Indonesia và triển khai kết quả chuyến thăm của Tổng thống Indonesia ...

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol

Chiều 2/7, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Ronaldo xác nhận dự kỳ EURO cuối cùng, 'tuyên chiến' với tuyển Pháp

Ronaldo xác nhận dự kỳ EURO cuối cùng, 'tuyên chiến' với tuyển Pháp

Sau trận Bồ Đào Nha thắng Slovenia ở vòng 1/8 EURO 2024, Cristiano Ronaldo khẳng định đây là ngày hội bóng đá châu Âu cuối cùng anh tham dự.
Tin thế giới 2/7: Nga cảnh báo Israel các hậu quả nghiêm trọng, 'đêm tồi tệ' của ông Biden, Philippines mong điều tốt đẹp cùng Trung Quốc

Tin thế giới 2/7: Nga cảnh báo Israel các hậu quả nghiêm trọng, 'đêm tồi tệ' của ông Biden, Philippines mong điều tốt đẹp cùng Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Đáp án chính thức thi tốt nghiệp THPT 2024 của Bộ GD&ĐT

Đáp án chính thức thi tốt nghiệp THPT 2024 của Bộ GD&ĐT

Dưới đây là đáp án chính thức các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ GD&ĐT.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận ...
Việt Nam-Hàn Quốc ra Thông cáo báo chí chung với 8 điểm chính

Việt Nam-Hàn Quốc ra Thông cáo báo chí chung với 8 điểm chính

Chiều 2/7, sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo, hai bên đã ra Thông cáo báo chí chung.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

‘NATO nhỏ’ ở Bắc Âu

Không chỉ chia sẻ trách nhiệm trong NATO, ba nước Bắc Âu này còn đang muốn khẳng định vai trò như một 'NATO nhỏ' trong khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Hội nghị thượng đỉnh G7, định vị, gia tăng ảnh hưởng trong lo âu, bất an

Các nhà lãnh đạo G7 nhóm họp tại Fasano, Italy trong bối cảnh muôn trùng thách thức, khẳng định nỗ lực duy trì vị thế của câu lạc bộ 'nhà giàu'.
Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Hội nghị hòa bình Ukraine: Vẫn chỉ là hy vọng

Xung đột ở Ukraine cần phải sớm được kết thúc. Nhưng hiện tại, điều đó vẫn chỉ là hy vọng, bởi sáng kiến hòa bình vốn đã ít ỏi lại vướng nhiều hạn chế.
Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình và những gương mặt chiến tranh

Hòa bình vẫn là xu thế, khát vọng của nhân loại nhưng nhiều gương mặt chiến tranh khiến cho một số khu vực vẫn nóng...
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Mối lo sát sườn

Cử tri châu Âu nhìn chung đang rời xa cách tiếp cận mang tính ý thức hệ, mà thực dụng hơn trong các cuộc bầu cử.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Biden có đứng vững trước 'bão' dư luận?

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Biden vẫn tiếp tục đại diện cho đảng Dân chủ tranh cử tổng thống với ông Trump sau dư luận tiêu cực về tranh luận hôm 27/6.
Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh quyết tâm hợp tác kinh tế giữa hai nước

Báo chí Hàn Quốc nhấn mạnh nỗ lực thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa hai nước nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Bầu cử Quốc hội Anh: Đảng Bảo thủ cầm quyền có nguy cơ thất thế, tại 'nỗi ám ảnh' dai dẳng 8 năm ròng?

Cuộc bầu cử Quốc hội Anh đang đến rất gần, Đảng Bảo thủ cầm quyền vẫn đang đứng trước muôn vàn thách thức bởi những hệ lụy Brexit kéo dài.
Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Vì sao Hội nghị thượng đỉnh SCO lại quan trọng?

Hội nghị thượng đỉnh SCO có tầm quan trọng với các cường quốc như Trung Quốc và Nga và cũng không kém phần ý nghĩa đối với các quốc gia Trung Á.
Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Vụ việc nhà sáng lập WikiLeaks: Vì sao Mỹ chấp nhận 'giơ cao đánh khẽ', ai đứng sau những 'cú quay xe'?

Nếu không có nỗ lực ngoại giao thầm lặng của chính phủ Australia, tự do của nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange có lẽ không đến sớm như vậy.
Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Con đường đưa Ukraine và Moldova gia nhập EU: Chông gai nhưng nhiều cơ hội

Ukraine và Moldova đang đàm phán gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Đây là bước đầu tiên trong chặng đường dài để trở thành thành viên của khối này.
Phiên bản di động