Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 (AMM-50) đã khai mạc sáng ngày 05/08 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Philippines (PICC), Manila, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN, Tổng thư ký ASEAN và các đại biểu đến từ 10 nước thành viên. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Phu nhân dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50 50 năm ASEAN: Kể về một hành trình, hướng về một tương lai
khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50 Chuẩn bị cho các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Trong không khí chào mừng kỷ niệm lần thứ 50 năm thành lập Hiệp hội, các Bộ trưởng đã điểm lại những thành tựu của ASEAN suốt chặng đường nửa thế kỷ qua, thảo luận và đề xuất các định hướng lớn cho sự phát triển của Cộng đồng ASEAN thời gian tới. Trong đó, các Bộ trưởng cho rằng thành tựu và giá trị lớn nhất của ASEAN đến nay là kiến tạo môi trường thuận lợi cho hợp tác vì hoà bình, ổn định từ đó gắn kết các dân tộc, tạo sức mạnh tập thể cho các quốc gia trong khu vực, đồng thời tạo dựng văn hoá đối thoại và hợp tác vì phát triển giữa các nước. Các Bộ trưởng nhất trí, đây chính là mục tiêu, là sứ mệnh lớn lao mà ASEAN có thể tự hào, trân trọng và tiếp tục phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới.

Trên tinh thần đó, các Bộ trưởng đã kiểm điểm tình hình Triển khai Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và các Kế hoạch tổng thể về chính trị - an ninh, kinh tế, và văn hoá - xã hội; thắng thắn nhìn nhận những vấn đề cần được khắc phục để nâng cao hơn nữa chất lượng hợp tác, nhất là về điều phối liên ngành, liên lĩnh vực cũng như hiệu quả hoạt động của các cơ quan, cơ chế của ASEAN. 

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (thứ tư, trái sang) chụp ảnh cùng các Ngoại trưởng tại lễ khai mạc Hội nghị AMM lần thứ 50 ở Manila (Philippines) ngày 5/8.

Các Bộ trưởng nhấn mạnh Cộng đồng ASEAN chỉ thực sự có ý nghĩa khi mang lại được lợi ích thiết thực cho người dân; do đó nhất trí tiếp tục thúc đẩy các chương trình hợp tác phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển, tăng cường kết nối và liên kết, nhất là thông qua triển khai hiệu quả Kế hoạch Công tác Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) giai đoạn III, Kế hoạch Tổng thể về kết nối ASEAN (MPAC) và các biện pháp đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội.

Các Bộ trưởng cũng đánh giá cao sáng kiến gắn kết triển khai Tầm nhìn 2025 với Chương trình nghị sự 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững, coi đây là ưu tiên quan trọng, nhất trí xây dựng lộ trình để thúc đẩy tính tương hỗ của hai văn kiện chiến lược này.

Bàn về quan hệ đối ngoại của ASEAN, các Bộ trưởng hoan nghênh những tiến triển mới trong quan hệ giữa ASEAN với các Đối tác[1], ghi nhận đóng góp tích cực của các đối tác hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng, nhất trí sẽ đưa hợp tác với các đối tác vào chiều sâu, thực chất hơn. Khẳng định đoàn kết và thống nhất là “chất kết dính hiệu quả”, giúp ASEAN vượt qua nhiều khó khăn, thách thức trong lịch sử, các Bộ trưởng nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay ASEAN càng cần phải gìn giữ và phát huy các giá trị này để tiếp tục thành công và phát triển vững mạnh.

Đối với các vấn đề của khu vực, ASEAN cần thể hiện được lập trường và tiếng nói chung, qua đó đóng góp tích cực vào các nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định và phát triển. Đồng thời, các nước nhất trí tiếp tục thúc đẩy hình thành cấu trúc khu vực dựa trên luật lệ, trên cơ sở các diễn đàn và cơ chế hiện có do ASEAN dẫn dắt.

Nhân dịp này, Hội nghị cũng vinh danh các Nhà sáng lập ASEAN và hoan nghênh Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết về Kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN, thể hiện sự ghi nhận vai trò và đóng góp quan trọng của ASEAN đối với các mục tiêu chung về hoà bình, an ninh và phát triển.

