ANCI cho biết họ đã có kế hoạch yêu cầu Liên minh châu Âu gia hạn thuế chống bán phá giá mới cho các loại giầy da non - athletic được nhập vào khối thương mại có 27 thành viên này từ Trung Quốc và Việt Nam vốn sẽ hết hạn vào ngày 07/10/2008.
Chủ tịch của ANCI, ông Vito Artioli cho rằng, giày da nhập khẩu của Trung Quốc và Việt Nam đã trở nên rẻ hơn và ngày càng nhiều hơn trong vòng 2 năm qua. Tuy nhiên hiệp hội các nhà sản xuất giày khác lại không chia sẻ quan điểm với ANCI.
Cho đến 07/7/2008, các nhà sản xuất giày phải yêu cầu EU gia hạn thuế này. EU có 12 đến 15 tháng kể từ ngày hết hạn 7/10/2008 để thực hiện một cuộc điều tra chống bán phá giá để xác định xem liệu có xảy ra bán phá giá hay không.
Trước quyết định của EU, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên cũng đã bày tỏ quan điểm của mình trước quyết định của EU, ông hoàn toàn thất vọng trước quyết định của EU về việc không tiếp tục trao quy chế GSP giai đoạn 2009 -2011 cho giày dép Việt Nam xuất khẩu vào EU.
Theo ông Biên, quyết định này của EC lại được đưa ra vào đúng thời điểm Việt Nam phải cố gắng mới vượt qua khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng, giá cả tăng, nhập siêu lớn... Chắc chắn quyết định của EC sẽ có ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến lao động Việt Nam làm việc trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày dép, trong đó chủ yếu là lao động nữ, có thu nhập thấp.Theo VTC