IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì?

Diệu Lan
Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ khởi động một khuôn khổ kinh tế mới cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPEF) trong thời gian ở Tokyo vào đầu tuần tới, với hy vọng Washington sẽ tăng cường sự hiện diện kinh tế của mình trong khu vực để chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì?
Với IPEF, Tổng thống Joe Biden muốn tăng cường sự hiện diện kinh tế của Mỹ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. (Nguồn: Reuters)

Từ việc tăng cường chuỗi cung ứng đến thiết lập các quy tắc cho nền kinh tế kỹ thuật số, Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF) được thiết kế như một công cụ để tăng cường hợp tác của Mỹ với các đối tác châu Á.

Tuy nhiên, "khuôn khổ này lại không phải là một hiệp định thương mại tự do (FTA) truyền thống", theo Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai. Giống như chính quyền Trump trước đó, chính quyền Biden cũng cùng chung quan điểm cho rằng tự do hóa thương mại không được kiểm soát có thể gây tổn hại cho người lao động Mỹ.

Tin liên quan
Khởi động chiến lược kinh tế mới đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ tham vọng gì? Khởi động chiến lược kinh tế mới đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Mỹ tham vọng gì?

Một số chính phủ châu Á đã phản ứng tích cực với kế hoạch này và vài nước đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia IPEF.

Dưới đây là 5 điều cần biết về IPEF:

Tại sao Mỹ lại đề xuất IPEF?

Tổng thống Joe Biden đã công bố khuôn khổ kinh tế mới vào tháng 10/2021 tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS) được tổ chức theo hình thức trực tuyến, khẳng định IPEF sẽ tập trung vào các tiêu chuẩn cho nền kinh tế kỹ thuật số, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng, khử cacbon, cơ sở hạ tầng và tiêu chuẩn lao động.

"Thỏa thuận này cũng bao gồm các biện pháp để thiết lập hệ thống lương thực bền vững, các quy định nông nghiệp dựa trên khoa học, các hình mẫu quản lý tốt và tạo thuận lợi thương mại", bà Katherine Tai nói trong một phiên điều trần của Ủy ban Tài chính Thượng viện vào cuối tháng Ba vừa qua.

Theo bà Wendy Cutler, Phó chủ tịch tại Viện Chính sách Xã hội châu Á, nguyên quyền Phó Đại diện Thương mại Mỹ, IPEF sẽ là "phương tiện cho sự quay trở lại về kinh tế của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", đồng thời hy vọng khuôn khổ này sẽ "giúp lấp đầy khoảng trống được tạo ra khi Mỹ rời khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)".

Trước sự "vắng mặt" của Mỹ, Trung Quốc đã nhanh chóng có được vị thế về hội nhập kinh tế khu vực. Năm 2021, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã đệ đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) - phiên bản 11 thành viên hiện tại của TPP.

Trung Quốc cũng là thành viên chủ chốt của khối thương mại lớn nhất thế giới hiện nay - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 15 thành viên, bắt đầu có hiệu lực vào tháng 1/2022. Và Mỹ cũng không là thành viên của RCEP.

Tại sao Mỹ vẫn nói 'không' với CPTPP?

Dù chính quyền của Tổng thống Biden đã loại bỏ một số thuế quan từ thời Tổng thống Trump đối với các đồng minh của Mỹ nhưng cũng khẳng định rõ ràng rằng Mỹ sẽ không xem xét để tham gia CPTPP. Đại diện Thương mại Mỹ gọi các FTA là "công cụ của thế kỷ 20".

Tại phiên điều trần của Quốc hội hồi tháng 3/2022, bà Katherine Tai cho rằng, các FTA có thể dẫn đến "phản ứng dữ dội" từ phía người dân Mỹ do lo ngại việc thuê nhân công từ bên ngoài có thể làm hạn chế cơ hội của lao động nước này.

Cách tiếp cận hiện tại của chính quyền Biden được đánh giá là "chính sách đối ngoại dành cho tầng lớp trung lưu", với mục đích giúp người dân nhận thức rõ về những lợi ích lớn hơn từ thương mại và ngoại giao của Mỹ.

IPEF - 'Vũ khí mới' của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương có gì?
Từ trái qua phải: Đại diện Thương mại Katherine Tai, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo và Ngoại trưởng Antony Blinken tháp tùng Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm Nhật Bản. (Nguồn: Reuters)

IPEF khác với CPTPP và RCEP như thế nào?

Không giống như CPTPP hay RCEP, hai khối thương mại lớn nhất châu Á, khuôn khổ kinh tế mới sẽ không hạ thuế quan. Thay vào đó, Mỹ muốn tìm kiếm sự hợp tác trên các trụ cột chiến lược, đơn cử như khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và nền kinh tế kỹ thuật số.

IPEF là một cơ chế được thiết kế phù hợp hơn nhằm tìm kiếm lợi ích của quan hệ đối tác thương mại, đồng thời tách rời Mỹ khỏi những mặt trái của tự do hóa thương mại.

Việc thiết lập IPEF cũng có thể khác với các FTA truyền thống, vốn thường mất nhiều năm đàm phán và yêu cầu các nước tham gia phải phê chuẩn.

Bà Wendy Cutler nhận định: "IPEF sẽ là 'một cách tiếp cận từng bước'. Tôi hy vọng nó sẽ đi một chặng đường dài trong việc lấp đầy khoảng trống mà Mỹ đã tạo ra khi rời TPP. Có thể, theo thời gian, Mỹ sẽ nhận ra cần phải làm nhiều hơn nữa và tiến gần hơn đến một mô hình tương tự như TPP".

11 quốc gia đang là thành viên của CPTPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Còn RCEP bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Quốc gia châu Á nào có khả năng tham gia?