Trong thảo luận về các vấn đề khu vực và quốc tế, các Bộ trưởng chia sẻ quan ngại về các các thách thức an ninh chung ở khu vực, cả truyền thống và phi truyền thống, trong đó có sự gia tăng của nạn khủng bố và cướp biển, tình hình trên bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Trước những biến động của tình hình thế giới và khu vực, các nước cam kết gia tăng nỗ lực đối thoại và hợp tác, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực trong quan hệ giữa các quốc gia trong khu vực, đồng thời nâng cao tính “tự cường” của ASEAN trong xử lý các thách thức này.

Về tình hình Biển Đông, các nước chia sẻ nhận thức chung về duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong bối cảnh hiện nay, nhất là đề cao các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS. Các nước cần đóng góp hiệu quả và thiết thực duy trì hòa bình, ổn định, thông qua kiềm chế, xây dựng lòng tin và nhất là cần tránh các hành động có thể gây phương hại tới hoà bình, ổn định trong khu vực này, trong đó có bồi đắp, tôn tạo và quân sự hoá các thực thể trên biển.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định ý nghĩa quan trọng của mốc kỷ niệm 50 năm chặng đường các thành viên ASEAN đã đồng hành, “gắn bó với nhau bằng tình hữu nghị và hợp tác, và thông qua những nỗ lực chung bảo đảm cho nhân dân mình và cho các thế hệ mai sau được hưởng hòa bình, tự do và phồn vinh”.

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dự Hội nghị.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những thách thức hiện nay đối với khu vực, trong đó có thương mại nội khối chưa cao, tác động không thuận của trào lưu chống toàn cầu hoá, việc tận dụng các thành quả của Cách mạng khoa học kỹ thuật 4.0 còn chậm. Từ đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng đề xuất một số biện pháp như: (i) phát huy hiệu quả Cộng đồng Kinh tế ASEAN thông qua thực thi các biện pháp, chính sách tạo thuận lợi cho phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, gắn sáng kiến hợp tác ASEAN với các sáng kiến của các đối tác đang thúc đẩy ở khu vực; (ii) tăng cường công tác giáo dục đào tạo, thiết lập mạng lưới các cơ quan và viện nghiên cứu về khoa học công nghệ, thúc đẩy thực hiện hiệu quả Kế hoạch công tác IAI nhất là trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; (iii) đẩy nhanh tiến độ cải cách thể chế và hoạt động bộ máy của ASEAN, xây dựng tiêu chuẩn chung cho các cuộc họp ASEAN, tăng cường vai trò của cơ chế điều phối chung trong chỉ đạo định hướng cho các vấn đề liên ngành để đảm bảo triển khai các chương trình, kế hoạch trong tất cả các trụ cột một cách đồng bộ, hiệu quả và toàn diện.

Đề cập tới Biển Đông, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với hòa bình, ổn định của khu vực; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng nhấn mạnh cần giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao; các nước cần tiếp tục ủng hộ các nỗ lực xây dựng lòng tin, ngăn ngừa xung đột. Đồng thời, Trưởng đoàn Việt Nam cũng khẳng định xây dựng cách tiếp cận phù hợp, thoả đáng về Biển Đông, một mặt là đóng góp thiết thực của ASEAN đối với hòa bình, ổn định lâu dài cho khu vực; mặt khác chính là thước đo năng lực, hiệu quả của ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng hoan nghênh ASEAN và Trung Quốc tiếp tục thực hiện đầy đủ DOC, đồng thời đề nghị ASEAN đẩy mạnh trao đổi với Trung Quốc, sớm khởi động đàm phán thực chất Bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực và ràng buộc về pháp lý.

Về các vấn đề an ninh phi truyền thống, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng ghi nhận những ảnh hưởng tiêu cực của khủng bố và cướp biển đối với an ninh, ổn định xã hội ở khu vực, khẳng định cam kết sẽ cùng ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện trong các cơ chế và khuôn khổ khu vực để ứng phó với các vấn đề này.

