Các cuộc đàm phán tới đây giữa Iran với 3 nước Đức, Anh và Pháp (hay còn gọi là nhóm E3) chỉ mang tính chất "tham vấn”, theo Thứ trưởng Ngoại giao Gharibabadi. (Nguồn: AZ News) |
Nếu được tổ chức, sự kiện ngày 13/1 tới đây sẽ diễn ra một tuần trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20/1/2025.
Thứ trưởng Ngoại giao Gharibabadi nói thêm, các cuộc đàm phán tới đây với 3 nước Đức, Anh và Pháp (hay còn gọi là nhóm E3) chỉ mang tính chất "tham vấn”.
Tin liên quan |
WTO - 'Ngọn hải đăng' trong thế giới phân mảnh đang cần được tiếp lửa |
Hôm 29/11, Iran đã tiến hành cuộc họp kín với 3 nước nói trên tại Geneva mà theo ông Gharibabadi cuộc họp này diễn ra với tinh thần "thẳng thắn".
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh Iran và Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang vướng vào bất đồng.
Tehran đã thông báo kế hoạch lắp đặt thêm máy ly tâm làm giàu uranium tại các cơ sở hạt nhân của mình, sau khi IAEA ra nghị quyết cho rằng, Iran thiếu hợp tác với cơ quan này trong việc thanh sát và giám sát hoạt động tại các cơ sở hạt nhân của Iran.
Một báo cáo mật của IAEA về chương trình hạt nhân của Iran đã tiết lộ, nhà máy hạt nhân Fordo với bản thiết kế cập nhật mới nhất cho phép Tehran nâng khả năng làm giàu uranium tinh khiết lên tới 60%, tiến gần hơn đến ngưỡng 90% - mức cần thiết để sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trước thông tin này, các nước Đức, Anh và Pháp đã ra tuyên bố chung bày tỏ "quan ngại sâu sắc" về việc Iran đẩy nhanh tốc độ làm giàu uranium, đồng thời cảnh báo bước điều này làm suy yếu nghiêm trọng thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Thỏa thuận mà Iran và nhóm P5+1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Anh, Pháp, Mỹ, Nga và Trung Quốc cùng Đức) đạt được hồi năm 2015 liên quan đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Tehran để đổi lấy các hạn chế đối với chương trình hạt nhân của nước này.
Về phần mình, Iran khẳng định chương trình hạt nhân của họ chỉ nhằm mục đích hòa bình và phủ nhận cáo buộc theo đuổi vũ khí hạt nhân.
Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA và tái áp đặt nhiều biện pháp trừng phạt Iran.
Tehran sau đó đã thu hẹp việc thực hiện cam kết trong thỏa thuận này làm dấy lên lo ngại về nguy cơ thỏa thuận đổ vỡ.
Từ đó đến nay, các nước còn lại tham gia thỏa thuận đã nỗ lực thúc đẩy nhiều vòng đàm phán để vãn hồi tình thế, nhưng chưa đạt được kết quả. Tuy nhiên, trong chiến dịch tranh cử hồi tháng 9 năm ngoái, ông Trump khẳng định sự cần thiết đạt được thỏa thuận với Iran, nhằm tránh những hậu quả tiềm tàng mà ông cho là không thể chấp nhận được.
| Sự thật về xe ô tô Trung Quốc: 'Chiến thắng' áp đảo trong cuộc đua điện khí hóa, đạt doanh số bất ngờ về xe năng lượng mới Doanh số bán ô tô của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt 32 triệu chiếc vào năm 2025, trong đó doanh số bán xe sử ... |
| Quân đội Philippines 'nhắm' thương vụ hệ thống tên lửa với Mỹ Ngày 23/12, Philippines tuyên bố có kế hoạch mua hệ thống tên lửa Typhon của Mỹ để bảo vệ lợi ích trên biển của nước ... |
| Điểm tin thế giới sáng 24/12: Hàn Quốc sắp luận tội Tổng thống, Pháp tổ chức quốc tang, 'tương lai màu xám' của kinh tế Anh Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/12. |
| Trước lễ nhậm chức của ông Donald Trump, Nga-Iran có chuyển động mới Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian sẽ thăm Moscow vào ngày 17/1, gần thời điểm ông Donald Trump chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ (ngày ... |
| Giá cà phê hôm nay 1/1/2025: Cà phê Việt Nam ghi nhiều kỷ lục trong năm 2024; Dự báo giá cà phê năm 2025? Giá cà phê trong nước năm 2024, có thời điểm đạt mức cao nhất mọi thời đại, vượt 130.000 đồng/kg. Kim ngạch xuất khẩu cà ... |