TIN LIÊN QUAN | |
WEF về Trung Đông và Bắc Phi nhấn mạnh vai trò doanh nghiệp | |
Diễn đàn Kinh tế quốc tế St Peterburg hướng tới sự cân bằng mới |
Qua lịch sử 20 năm tổ chức, Diễn đàn luôn được xem là sự kiện kinh tế lớn nhất của năm nhằm thảo luận các xu hướng, khó khăn và triển vọng phát triển kinh tế.
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế lần thứ 21 với chủ đề tìm kiếm sự cân bằng mới trong kinh tế toàn cầu. (Nguồn: TASS) |
Diễn đàn 2017 có sự tham gia của 12.000 thành viên, đại diện cho 62 công ty đối tác, 650 lãnh đạo doanh nghiệp Nga và 230 lãnh đạo doanh nghiệp nước ngoài. Gần 2.500 nhà báo đăng ký tham dự, đưa tin về 108 hoạt động sẽ diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đọc lời chào mừng tới tất cả các thành viên Diễn đàn. Ông cũng sẽ tiến hành nhiều cuộc gặp với lãnh đạo các nước, tiếp xúc với đại diện các hãng tin nước ngoài và gặp gỡ các nhà đầu tư.
Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết, tại Diễn đàn, có 7 Phó thủ tướng và Phó tổng thống và 50 Bộ trưởng các nước được mời tham dự, tăng so với con số 34 của năm ngoái. Trong đó, các vị khách cấp cao chính là Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Moldova Igor Dodon, Thủ hiến liên bang Áo Christian Kern, quyền Chủ tịch Chính phủ Serbia Ivica Dačić...
Tham dự từ phía các tổ chức quốc tế có Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Yukiya Amano, Tổng thư ký Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Mohammed Barkindo, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagard, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) Irina Bokova, Chủ tịch Hội đồng Ủy ban kinh tế Á - Âu Tigran Sarkisian, Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) Rasid Alimov. Cũng theo tin từ ông Ushakov, tham dự Diễn đàn năm nay có 40 nhà đầu tư, đại diện cho tổng số vốn khoảng 11,4 nghìn tỷ USD.
Ngày đầu tiên làm việc bắt đầu từ sáng sớm 1/6. Theo chương trình nghị sự, Quỹ Roscongress sẽ tiến hành phiên họp “Made in Russia - Xây dựng thương hiệu quốc gia Nga”. Đây là dự án mới nhằm nâng cao tính nhận diện của các thương hiệu và sản phẩm của Nga tại nước ngoài, trong đó các thị trường ưu tiên là Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Iran, Ấn Độ, các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Nam Mỹ. Trong tương lai, dự án sẽ tiến tới thâm nhập các thị trường châu Âu.
Tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 2016, tổng giá trị các thỏa thuận ký kết có thể đạt tới 1.046 nghìn tỷ Ruble (khoảng 17,5 nghìn tỷ USD).
Việt Nam nhận chuông nước chủ nhà WEF ASEAN 2018 Chiều 12/5, tại Phnom Penh, Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự phiên bế mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN ... |
WEF - ASEAN 2017: Tạo đà phát triển cho 50 năm tiếp theo Nhận lời mời của Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Techo Hun Sen và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab, Thủ ... |
WEF giúp Việt Nam chuẩn bị cho cuộc Cách mạng công nghiệp lần 4 Trong dịp tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WFF) lần thứ 47 tại Davos (Thụy Sỹ) mới đây, Việt Nam đã trở thành ... |