Ngày mai, 06/8 sẽ diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 với 10 nước đối thoại (Canada, Hàn Quốc, Australia, Nga, Trung Quốc, New Zealand, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu - EU).


[1] ASEAN hiện có 11 bên Đối thoại là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nga, EU,  Canada và Liên hợp quốc, các Đối tác đối thoại theo lĩnh vực là Pakistan, Na Uy, Thụy Sỹ, 01 Đối tác phát triển là Đức, tiếp nhận 88 Đại sứ của các Đối tác tại ASEAN và lập 52 Ủy ban ASEAN tại nước thứ ba. 

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50

Philippines tăng cường an ninh cho các hội nghị

Các bộ trưởng ngoại giao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các đối tác từ châu Á - Thái Bình Dương ...

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ...

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asean lan thu 50

Hội thảo kỷ niệm 50 năm ASEAN tại Manila

Sáng 3/8, tại Manila (Philippines) đã diễn ra Hội thảo kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN -  “ASEAN at 50: The Way Forward”. ...

BC

Bài viết cùng chủ đề

50 năm thành lập ASEAN

Đọc thêm

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Hợp tác tài nguyên nước trong khuôn khổ Lan Thương - Mekong thể hiện sự đoàn kết khu vực

Sáu nước dọc sông Lan Thương - Mekong cùng giải quyết thách thức tài nguyên nước, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và phúc lợi người dân.
Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Tin thế giới 28/3: Mỹ rút quân khỏi Niger, Nga gia tăng tấn công Ukraine, Australia hủy vụ kiện Trung Quốc

Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn cảnh báo lực lượng Ukraine bị 'đình trệ', Trung Quốc-Nga-Iran tập trận
Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ đội biên phòng Việt Nam-Lào tuần tra song phương biên giới

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Trị và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Savanakhet (Lào) tổ chức tuần tra song phương đoạn biên giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Ngân hàng thế giới tăng tài trợ vốn cho Việt Nam, tập trung vào những dự án trọng điểm quốc gia, quy mô ...
'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

'Suối ngọt' xuất hiện ở khu vực Lan Thương - Mekong

Trung Quốc khởi xướng dự án thí điểm nguồn nước tại Lào, cho phép khoảng 2.000 cư dân địa phương có thể tiếp cận với nước uống an toàn.
Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Những tấm gương truyền cảm hứng cho giới trẻ thế giới

Các nhà hoạt động trên khắp thế giới đang thúc đẩy các phong trào tích cực, truyền cảm hứng cho giới trẻ khắp thế giới.
Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng với nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc liệu có thể làm chuyển hướng quan hệ với Israel?
Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu tối tân: 3 điều cần biết

Kế hoạch theo Chương trình Không quân Chiến đấu Toàn cầu (GCAP) của Nhật Bản, Anh và Italy báo hiệu sự thay đổi then chốt trong chiến lược an ninh khu vực.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Dấu ấn Hành động hướng Đông, khẳng định giá trị chung với ASEAN

Ngoại trưởng Ấn Độ tìm cách tối đa hóa hoạt động ngoại giao để đưa mối quan hệ của Ấn Độ với các đối tác Đông Nam Á lên một tầm cao mới.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow: 'Điểm mù' của Cơ quan an ninh Nga hay thuyết âm mưu đánh lạc hướng?

Khi chính lực lượng IS đã nhận là chủ mưu cuộc khủng bố, Nga vẫn chưa thể vội vàng tin bởi nếu vội tin rất có thể Moscow đã dính bẫy.
Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

Chuyên gia EU: Châu Âu thức tỉnh sau 'giấc ngủ Đông', cục diện xung đột Nga-Ukraine sắp có bước chuyển?

EU đồng lòng hỗ trợ Ukraine 'bằng mọi giá' vì hòa bình trong bối cảnh Nga đang dành nhiều lợi thế trong cuộc xung đột.
Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Mỹ sắp tổ chức thượng đỉnh ba bên, sẽ có thêm một thế 'kiềng ba chân' trong quan hệ quốc tế?

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Nhật Bản, Mỹ và Philippines sẽ lần đầu tiên được tổ chức tại Mỹ vào giữa tháng 4 này.
Phiên bản di động