Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD

Anh Sơn
TGVN. Sáng 30/11, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn ‘Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội với Việt Nam’. Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đến dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD
Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn và đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông - châu Phi cho tới châu Âu và châu Mỹ. (Ảnh: Tuấn Anh)

Đây là lần đầu tiên Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức Diễn đàn nhằm nâng cao nhận thức về tiềm năng thị trường thực phẩm Halal, tầm quan trọng của chứng nhận Halal và các biện pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu.

Sự kiện có sự tham gia đông đảo của nhiều tổ chức quốc tế, khu vực, ngoại giao đoàn, đại diện Bộ, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp Việt Nam, quốc tế... thể hiện sự quan tâm và nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp cũng như quyết tâm của các Bộ, ban, ngành và địa phương trong hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận và tham gia sâu vào chuỗi sản xuất và cung ứng thực phẩm nói chung và thực phẩm Halal nói riêng, trên phạm vi toàn cầu.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, thị trường thực phẩm Halal toàn cầu có tiềm năng rất lớn và đang ngày càng phát triển với tốc độ nhanh tại khắp các châu lục từ châu Á, Trung Đông - châu Phi cho tới châu Âu và châu Mỹ.

Thế giới có gần 2 tỷ người Hồi giáo với mức chi tiêu cho thực phẩm Halal dự báo là 1.400 tỷ USD vào năm 2020; dự báo sẽ tăng hơn 10 lần lên tới 15.000 tỷ USD vào năm 2050.

“Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực, thực phẩm và các chế phẩm từ nông nghiệp như Việt Nam” Thứ trưởng Thường trực nhấn mạnh.

Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông, thủy sản lớn trên thế giới với nhiều mặt hàng tiêu biểu như gạo, cao su, chè, điều, cà phê, hồ tiêu, tôm, cá… Hơn nữa, Việt Nam có những lợi thế quan trọng, nếu được tận dụng, phát huy tốt sẽ giúp xuất khẩu của Việt Nam vững vàng tham gia vào thị trường sản phẩm Halal.

Thứ trưởng Thường trực cho rằng, lợi thế thứ nhất, Việt Nam có vị trí địa lý gần những thị trường Halal lớn khi khoảng 62% dân số Hồi giáo tập trung tại châu Á. Ngay tại Đông Nam Á, Indonesia, quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới, là một thị trường tiềm năng, không xa lạ với doanh nghiệp Việt Nam.

Lợi thế thứ hai, đối với khu vực Trung Đông - Châu Phi (tập trung khoảng 30% dân số Hồi giáo), Việt Nam đang tích cực triển khai đề án phát triển quan hệ với các nước trong khu vực giai đoạn 2016-2025, trong đó có việc thực hiện các Tuyên bố cấp cao của Việt Nam với một số đối tác quan trọng về hợp tác, thúc đẩy xuất, nhập khẩu và chứng nhận các sản phẩm Halal.

Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD
Các đại biểu dự phiên Khai mạc Diễn đàn chụp ảnh lưu niệm. (Ảnh: Tuấn Anh)

Thứ ba, sau 35 năm đổi mới, hội nhập quốc tế, Việt Nam hiện là một mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế hàng đầu khu vực, nằm ở giao điểm của 16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có một số FTA thế hệ mới như Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ (CPTPP) và mới đây nhất là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Đây là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận các thị trường, kể cả các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như EU, thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm Halal.

Tuy rất tiềm năng, nhưng Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn cho rằng, sự tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Halal đến nay còn hạn chế.

Theo đánh giá của trung tâm Halal Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam đã bước đầu xuất khẩu một số sản phẩm Halal nhưng mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu từ các quốc gia trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc cấp chứng nhận Halal và thiếu thống tin về thị trường, văn hóa kinh doanh, tiêu dùng để tham gia sâu vào thị trường Halal, nhất là tại các quốc gia hồi giáo.

Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trước làn sóng mới của Covid-19, Việt Nam rất cần sự hợp tác, hỗ trợ chặt chẽ của bạn bè quốc tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện.

Thứ trưởng Thường trực mong muốn các đại biểu đánh giá thực chất tiềm năng của thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, không chỉ của các nước có đa số dân theo đạo Hồi, mà của cả các nước có ít dân số theo đạo Hồi ở châu Âu, châu Mỹ và một số nước châu Á. Qua đó, xác định xu hướng mới và nhu cầu đối với các sản phẩm Halal, không chỉ giới hạn ở thực phẩm mà còn dược phẩm, mỹ phẩm và nhiều dịch vụ Halal khác như du lịch...

Diễn đàn cũng cần xác định rõ các quy định và tiêu chuẩn để có được chứng nhận Halal. Hiện trên thế giới chưa có quy định thống nhất chung về chứng nhận Halal và mỗi thị trường cũng có một số yêu cầu riêng. Theo đó, làm rõ khó khăn, thách thức của doanh nghiệp Việt Nam khi muốn chứng nhận Halal tại các thị trường châu Á như Malaysia, Indonesia, Ấn Độ…, châu Âu, châu Mỹ; đồng thời nêu đề xuất đối với doanh nghiệp để có được chứng nhận Halal từ các tổ chức có uy tín, bảo đảm khả năng tiếp cận thị trường Halal tại các nước.

Thứ trưởng Thường trực Bùi Thanh Sơn đề nghị các đại biểu trao đổi kinh nghiệm, chiến lược trong xây dựng ngành thực phẩm Halal ở các nước để từ đó đề xuất, khuyến nghị các biện pháp nhằm hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất thực phẩm Halal trên phạm vi toàn cầu và kết nối doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sản phẩm Halal trên toàn cầu.

Thứ trưởng Thường trực khẳng định, Bộ Ngoại giao sẽ luôn sát cánh, đồng hành hỗ trợ địa phương và doanh nghiệp trong nắm bắt các xu thế mới, tiếp cận thị trường, để góp phần tạo động lực mới cho sự phát triển bao trùm và bền vững của Việt Nam trong giai đoạn chiến lược mới.

Cũng tại phiên khai mạc, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan cho biết, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp nông lâm và thủy sản Việt Nam cũng nhận thức được nhu cầu nhập khẩu cao của các thị trường Hồi giáo trên thế giới mang lại rất nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa như: lương thực, thực phẩm, nông sản, thủy sản…

Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan phát biểu tại phiên Khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Việc tìm hiểu thị trường, văn hóa tiêu dùng và tập quán kinh doanh là những yêu tố cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xuất khẩu sản phẩm vào thị trường các nước Hồi giáo.

Những kinh nghiệm trong việc áp dụng tiêu chuẩn Halal cho doanh nghiệp Việt Nam và những kinh nghiệm quốc tế trong vấn đề quản lý thẩm định cấp chứng chỉ Halal trong thời gian qua cho thấy rằng cần phải hoàn thiện lĩnh vực này một cách hệ thống và theo chuỗi để nâng cao hình ảnh chất lượng sản phẩm của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệm ngặt mà thị trường Hồi giáo yêu cầu.

Hàng năm mức tiêu dùng thực phẩm lên tới hơn 600 tỷ USD là những con số ấn tượng đối với bất kỳ một ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm trên thế giới.

Trong số các nước Hồi giáo, khu vực Trung Đông với điều kiện tự nhiên, thời tiết, đất đai thổ nhưỡng không thuận lợi và phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, không đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước do vậy hầu hết các nước Trung Đông phải nhập khẩu số lượng rất lớn mặt hàng lương thực, thực phẩm. Nhập khẩu 80% hàng hóa lương thực, thực phẩm, tương đương khoảng 40 tỷ USD mỗi năm và dự báo đến năm 2035 sẽ tăng lên 70 tỷ USD đối với khu vực Trung Đông).

