Theo Thủ tướng Italy, EU nên áp giá trần với khí đốt nhập khẩu từ Nga. (Nguồn: Reuters) |
Theo Thủ tướng Draghi, chính phủ Italy đã gây sức ép mạnh mẽ với EU về việc đưa ra mức trần giá khí đốt nhập khẩu của Nga. Một số quốc gia tiếp tục phản đối đề xuất trên do lo ngại Moscow có thể tạm dừng việc cung ứng.
Ông Draghi cho biết, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận vấn đề này trong cuộc họp tiếp theo.
Italy sẽ không nhập khẩu khí đốt của Nga từ mùa Thu năm 2024, nếu việc tu sửa hai nhà máy khí hóa của Italy diễn ra theo đúng kế hoạch.
Trong những tháng qua, Italy đã giảm 50% sự lệ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga - vốn chiếm 40% lượng khí đốt nhập khẩu của nước này vào năm 2021.
Thông tin từ Ủy ban châu Âu cho hay, Ủy ban đã đánh giá khẩn cấp các khả năng để đưa ra mức giá trần khí đốt trong tháng này. Dự kiến, EU sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh tiếp theo vào tháng 10 tới.
Trong khi đó, giới chức Czech - nước đang giữ chức Chủ tịch EU luân phiên cho rằng, nước này đang cân nhắc tổ chức hội nghị thượng đỉnh năng lượng khẩn cấp để giải quyết tình trạng giá điện leo thang, trong đó có việc đưa ra mức giá trần.
| 'Đại gia' khí đốt Ukraine ủng hộ Đức mua khí đốt từ Canada Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhận được sự ủng hộ cho mối quan tâm đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Canada ... |
| Nhật Bản và Đức vẫn khó ‘dứt tình’ với khí đốt Nga Các doanh nghiệp năng lượng Nhật Bản mong muốn ký hợp đồng mua khí đốt Nga, trong khi Đức kêu gọi sớm nối lại Dự ... |
| Chuyên gia: Sự không chắc chắn về nguồn cung khí đốt là 'liều thuốc độc' với kinh tế Đức Marcel Fratzscher, Chủ tịch Viện Nghiên cứu kinh tế Đức (DIW) nhận định, vấn đề nguồn cung khí đốt tại Berlin có thể tồn tại ... |
| Không chỉ châu Âu, giá khí đốt tự nhiên cũng đang tăng đột biến tại Mỹ Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy. Ngày 17/8, giá khí đốt tự nhiên giao sau tăng ... |
| Xung đột Nga-Ukraine khiến cuộc khủng hoảng năng lượng thêm trầm trọng, lạm phát Mỹ giảm, tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ ... |