Bên trong một cơ sở làm giàu uranium ở Iran. (Nguồn: AFP) |
Theo thỏa thuận năm 2015 giữa Iran với 6 cường quốc, bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Mỹ, còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), Tehran đã chấp nhận hạn chế các hoạt động hạt nhân để được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Tin liên quan |
Tạm gác lại thỏa thuận hạt nhân, Mỹ muốn điều gì nhất từ Iran? |
Tuy nhiên, năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Washington khỏi thỏa thuận trên. Đáp trả động thái này, Iran đã mở rộng công suất và tăng cấp độ làm giàu uranium vượt giới hạn quy định trong thỏa thuận.
Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Kyodo (Nhật Bản), Phó Tổng thống Eslami chia sẻ rằng, Tehran cam kết tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015 với các cường quốc thế giới, tuy nhiên, mong muốn tất cả các bên cùng thực hiện. Theo ông, nếu Mỹ và các bên ký kết khác tuân thủ cam kết, Iran sẽ hạ cấp độ làm giàu hạt nhân.
Phó Tổng thống Iran cũng khẳng định, hiện có nhiều cơ hội hợp tác hạt nhân đang mở ra đối với Tehran và Tokyo; Nhật Bản có thể hưởng lợi từ ngành công nghiệp hạt nhân đáng tin cậy của Iran.
Ngoài ra, ông Eslami cũng tiết lộ, quốc gia Trung Đông này đang lên kế hoạch xây dựng 6 nhà máy điện mới để sản xuất điện hạt nhân. Theo đó, nếu Nhật Bản sẵn sàng, Tehran sẽ tạo cơ hội cho sự hiện diện của Tokyo trong ngành công nghiệp hạt nhân Iran.
Nhật Bản trước đây đã từng đào tạo các nhà khoa học Iran trong một chương trình nhằm phát triển an toàn hạt nhân. Tuy nhiên, chương trình đã được đình chỉ ngay sau khi Washington áp đặt lệnh trừng phạt Tehran vì phát triển chương trình hạt nhân.
Trước đó, hôm 16/7, theo người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby, thỏa thuận hạt nhân mới của các cường quốc với Iran không nằm trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng và Washington hiện chỉ chú trọng vào việc giải cứu các công dân bị Tehran giam giữ.
Ông Kirby nhận định: “Chúng tôi đang trao đổi với các quan chức Iran về việc cố gắng đưa những người Mỹ bị giam giữ về nước, điều đó là đúng đắn... Việc quay trở lại thỏa thuận Iran không phải là trọng tâm chính trong chương trình nghị sự lúc này”.
Cũng trong ngày 16/7, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết, hiện Nhà Trắng “không tiến gần đến bất kỳ hình thức thỏa thuận nào” liên quan chương trình hạt nhân của Iran.
Theo ông Sullivan, trong quan hệ với Tehran, trọng tâm chính của Washington là tìm cách trả tự do cho công dân Mỹ bị giam giữ ở quốc gia Trung Đông này.
| Thỏa thuận hạt nhân Iran: Mỹ bác bỏ thông tin đạt tiến bộ, đặt rõ điều kiện với Tehran Ngày 16/6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bác bỏ thông tin cho rằng, Washington và Tehran đang tiến gần đến các thỏa thuận hạn ... |
| Nga khẳng định chưa bao giờ kiềm chế NATO, nói con đường ngoại giao giữa Moscow và Kiev ‘mong manh’ Ngày 2/7, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, kiềm chế Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ... |
| Khẳng định cáo buộc cung cấp UAV cho Nga là vô căn cứ, Iran chỉ trích các cường quốc châu Âu không làm tròn nghĩa vụ này Bộ Ngoại giao Iran cho rằng, việc các nước châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt dựa trên những cáo buộc vô căn cứ về ... |
| Iran xây dựng quan hệ đối tác chiến lược kiểu mới với Nga, 'phản đối mạnh mẽ' vụ đốt kinh Koran ở Thụy Điển Bộ Ngoại giao Nga đưa ra thông báo về diễn biến tích cực của quan hệ với Iran trong khi Tehran không hài lòng về ... |
| Iran tuyên bố không chấp nhận Đại sứ mới của Thụy Điển Ngày 21/7, Iran tuyên bố sẽ không cho phép đại sứ mới của Thụy Điển vào nước này, trong bối cảnh tranh cãi về việc ... |