Bên cạnh đó, cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của khu vực khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu cao của Việt Nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp từ 0-5%.

Vì vậy, Thứ trưởng Lê Minh Hoan tin tưởng rằng, thông qua Diễn đàn này, các bên có cơ hội tìm hiểu kỹ hơn về những nhu cầu và điều kiện xuất khẩu hàng nông, lâm và thủy sản Việt Nam vào các thị trường Hồi giáo và hướng tới việc xây dựng chiến lược thâm nhập thị trường tiềm năng này để từ đó các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đề ra những nghiên cứu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu có chất lượng, quy cách, mẫu mã phù hợp với quy định về tiêu chuẩn chất lượng và tập quán tiêu dùng của các nước; Xây dựng mạng lưới phân phối sản phẩm, mở văn phòng đại diện, chi nhánh tại thị trường.

Khai mạc Diễn đàn nhằm khai thông thị trường thực phẩm Halal 1.400 tỷ USD
Toàn cảnh phiên Khai mạc Diễn đàn. (Ảnh: Tuấn Anh)
'Cơ hội vàng' cho Việt Nam chinh phục thị trường thực phẩm Halal

'Cơ hội vàng' cho Việt Nam chinh phục thị trường thực phẩm Halal

TGVN. Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều cơ hội thâm nhập sâu vào thị trường thực phẩm Halal ...

Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam

Tiềm năng thị trường thực phẩm Halal toàn cầu và cơ hội đối với Việt Nam

TGVN. Ngày 30/11 tới, Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đồng tổ chức Diễn đàn ...

Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc tế Halal tại Malaysia

Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc tế Halal tại Malaysia

Triển lãm Quốc tế Halal Malaysia lần thứ 14 (MIHAS 2017) diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia từ ngày 5-8/4 đã nhận ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024: Mitsubishi Xpander tiếp tục lập đỉnh

Bảng xếp hạng top 5 xe MPV bán chạy nhất tháng 10/2024, Mitsubishi Xpander vẫn giữ vững vị thế dẫn đầu với 2.131 chiếc bán ra, xếp thứ 2 là ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/11/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 18/11/2024, Lịch vạn niên ngày 18 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 18/11. Lịch âm 18/11/2024? Âm lịch hôm nay 18/11. Lịch vạn niên 18/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/11/2024: Tuổi Thân cuộc sống thoải mái

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 18/11/2024: Tuổi Thân cuộc sống thoải mái

Xem tử vi 18/11 - tử vi 12 con giáp hôm nay 18/11/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Bắc Ninh và tỉnh Đông Kazakhstan ký Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ kết nghĩa

Bắc Ninh và tỉnh Đông Kazakhstan ký Bản ghi nhớ về thiết lập quan hệ kết nghĩa

Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokaev đến thăm tỉnh Bắc Ninh (tháng 8/2023) và đánh giá cao tiềm năng hợp tác song phương.
FDI - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

FDI - Động lực phát triển trong kỷ nguyên mới

Việt Nam được xem là hình mẫu thành công trong thu hút FDI và nguồn lực này đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Giá heo hơi hôm nay 17/11: Diễn biến trái chiều khó đoán; đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng 10-15% dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 17/11: Diễn biến trái chiều khó đoán; đảm bảo nguồn cung thịt lợn tăng 10-15% dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Thị trường heo hơi tuần qua biến động khó lường. Theo khảo sát, giá heo hơi toàn quốc hiện dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil: Vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế

Nhà báo Brazil Pedro Oliveira đánh giá vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế...
Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển nêu bật kết quả hợp tác phát triển bền vững trong chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Truyền thông Thụy Điển đăng các bài viết đề cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, đặc biệt là thúc đẩy tương lai bền vững
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Nhận định về những 'gạch đầu dòng' việc cần làm của ông Donald Trump trong 24h đầu tiên khi bước vào Nhà Trắng

Trong quá trình tranh cử, ông Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến những kế hoạch hành động trong ngày đầu tiên nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Phiên bản di động