Nhật Bản đã có động thái hoan nghênh khuôn khổ mới. Thực tế là việc ông Biden khởi động khuôn khổ mới trong chuyến thăm Nhật Bản phản ánh kỳ vọng cao của ông rằng đồng minh châu Á lâu năm của Mỹ sẽ tham gia.

Mặc dù Nhật Bản vẫn cho rằng việc Mỹ tham gia CPTPP là điều tốt nhất, nhưng với IPEF và việc Mỹ quay trở lại đấu trường thương mại khu vực, được xem là một bước tiến đáng hoan nghênh.

Hàn Quốc cũng như một số nước Đông Nam Á như Singapore và Philippines cũng bày tỏ sự quan tâm đến IPEF.

"Các điều khoản trong mục tiêu của IPEF như thúc đẩy khả năng phục hồi, tính toàn diện và khả năng cạnh tranh, công nghệ, đổi mới, nền kinh tế kỹ thuật số, chuyển đổi năng lượng, mục tiêu khí hậu và tăng trưởng công bằng... đều phù hợp với các ưu tiên thương mại của Philippines", Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines cho biết.

Thái Lan cũng ngỏ ý muốn việc tham gia, với việc nội các nước này đã thông qua một tuyên bố hôm 17/5 thông báo cho Mỹ biết về sự tham gia của mình trong các cuộc đàm phán.

Trong khi đó, Đài truyền hình Fuji TV của Nhật Bản hôm 18/5 đưa tin, Ấn Độ và Indonesia cũng đang cân nhắc về việc tham gia. Một số quốc gia khác đang băn khoăn về những lợi ích mà khuôn khổ mới này mang lại.

Ông Jayant Menon, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak nhận định: "IPEF đề xuất rằng các thành viên tuân thủ các quy tắc thương mại ràng buộc và áp dụng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về lao động, môi trường và các tiêu chuẩn khác mà không nhận lại bất cứ điều gì, chẳng hạn như cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Mỹ. Đây có thể là một bất lợi lớn đối với các nước đang phát triển trong ASEAN".

Tác động của IPEF đối với các nền kinh tế châu Á?

Ông Menon cũng chỉ ra những lo ngại cho rằng việc IPEF thúc đẩy tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng thực sự là nhằm "cố gắng đẩy Trung Quốc ra khỏi chuỗi cung ứng và có thể phá vỡ mạng lưới khu vực mà ASEAN là thành viên".

Tác động kinh tế cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng thành viên của khuôn khổ. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo hồi tháng 11/2021 cho biết trong chuyến công du châu Á rằng, khuôn khổ kinh tế mới sẽ "linh hoạt và bao trùm", và do đó sẽ mở cửa cho các thành viên mới.

Trong khi đó, Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích kế hoạch mới của Mỹ. Khi được hỏi về IPEF trong một cuộc họp báo ngày 12/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói rằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương "không phải là bàn cờ cho một cuộc cạnh tranh địa chính trị", và Trung Quốc bác bỏ "các vòng tròn nhỏ mang tâm lý Chiến tranh Lạnh".

'Cảnh giác cao độ' với Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy can dự ngoại giao với các đảo quốc Thái Bình Dương

'Cảnh giác cao độ' với Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy can dự ngoại giao với các đảo quốc Thái Bình Dương

Ngày 2/5, ông Kurt Campbell, Điều phối viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ về khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương thông ...

Cách tiếp cận 'trao quyền' cho đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Cách tiếp cận 'trao quyền' cho đồng minh của Mỹ ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã thực hiện một số bước đi táo bạo để trao quyền cho các đồng minh và đối tác ...

(theo Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng MG mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng MG của các dòng HS 2021, ZS 2021, MG5 2022, RX5 2023 và MG5 2023 sẽ được cập nhật chi tiết nhất trong bài viết bên ...
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Kinh tế thế giới nổi bật (12-18/4): Ngân hàng Trung Quốc lo Mỹ trừng phạt nếu làm điều này với Nga, Ukraine muốn dùng hệ thống phòng không EU

Mỹ kêu gọi tăng 3 lần thuế đối với thép và nhôm Trung Quốc, Nhật muốn giữ cổ phần trong dự án dầu khí ở Nga… là những tin kinh ...
Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Bài tarot hôm nay 19/4/2024: Điều gì người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra?

Hãy thử chọn một lá bài tarot dưới đây để biết điều người khác nghĩ về bạn nhưng ngại không dám nói ra là gì nhé!
Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?

Giá cà phê hôm nay 18/4/2024: Giá cà phê robusta cao không tưởng, arabica còn tăng mạnh hơn, lý do là gì?
Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Bắc Ninh đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và mở rộng các sản phẩm OCOP du lịch

Ngày 17/4, Bắc Ninh tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới & Đề án thí điểm OCOP du lịch.
Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4: Giảm sâu hơn 3%; xăng trong nước tăng hơn 400 đồng/lít

Giá xăng dầu hôm nay 18/4, kết thúc phiên giao dịch ngày 17/4, giá dầu giảm hơn 3%, chịu áp lực bởi tồn kho thương mại của Mỹ tăng, kinh tế Trung Quốc.
Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Giá heo hơi hôm nay 18/4: Giá heo hơi tăng nhanh trên toàn quốc; Cảnh báo đã có ổ dịch ASF tại Quảng Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng nhanh trên toàn quốc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024, nguyên nhân thị trường tăng ‘nóng’, tiêu Việt xuất khẩu chịu sức ép lớn từ nhiều phía

Giá tiêu hôm nay 18/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 92.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép

Giá cà phê hôm nay 17/4/2024: Giá cà phê robusta vượt 4.000 USD, trong nước tăng dữ dội, thị trường tiếp tục chịu sức ép...
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động