TIN LIÊN QUAN | |
Alibaba thâu tóm thị trường thương mại điện tử thế giới như thế nào? | |
Trung Quốc: Khi thương mại điện tử về làng |
Hôm 18/1, tại Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF (Davos, Thụy Sĩ), khi được hỏi về vấn đề toàn cầu hóa và tác động của nó, tỷ phú 49 tuổi cho rằng, khi Thomas Friedman xuất bản cuốn sách nổi tiếng “Thế giới phẳng” vào năm 2005, toàn cầu hóa dường như trở thành một “chiến lược hoàn hảo” của nước Mỹ.
“Nước Mỹ chỉ cần công nghệ và các thương hiệu nổi tiếng, còn những phần việc khác đã có những nước như Mexico hay Trung Quốc nhận lấy. Và thực tế đã cho thấy, các công ty đa quốc gia của Mỹ đã kiếm được hàng triệu, triệu USD từ quá trình toàn cầu hóa”, Jack Ma nói.
Để so sánh, Jack Ma đã lấy ví dụ từ bản thân mình: “Tôi còn nhớ, khi mới tốt nghiệp đại học, tôi phải rất cố gắng mới có thể mua được một cái máy nhắn tin trị giá 250 USD với mức lương của tôi lúc đó là 10 USD/tháng. Trong khi đó, những đại gia làng công nghệ của Mỹ như IBM, Microsoft thời điểm đó đã có mức lợi nhuận khổng lồ, nhiều hơn cả 4 ngân hàng lớn nhất Trung Quốc gộp lại”.
“Nhưng tiền đã đi về đâu?”, Jack Ma đặt câu hỏi.
Jack Ma trong phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ngày 18/1. (Nguồn: CNBC) |
Theo vị tỷ phú 49 tuổi, 30 năm trước, nói đến các công ty của Mỹ, người Trung Quốc thường nhắc đến Ford và Boeing. Tuy nhiên, ngày nay, các công ty Mỹ được người Trung Quốc nói đến lại nằm ở Thung lũng Silicon và phố Wall.
Không chỉ tập trung vào phố Wall, theo Jack Ma, Mỹ còn tiêu quá nhiều tiền vào các cuộc xung đột tại nước ngoài. “Suốt 30 năm qua, Mỹ đã tham gia vào tất cả 13 cuộc chiến lớn nhỏ, tiêu tốn gần 2.000 tỷ USD… Hãy nhớ rằng dù chiến lược của bạn tốt đến đâu, tiền đó vẫn là của người dân”, ông Ma nhấn mạnh.
Jack Ma cho rằng việc giải cứu phố Wall trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 sẽ tốt hơn nếu được đầu tư đúng nơi đúng chỗ: “Tiền đổ vào phố Wall, rồi sau đó điều gì xảy ra? Năm 2008 đã thổi bay 19.200 tỷ USD thu nhập hộ gia đình Mỹ… Nếu số tiền này được tiêu tại miền Trung Tây nước Mỹ thì sẽ ra sao?”, Jack Ma nói.
Cũng theo ông chủ của Alibaba, các quốc gia khác “đánh cắp” việc làm từ Mỹ xuất phát từ chính chiến lược toàn cầu hóa của Mỹ, và Mỹ đã không biết phân phối tiền một cách thích đáng.
Trong phần nói chuyện của mình, Jack Ma còn tiết lộ bộ phim Mỹ mà ông yêu thích nhất là “Forrest Gump” vì ông nhìn thấy hình ảnh của Alibaba trong con thuyền đánh bắt tôm của Gump. Jack Ma trích dẫn một câu thoại của Gump trong phim để minh họa: “Không ai kiếm tiền bằng cách bắt cá voi, họ kiếm tiền bằng cách bắt tôm. Và đó là cách Alibaba kiếm tiền”.
Jack Ma cho rằng, thay vì chi cả núi tiền để cứu phố Wall vào năm 2008, Mỹ có thể đầu tư vào nhiều nơi khác. (Nguồn: KTĐT) |
Nhận định về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, Jack Ma cho rằng, cuộc chiến này chỉ làm tình hình thế giới tồi tệ hơn và ông sẽ cố gắng hết mình để ngăn không cho điều này xảy ra.
“Tôi cho rằng Mỹ-Trung không nên và không bao giờ có chiến tranh thương mại. Tôi nghĩ chúng ta nên để Tổng thống mới đắc cử Donald Trump có thêm chút thời gian... Ông ấy là một người cởi mở và sẽ sẵn sàng lắng nghe”, tỷ phú Jack Ma kỳ vọng.
Thậm chí, vị tỷ phú này còn tuyên bố sẵn sàng hy sinh cơ nghiệp của mình để ngăn cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trước đó, Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đã tuyên bố sẽ áp thuế nhập khẩu lên các mặt hàng của Trung Quốc và Mexico với lý do hàng hóa của Mỹ đang bị cạnh tranh bất bình đẳng. Ông Trump cũng cảnh báo các tập đoàn quốc tế về việc phải tăng số lượng việc làm trong nước cũng như hạn chế việc thuê ngoài quá nhiều.
Những lo lắng của Jack Ma là dễ hiểu khi Tập đoàn Alibaba của ông có doanh thu khá lớn từ thị trường Mỹ cũng như có nhiều mối liên kết làm ăn với nền kinh tế này. Nếu ông Trump áp hàng rào thuế quan, doanh số của Alibaba có thể sẽ sụt giảm mạnh.
WEF hỗ trợ để nền kinh tế Việt Nam tự cường trước tương lai Là một trong các hoạt động đầu tiên tại WEF lần thứ 47 tại Davos (Thụy Sỹ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Chủ tịch WEF ... |
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi EU "tin tưởng chính mình" tại WEF Theo ông John Kerry, Liên minh châu Âu (EU) cần "tin vào bản thân mình" và ghi nhớ những lí do vì sao hình thành ... |
Khai mạc WEF chủ đề Lãnh đạo chủ động và có trách nhiệm Phiên toàn thể Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) 2017 vừa chính thức khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Trong hơn 300 phiên thảo ... |