Tân Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. (Nguồn: IRNA) |
Ngày 28/8, Đại sứ Iran tại Iraq Mohammad Kazem Al Sadegh xác nhận chuyến thăm và cho biết Tổng thống Pezeshkian sẽ dẫn đầu phái đoàn cấp cao và ký kết một số thỏa thuận quan trọng.
Tin liên quan |
Nga và Iran rục rịch cho một thỏa thuận hợp tác quan trọng nhằm hóa giải 'vòng kim cô' |
Theo Shafaq News, chuyến công du này diễn ra theo lời mời của Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani, dự kiến kéo dài từ 11-13/9.
Tổng thống Pezeshkian sẽ thăm Baghdad và có thể đến khu vực Kurdistan và Basra, những nơi mà người tiền nhiệm Ebrahim Raisi đã dự định thăm.
Chuyến thăm diễn ra trước khi ông Pezeshkian tham dự Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York vào cuối tháng 9/2024. Theo giới phân tích, Iran xem Iraq là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại, trong khi Baghdad tìm cách tránh căng thẳng giữa Tehran với các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC).
Quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển trong thời gian qua. Iraq phụ thuộc vào khí đốt Iran để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy điện và coi Iran là đối tác thương mại quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, thực phẩm và đồ uống.
Trong một diễn biến khác, mới đây, Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei, lãnh đạo tối cao Iran, tuyên bố "không có rào cản" trong việc tái khởi động đàm phán hạt nhân với Mỹ, nhưng cũng lưu ý: "Chúng ta không cần đặt hy vọng vào đối phương hay chờ đợi sự chấp thuận của họ".
Phát biểu của người có tiếng nói quyết định trong các vấn đề chiến lược của Iran trên được xem là dấu hiệu cho phép chính phủ của Tổng thống Masoud Pezeshkian xóa bỏ các "lằn ranh đỏ", tiến hành đàm phán với Mỹ về chương trình hạt nhân Iran.
Bình luận về tuyên bố trên, Bộ Ngoại giao Mỹ một lần nữa khẳng định, nước này coi ngoại giao là cách tốt nhất để đạt được giải pháp hiệu quả và bền vững liên quan chương trình hạt nhân của Iran.
Bộ trên nhấn mạnh: “Nếu muốn thể hiện sự nghiêm túc hoặc cách tiếp cận mới, Iran nên ngừng phát triển hạt nhân và bắt đầu tự nguyện hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA)”.
Thỏa thuận hạt nhân hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), được ký năm 2015 giữa Iran và các cường quốc. Năm 2018, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đơn phương rút Washington khỏi thỏa thuận này. Các cuộc đàm phán tái khởi động từ giữa năm 2022 đến nay vẫn bế tắc.
| Tin thế giới 28/8: Ukraine tuyên bố gắt - Nga nói bên thiệt là châu Âu, thỏa thuận Trump-Harris, các quốc đảo Thái Bình Dương quyết tự chủ an ninh Tình hình xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, ông Donald Trump đạt thỏa thuận tranh luận trực tiếp với bà Kamala Harris, Diễn đàn quần ... |
| Chính thức ngồi 'ghế nóng', tân Tổng thống Iran tuyên bố quyền bất khả xâm phạm, sẽ không khuất phục trước các đòn trừng phạt Ngày 30/7, ông Masoud Pezeshkian đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 9 của nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. |
| 'Sếp' Telegram bị bắt giữ: Ứng dụng nhắn tin lần đầu lên tiếng, một mạng xã hội nói Pháp vượt lằn ranh đỏ Ngày 26/8, ba ngày sau khi Giám đốc điều hành (CEO) Pavel Durov của Telegram bị cảnh sát Pháp bắt giữ tại Paris, đội ngũ ... |
| Tỉnh Kursk: Nga vô hiệu hóa vũ khí Mỹ, 'bít cửa' đàm phán với Ukraine, CIA nói về ý định của Kiev Moscow tuyên bố sẽ không tiếp tục đàm phán với chính quyền Ukraine sau cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga. |
| Tổng thống Mỹ tiếp theo không nên tạo cuộc chiến kinh tế đồng thời với cả Trung Quốc và Nga, đây là lý do Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) cho rằng, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một ... |