Ngoại trưởng Israel Eli Cohen (trái) và người đồng cấp Ba Lan Zbigniew Rau ký kết thỏa thuận ngày 22/3. (Nguồn: Poland Mofa) |
Hai quan chức cũng nhất trí để đại sứ Ba Lan trở lại Israel, lần đầu tiên kể từ tháng 7/2021.
Phát biểu sau cuộc gặp tại Warsaw, Ngoại trưởng Cohen khẳng định: "Tôi tới đây để khôi phục quan hệ giữa hai nước. Tôi cho rằng Israel và Ba Lan không chỉ có lịch sử lâu đời mà còn có tương lai chung, chúng tôi có trách nhiệm cùng xây dựng tương lai đó".
Mô tả thỏa thuận này là một "thời khắc lịch sử, ông Cohen nhấn mạnh: “Đây không chỉ là thỏa thuận về chuyến thăm của các phái đoàn thanh niên, mà còn về đối thoại về lịch sử của chúng ta. Những người trẻ tuổi là tương lai của chúng ta và kiến thức về quá khứ là chìa khóa cho tương lai.”
Tờ Times of Israel dẫn thông báo từ Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố "cuộc khủng hoảng đã kết thúc".
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã hoan nghênh tiến triển mới này, cho biết: "Tôi chắc chắn thỏa thuận sẽ dẫn tới hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước".
Vào năm 2018, chính phủ cánh hữu của Ba Lan đã thông qua một đạo luật quy định, việc buộc tội Warsaw liên quan nạn diệt chủng Holocaust là bất hợp pháp.
Vào năm 2021, Ba Lan thông qua một đạo luật khác ngăn chặn các yêu cầu bồi thường của con cháu các gia đình bị mất tài sản trong thời gian diễn ra nạn diệt chủng Do Thái.
Các chính trị gia Israel, bao gồm cả Thủ tướng Benjamin Netanyahu, lên án gay gắt cả hai động thái này và Nhà nước Do Thái đã có thời gian triệu hồi đại sứ tại Warsaw. Năm 2019, Thủ tướng Ba Lan khi đó đã hủy chuyến công du Israel.
Trước khi đại dịch Covid-19 nổ ra, mỗi năm, có hàng chục nghìn thanh niên Israel đến thăm trại tập trung Auschwitz và các địa điểm lịch sử của người Do Thái trên khắp Ba Lan, tại các thành phố như Warsaw và Krakow.
Warsaw từ lâu lập luận rằng, bằng cách chỉ tập trung vào thảm kịch của Thế chiến II, các chuyến đi của thanh niên Israel đã bóp méo lịch sử lâu dài và tốt đẹp của người Do Thái ở Ba Lan.
Mùa Hè năm ngoái, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Paweł Jabłoński nói rằng, với hình thức thăm viếng trước đây, các chuyến đi đã “củng cố những định kiến sai lầm”, dẫn đến việc “thanh niên Israel thường mang về những cảm xúc tiêu cực đối với đất nước và con người Ba Lan”.
Vào tháng 6/2022, Israel tuyên bố hủy bỏ chương trình thăm viếng này, đổ lỗi cho chính phủ Ba Lan đang cố kiểm soát "những gì được phép và không được phép dạy".
Với thỏa thuận mới được ký kết, các chuyến đi của thanh niên Israel sẽ được mở rộng để “không chỉ bao gồm các chuyến thăm đến các địa điểm liên quan đến lịch sử của nạn diệt chủng” mà còn “dạy về lịch sử của Ba Lan, di sản gần một nghìn năm của người Do Thái ở Ba Lan".
Bên cạnh đó, hai bên đồng ý rằng, trách nhiệm đảm bảo an toàn cho các nhóm thanh niên sẽ thuộc về nước chủ nhà.
| Israel đi bước gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng Bờ Tây, Mỹ-EU khó làm ngơ, Tổng thống Biden phải ra mặt Ngày 21/3, Quốc hội Israel đã bãi bỏ đạo luật rút quân năm 2005 nhằm sơ tán người dân khỏi 4 khu định cư của ... |
| Mỹ có hành động 'mang tính lịch sử' ở Ba Lan Ngày 21/3, Mỹ đã khánh thành căn cứ quân sự thường trực đầu tiên ở Ba Lan. |
| Điểm tin thế giới sáng 23/3: Trung Quốc-Campuchia tập trận, quan hệ Jordan-UAE 'trục trặc', tái thiết Ukraine cần hơn 400 tỷ USD Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/3. |
| Quốc gia châu Âu thành viên tuyên bố phản đối triệu tập Ủy ban NATO-Ukraine Mới đây, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, sẽ triệu tập Ủy ban NATO-Ukraine lần đầu tiên ... |
| Lạc quan về cơ hội bước chân vào NATO, Thụy Điển có hành động quan trọng Quốc hội Thụy Điển ngày 22/3 đã chính thức thông qua dự luật cho phép nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại ... |